Sống trong khu phong tỏa
Người dân sống trong khu vực phong tỏa, đang thực hiện giãn cách xã hội như thế nào? PV Báo SK&ĐS đang có mặt tại TP Biên Hòa, đã đến khu phong tỏa Hương Phước, phường Phước Tân, ghi lại nhịp sống của người dân nơi đây.
Không để ai thiếu đói
Ông Vương Huy Đào, Bí thư Đảng ủy phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai, nói: Phường chúng tôi là phường rộng nhất của thành phố. Đi từ đầu phường đến cuối phường dài 23 km.
Người ở bên ngoài chỉ được phép mang hàng hóa đến điểm tập kết ngoài khu vực phong tỏa
Trên địa bàn phường có nhiều khu vực phong tỏa. Lực lượng của toàn phường phải căng sức trên nhiều “mặt trận”, hỗ trợ ngành y tế lấy mẫu, cử người trực các điểm chốt, đem nhu yếu phẩm đưa vào các khu dân cư, hỗ trợ cho người nghèo, người có khó khăn, với phương châm không để người dân thiếu đói.
Người trong khu vực phong tỏa đến lấy đem về và trả tiền
Các hàng quán kinh doanh ăn uống, giải trí, mua sắm tại phường Phước Tân không chỉ đông đúc ban ngày mà về đêm cũng ồn ào, náo nhiệt không kém.
Thế nhưng, kể từ khi thực hiện lệnh phong tỏa, nhịp sống tại đây thay đổi hoàn toàn. Hàng quán, cửa hàng đóng cửa im lìm, đường phố, ngõ hẻm vắng lặng. Đi sâu vào các khu dân cư, mọi hoạt động thường ngày gần như dừng hẳn, người dân không còn tụ tập đông người như trước.
Một cửa hàng tạp hóa nhỏ cung cấp các mặt hàng thiết yếu. Mỗi lần bán hàng không quá 3 người
Tại các chốt kiểm soát ra, vào khu vực phong tỏa luôn có mặt của các lực lượng công an, dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, y tế làm nhiệm vụ.
Hàng ngày, họ thay phiên gác 24/24 giờ, đảm bảo không để người từ vùng phong tỏa ra ngoài cũng như người từ bên ngoài vào vùng phong tỏa nếu không thực sự cần thiết, cấp bách.
Dịch bệnh trẻ em không được vui đùa ngoài sân chơi
Ông Thân Đức Bách, Bí thư khu phố kể với phóng viên: Trên địa bàn, có đông công nhân, người lao động sinh sống nên địa phương chú trọng công tác tuyên truyền để người dân chủ động, phối hợp thực hiện các biện pháp phòng dịch, tránh hoang mang, lo lắng.
Video đang HOT
Không được chạy xe ra phố người đàn ông rửa chiếc xế yêu của mình
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tất cả bà con đều tuân thủ nghiêm các quy định phòng dịch.
“Trong quá trình thực hiện quy định phong tỏa, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân đảm bảo an sinh xã hội, giúp người dân trong việc tiếp tế, cung cấp nhu yếu phẩm, mua đồ thiết yếu, thức ăn. Chúng tôi luôn quan tâm đến những gia đình, cá nhân có hoàn cảnh khó khăn để có biện pháp hỗ trợ kịp thời khi cần thiết” – ông Bách nói.
Chúng ta sẽ thắng dịch
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, tổ 9, phường Phước Tân, ngày chưa có dịch COVID-19, có một cửa hàng nhỏ bán đồ lặt vặt cho dân quanh khu, nay vì chống dịch, cửa hàng tạm đóng cửa, kể: Thu nhập giảm hẳn, giờ chỉ ở trong nhà. Hôm nay được chính quyền kêu ra lấy mẫu để làm xét nghiệm. “Cố thêm vài ngày nữa để hết dịch, mong cuộc sống sớm trở lại như ngày trước, chúng tôi hy vọng dịch sớm được đẩy lùi”, bà Liên nói.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên, có một cửa hàng nhỏ những cũng đã phải đóng cửa để chống dịch. “Cố thêm vài ngày nữa để hết dịch, mong cuộc sống sớm trở lại như ngày trước” – bà Liên nói
Sống trong vùng cách ly y tế phòng dịch, mọi người đều cố gắng giúp đỡ, san sẻ những gì mình có với những ai thiếu thốn hơn.
Khu phố Hương Phước, Phường Phước Tân, TP Biên Hòa nơi đang thực hiện phong tỏa có hơn 2.000 công nhân sống trong khu nhà trọ. Những ngày này họ được yêu cầu ở nguyên trong nhà. Thành viên tổ COVID cộng đồng mua giúp đồ thiết yếu
Gia đình nào cần hỗ trợ mua đồ thiết yếu, chỉ việc gửi yêu cầu đến thành viên Tổ covid cộng đồng các thành viện đảm nhận mua giúp.
Sau đó, mọi người lên danh sách những nhu yếu phẩm còn thiếu để nhờ người thân bên ngoài mua hỗ trợ.
Sinh hoạt thời giãn cách thật đặc biệt. Chợ đóng cửa, người dân ở đây mua sắm thực phẩm phụ thuộc vào một số tiệm tạp hóa và các cửa hàng và dựa hẳn vào sự hỗ trọ của các tổ chức, đoàn thể.
“Mỗi người cố gắng một chút, ở yên trong nhà, chúng ta sẽ thắng dịch bệnh”, chị Ngân, thành viên tổ COVID cộng đồng, TP Biên Hòa, Đồng Nai nhắn nhủ.
Đồng Nai trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16
Đường thưa vắng, nhiều cửa hàng đóng cửa, người dân xếp hàng mua sắm ở siêu thị... trong những ngày TP Biên Hòa giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16
Đường Nguyễn Ái Quốc nối quốc lộ 1K và 1A với 8 làn xe thông thoáng, sáng 14/7. Đây là một trong những trục đường có lưu lượng xe lớn nhất TP Biên Hòa mỗi ngày. 5 ngày trước, toàn tỉnh Đồng Nai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 với tinh thần "người dân hạn chế ra đường".
Hiện tỉnh ghi nhận 520 ca nhiễm Covid-19, trong đó Biên Hòa 215 ca, tập trung ở các phường Tân Biên, Hóa An, Phước Tân, Long Bình Tân, Hố Nai, Tân Hòa, Hòa Bình.
Xe cấp cứu hú còi trên đường Nguyễn Ái Quốc, đưa các ca bệnh F0 về Bệnh viện dã chiến số 2 tại Ký túc xá Đại học Lạc Hồng.
Xe lác đác tại ngã tư Tân Phong, đối lập với cảnh tấp nập phương tiện hồi tháng 2. Đây được xem là cửa ngõ tới các khu công nghiệp của TP Biên Hòa. Bốn năm trước, để giảm tình trạng kẹt xe tại đây, tỉnh đã xây hầm chui để giảm tải.
Biên Hoà rộng hơn 264 km2, gồm 29 phường và một xã, dân số hơn 1,2 triệu người. Đây là một trong 19 thành phố đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh trong cả nước.
Cầu Hóa An nối nội ô TP Biên Hòa đi hướng Bình Dương, TP HCM vắng vẻ trưa 14/7, trái với cảnh nhộn nhịp trước khi giãn cách xã hội.
Theo Sở Y tế Đồng Nai, các ca dương tính TP Biên Hòa phần lớn liên quan đến các ổ dịch ở TP HCM và Bình Dương.
Quốc lộ 1K đoạn qua xã Hoá An, cũng là trục đường chính vào cửa ngõ TP HCM và Bình Dương vắng xe.
Cơ quan chức năng tuần tra lưu động, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 16 trên đường 30 Tháng 4.
Sáu ngày qua, Công an TP Biên Hòa đã xử lý hơn 200 trường hợp vi phạm phòng dịch như: không đeo khẩu trang, ra đường trong không cần thiết, không chấp hành ngừng kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu... với số tiền gần 300 triệu đồng.
Bến xe Biên Hòa ngừng hoạt động, các xe liên tỉnh, xe buýt công cộng đều tập trung tại bến bãi. Đây là một trong hai bến xe lớn nhất tỉnh Đồng Nai, chuyên các tuyến cố định đi miền Tây, miền Đông và Tây Nguyên như: Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre, Đắk Lắk; Bà Rịa - Vũng Tàu... và các tuyến xe buýt nội tỉnh. Mỗi ngày, có gần chục lượt xe xuất bến.
Người dân xếp hàng để vào mua nhu yếu phẩm tại cửa hàng Bách hoá Xanh trên đường Phạm Văn Thuận, chiều 13/7. Chị Oanh, nhân viên văn phòng cho biết do các chợ tại thành phố ngưng hoạt động nên chỉ có các cửa hàng tiện ích và siêu thị mới mua được thực phẩm tươi sống. "Đứng chờ một chút cũng không sao, cũng vì an toàn giãn cách nhằm chống dịch", chị Oanh nói.
Cửa hàng thông báo người dân nên mua số lượng ít, không tích hàng như rau, trứng. Sở Công thương Đồng Nai cho biết hàng hóa trong những ngày giãn cách luôn dồi dào, không thiếu.
Một cửa hàng chè trên đường 30 Tháng 4 dán thông báo chỉ bán mang về, khách phải đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 2 m khi mua hàng.
Nhu yếu phẩm được cung ứng cho các khu vực bị phong tỏa tại phường Hoá An, hôm 13/7.
TP Biên Hòa đã phong tỏa 6 phường: Tân Hạnh, Hóa An, Tân Biên, Tân Hòa, Hố Nai, Hòa Bình và một phần phường Phước Tân với hơn 320.000 dân. Ngành y tế đã cách ly và lấy mẫu xét nghiệm các F1 tại các ổ dịch lớn này.
Ngành công thương và nông nghiệp chịu trách nhiệm trước nhân dân không để đứt gãy chuỗi cung ứng Sáng 18/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã họp trực tuyến với các Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường phía Nam nhằm tìm giải pháp đảm bảo hàng hóa thiết yếu chuẩn bị cho việc áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg...