“Sống thử” và hạnh phúc bất ngờ
“Sống thử” không hẳn là tốt đẹp và đó cũng không phải là hành động được tất cả mọi người ủng hộ nhưng đôi khi, “sống thử” đưa về cho chúng tôi một đáp án đẹp đẽ. Đó là những cuộc hôn nhân hạnh phúc xuất hiện sau những đám cưới rạng rỡ và đầy bất ngờ…
Nói đến “sống thử”, người đời thường nghĩ đến điều xấu. Những cặp đôi non nớt ngỡ yêu nhau đến chết, “hồ hởi” dọn về ở cùng với nhau khi chưa nên nghĩa vợ chồng rồi khi chung bát, chung đũa mới biết cuộc đời không là mơ. Cơm, áo, gạo, tiền giết chết tình yêu chưa kịp chín. Thế nhưng cũng có những cặp đôi sống với nhau như vợ chồng, được hai gia đình đón nhận, họ “sống thử” với nhau nhiều năm trời, họ yêu để rồi khi đám cưới diễn ra, không chỉ bản thân hai người trong cuộc mà những người thân của họ vỡ òa trong hạnh phúc…
Khai sinh cho con
Quyên và Dũng dọn về ở với nhau khi cả hai đã ngoài 30 tuổi. Quyên làm việc cho một công ty truyền thông. Xinh đẹp và thành đạt. Dũng là kiến trúc sư, có một công ty riêng. Hai con người dường như đã thừa những điều kiện cần thiết để có thể làm một đám cưới và trở thành vợ chồng một cách hợp pháp nhưng họ nhất quyết không đi đến đám cưới. Quyên tếu táo với bạn bè rằng muốn sống thử trước đã rồi mới quyết có lấy Dũng hay không. Dũng vờ làm bộ đau khổ: “Cô ấy muốn sống thử thì tôi đành chịu chứ thật tình, tôi muốn sống thật hơn”. Không ai hiểu hai con người này và quyết định của họ.
Ảnh minh hoạ
Quyên và Dũng quen nhau trong một buổi tiệc chiêu đãi của công ty Dũng. Quyên đến với vai trò là khách mời. Một khách mời bình thường thì tất nhiên sẽ khó để gặp được giám đốc công ty trong buổi tiệc có quá nhiều người quan trọng. Quyên là một khách mời bình thường nhưng lại khiến Dũng chú ý vì phút ngẫu hứng, cô ôm đàn ca hát cùng dàn nhạc và rất “phiêu” theo cảm xúc của mình. Bình thường, Dũng cực ghét con gái nghệ sĩ dù bản thân anh cũng là một người thiên về nghệ thuật. Dũng nói: “Mình đã nghệ thuật rồi, yêu một cô nghệ thuật nữa thì làm sao mà thành vợ thành chồng được. Có thành thì gia đình cũng khó mà yên ổn”.
Ấy thế mà hình ảnh Quyên ôm đàn ghi ta ca hát tối hôm ấy lại gây ấn tượng mạnh trong lòng Dũng. Chuyện của hai người bắt đầu cũng không mấy suôn sẻ vì trùng hợp là, giống như Dũng, Quyên không thích người có thiên hướng nghệ thuật, nghệ sĩ. Cô không tự nhận mình là nghệ sĩ: “Trong đầu tôi lúc nào cũng chỉ nghĩ đến tiền thôi. Nghệ sĩ làm sao được. Yêu mấy anh nghệ sĩ mệt lắm. Cả ngày đầu óc trên mây”. Cô cũng không có nhiều ấn tượng về Dũng. Khi nghe cuộc điện thoại đầu tiên của anh, cô thậm chí còn không nhớ nổi anh là ai. Dũng nói cả chức danh và cả tên công ty của mình, Quyên vẫn chưa hình dung ra anh là ai. Đến khi anh bày tỏ rằng rất thích màn biểu diễn của cô trong buổi tiệc của công ty thì cô mới “à” lên đầy ngại ngùng.
Hơn hai tháng nói chuyện qua điện thoại và tin nhắn cùng yahoo, Dũng mới có được cái hẹn đầu tiên với Quyên. Cô luôn bận rộn. Anh hiểu đó là đặc điểm của nghề nên cố hết sức để thông cảm. Cái hẹn đầu tiên kết thúc, họ nhanh chóng có cái hẹn thứ hai và rất nhiều buổi hẹn sau đó nữa. Sau 6 tháng hẹn hò, họ quyết định dọn về ở với nhau. Mặc cho bố mẹ hai bên phản đối, nhất là phía gia đình Quyên, hai người vẫn làm theo quyết định của mình vì họ tin, mình đã đủ chín chắn và thừa tuổi để chịu trách nhiệm cho những việc mình làm.
Việc sống chung của hai người tất nhiên có những thuận lợi kèm theo cả những bất lợi. Cả hai đều đã quen sống một mình nên việc ở chung khiến họ không được thoải mái nhiều về mặt thời gian như trước nữa và họ cũng buộc phải có một thời gian biểu chính xác để không ai làm ảnh hưởng tới ai. Quyên và Dũng thống nhất, để có thể hiểu nhau hơn và có cảm giác như một gia đình, họ sẽ luôn ăn tối cùng nhau vào thứ bảy và chủ nhật. Những ngày khác có thể có hoặc có thể không. Họ cũng thống nhất rằng không ai trong số hai người được phép xâm phạm vào đời tư của đối phương và họ sẵn sàng để đối phương dọn đi khi cảm thấy không tiếp tục sống chung được nữa. Ngoài những nguyên tắc đó, mọi thứ còn lại hoàn toàn thoải mái với hai người.
Có lẽ vì không chịu những ràng buộc về hôn nhân như những cặp vợ chồng thực sự nên Quyên và Dũng đều cảm thấy quyết định sống chung của hai người là đúng đắn. Sống chung mang lại cho họ những cảm xúc và trải nghiệm mà trước đó họ chưa từng trải qua. Tất nhiên những tức giận và khó chịu cũng xuất hiện nhưng nó chỉ là một phần nhỏ trong tổng thể. Sau 5 năm sống chung, cả hai người vẫn cảm thấy vô cùng hài lòng với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, họ vẫn không hề tính đến chuyện làm đám cưới. “Yêu nhau là đủ. Cưới chỉ là thủ tục. Có cũng được và không có thì mọi thứ vẫn rất thật tuyêt” – Đó là câu giải thích của cặp đôi “sống thử” này cho tất cả mọi người khi họ thắc mắc về chuyện vì sao hai người yêu nhau nhưng vẫn không chịu làm đám cưới.
Video đang HOT
Mọi chuyện chỉ thay đổi khi Quyên có em bé. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Quyên và Dũng khi sống chung là không có con. Họ luôn dùng các biện pháp tránh thai trong khi quan hệ. Việc Quyên có bầu là việc ngoài ý muốn. Nhưng hai người đón nhận chuyện này rất vui vẻ. Dũng không từ chối quyền làm cha của mình. Sự hạnh phúc của anh giúp Quyên bước ra khỏi mọi lo lắng trước đó. Hai gia đình và tất cả người thân của họ cũng vui mừng đón nhận tin này. Ba tháng sau khi con gái của Quyên và Dũng ra đời, đám cưới của hai người được tổ chức vì công chúa nhỏ của họ cần làm khai sinh. Và tất nhiên, tờ khai sinh cho công chúa nhỏ phải có đầy đủ tên của cả bố và mẹ. “Con gái không phải là nguyên nhân mà là động lực chính để thúc đẩy đám cưới của chúng tôi diễn ra. Và tất nhiên chúng tôi hạnh phúc vì điều đó” – Quyên chia sẻ.
Vợ xấu… không cưới
Tuấn và Nga bắt đầu cuộc sống chung của mình sớm hơn Quyên và Dũng. Ngay khi vừa tốt nghiệp đại học, Tuấn và Nga đã dọn về ở với nhau bất chấp sự phản đối của gia đình. Tuy nhiên, lí do để hai người không làm đám cưới là do không được sự đồng ý của gia đình nhà Tuấn. Lí do mẹ Tuấn đưa ra cũng thật nực cười: “Con Nga xấu quá. Nó làm dâu tôi không được”.
Tuấn là công tử nhà giàu. Anh còn là một người tài giỏi nên việc các cô gái theo anh rất nhiều không phải là chuyện lạ. Nga cũng là con gái nhà giàu, cô cũng là người giỏi giang nhưng mẹ Tuấn không ưng cô một chút nào vì Nga không phải là một người xinh đẹp. Bà nói, bà không cần một cô con dâu giỏi giang, cũng không cần một cô con dâu xuất thân giàu có. Nhà bà đã có đủ những thứ ấy nên bà muốn có một cô con dâu xinh đẹp để những đứa cháu của bà sau này sẽ có vẻ xinh xắn từ cả mẹ và bố.
Tất nhiên, Tuấn không chấp nhận lí do đó. Bố mẹ Nga không ngăn cản con gái khi thấy con dọn về ở chung với Tuấn. Nga đã đủ lớn để suy nghĩ về việc mình làm và hai người biết, nếu có ngăn cản thì họ cũng khó lòng mà khiến con gái mình thay đổi ý kiến được. Tuấn và Nga sống trong một chung cư cao cấp tại phố trung tâm. Chung cư rộng, có phòng riêng cho cả hai để họ vẫn có không gian riêng cho cuộc sống riêng tư của mình. “Mới đầu khi dọn về, thấy người yêu sắp xếp đồ đạc của hai người sang hai phòng khác nhau thì tôi ngạc nhiên lắm. Bởi như thế thì có khác gì đâu lúc chúng tôi chưa dọn về một nhà? Nhưng sau tôi mới thấy điều đó thật có ích bởi nhờ vậy, chúng tôi giữ được sự tươi mới cho tình yêu của mình” – Tuấn chia sẻ.
Ra trường, hai người đều đứng ra điều hành công ty của gia đình nên cả hai đều bận rộn nhưng việc nhà vẫn được chia đều và chuyện thuê người giúp việc không được Nga chấp nhận. Nga nói, thực ra việc nhà rất ít, chỉ đơn giản là nấu nướng và lau dọn. Những việc ấy hoàn toàn có thể làm trong thời gian rảnh rỗi. Nếu người này rảnh thì có thể làm giúp người kia và ngược lại. Còn nếu cả hai cùng rảnh thì có thể làm cùng nhau. Chuyện này thậm chí rất có ích bởi trong quá trình cùng nhau làm việc nhà, hai người sẽ được trò chuyện, được ở cạnh nhau, được thư giãn và hiểu thêm về nhau hơn. Mẹ Tuấn không chấp nhận Nga nên vẫn tích cực tìm các đám “được được” để mai mối cho cậu con trai. Tuần vẫn chiều lòng mẹ đi xem mặt nhưng tất cả đám gặp mặt đều không đi đến đâu ngay sau thông tin Tuấn tiết lộ: “Tôi đang sống chung với bạn gái. Như vợ chồng”.
Bước sang năm thứ 5 của cuộc “sống thử”, Nga đã gần tuổi 30. Con gái có thì. Khi ấy, bố mẹ cô mới lên tiếng yêu cầu một đám cưới. Nga thường nói: “Sắp rồi, sắp rồi” để trấn an bố mẹ chứ kì thực, cô không hề nghĩ đến chuyện tổ chức đám cưới vì cô hài lòng với cuộc sống hiện tại. Mọi người nghĩ cô và Tuấn đã như một đôi vợ chồng thực sự nhưng đó mới chỉ là một phần. Thực tế, việc không bị ràng buộc bởi một tờ hôn thú khiến cuộc sống vợ chồng của họ dễ chịu và thú vị hơn nhiều. Năm nào Nga cũng được ăn tết cùng bố mẹ, không phải thực hiện các nghĩa vụ của một người con dâu và không bị nhà chồng soi mói, bới móc.
Ảnh minh hoạ
Tuấn cũng tương tự như vậy. Tuy cả hai vẫn qua thăm hỏi gia đình nhau luôn nhưng việc đó ít nặng nề hơn nhiều so với việc đến thăm hỏi dưới danh nghĩa con dâu, con rể. Nga biết “sống thử” kiểu này thì con gái sẽ là người thiệt thòi hơn vì lỡ có chia tay với Tuấn thì với quá khứ 5 năm sống cùng bạn trai của cô, khó lòng có người đàn ông nào có thể bỏ qua chuyện này và đến với Nga được nữa. Mà giả như có một người đàn ông như vậy thì cũng chưa chắc Nga đã chấp nhận người đó vì cô khó lòng có thể quên được Tuấn. 5 năm không phải là quãng thời gian quá dài nhưng cũng không phải là quá ngắn. Nó đủ để Nga thuộc lòng những thói quen và sở thích của Tuấn. Nó cũng đã đủ để biến những thói quen của Nga đổi khác, theo Tuấn. “Tôi coi như đã đánh cược cuộc đời mình với số phận. Nếu không liều lĩnh làm sao có thể có được hạnh phúc” – Nga chia sẻ. Và cho tới giờ, sự liều lĩnh của cô vẫn chưa được đáp trả lại bằng một đám cưới và việc mà Nga chỉ có thể làm bây giờ là chờ đợi.
Không đòi cưới vì sợ chia tay
Mai bắt đầu việc sống thử với người bạn trai đầu tiên của cô vào năm thứ ba của đại học. Tất nhiên, việc sống thử này của cô không thể công khai vì khi đó Mai còn quá trẻ và cô sợ điều tiếng từ thiên hạ. Sinh viên sống thử không nhiều màu hồng. Tình yêu chưa đủ chín cộng với việc còn thiếu thốn về kinh tế khiến những cuộc cãi vã thường xuyên xảy ra. Mỗi lần tức giận, Mai lại thu dọn đồ đạc và đi khỏi nhà nhưng chỉ cần vài ba câu xin lỗi của người yêu, cô lại xuôi lòng và xách vali trở về. Sống thử đến năm thứ hai thì Mai đòi cưới. Hùng, bạn trai cô khi ấy, đã có một công việc tại ngân hàng ngay sau khi ra trường với mức thu nhập tốt. Mai cũng đã có việc làm tại một công ty tài chính.
Hai người trẻ đã ổn định và Mai muốn cuộc sống gia đình của mình cũng được ổn định. Tuy nhiên, Hùng lại chần chừ không muốn cưới. Anh nói, cả hai vẫn còn trẻ để tính chuyện hôn nhân, hơn nữa sống như trước giờ họ vẫn sống, anh thấy vẫn rất ổn và không có điều gì trầm trọng để phải thay đổi cả. Nhưng Mai không đồng ý. Cô tự đi xem ngày, tự chuẩn bị mọi thứ, tự sắm lễ để Hùng mang về nhà rồi sang nhà cô ăn hỏi. Cô cứ ngỡ nếu ép như thế, Hùng nhất định sẽ phải làm đám cưới. Mai không ngờ được rằng cách mà người yêu ngỡ như đã là chồng cô chọn để làm là chia tay. Hùng nói việc chia tay là đường cùng bất đắc dĩ, là do Mai ép nên anh mới làm như vậy. Mai vứt bỏ hết lòng tự trọng của mình để xin Hùng nghĩ lại, rằng cô sẽ không ép cưới nữa, sống như trước cũng được, chỉ cần Hùng không chia tay. Tuy nhiên, Hùng vẫn kiên quyết chấm dứt mối quan hệ với Mai.
Việc tan vỡ không ngờ được của mối tình đầu tiên để lại cho Mai nhiều tổn thương nặng nề. Bố mẹ Mai vừa giận vừa thương con nhưng không biết phải khuyên nhủ thế nào. Ba năm sau khi chia tay Hùng, Mai mới bắt đầu chuyện tình cảm mới với một người đàn ông khác. Ngỡ rằng những tan vỡ từ cuộc tình đầu tiên sẽ để lại cho Mai những dè dặt và lo sợ, cô sẽ cẩn thận hơn và cũng sẽ đề phòng hơn nhưng thực tế lại không như vậy. Sau ba tháng yêu nhau, Mai dọn về ở chung với Việt, người bạn trai thứ hai của cô. Mẹ Mai khóc lóc, nói hết nước hết cái, phân tích đủ thứ cho con gái nghe nhưng Mai vẫn kiên quyết giữ quyết định sống thử với bạn trai. “Chuyên với Hùng khiến tôi đau khổ nhiều nhưng tôi vẫn phải sống tiếp. Tôi vẫn quyết định sống thử trước cưới bởi tôi muốn tìm hiểu thật kĩ người đàn ông có thể sau này sẽ là chồng của tôi” – Mai chia sẻ.
Lần sống chung với người bạn trai thứ hai này của Mai tất nhiên khác nhiều với lần đầu tiên. Mai đã không còn là cô sinh viên ngây thơ ngày nào mà giờ đã là người đàn bà từng trải. Cô cũng tự chủ về kinh tế, Việt cũng vậy nên những vấn đề liên quan tới tiền bạc không bao giờ khiến hai nqười phải tranh cãi với nhau. Hai người đều đã trưởng thành nên cách cư xử trong cuộc sống hàng ngày cũng dễ chịu hơn. Mai không quản Việt về giờ giấc và Viêt cũng vậy. Nguyên tắc tôn trọng nhau được đặt lên hàng đầu. Người kia đi đâu thì đều phải gọi điện báo để người ở nhà yên tâm. Không ai thọc mách vào chuyện của ai và mọi thứ nhờ vậy đều tốt đẹp.
Trước khi dọn về sống chung, Mai đã xác định, đây là cách để đối phương tự tìm hiểu sâu sắc về nhau. Khác với việc đang yêu và đang hẹn hò, ngày gặp gỡ đôi ba phút, đi chơi, trò chuyện, xem cùng một bộ phim, việc sống chung sẽ lột trần nhiều thứ về đối phương, thứ mà khi yêu ta khó lòng có thể thấy được. Nếu chấp nhận được thì yêu và tiếp tục sống chung, xa hơn có thể tiến tới hôn nhân còn nếu không thì dừng lại và kiếm tìm một tình yêu khác. Mai muốn trở thành vợ của Việt. Hai năm sống chung đủ để cô hiểu về con người của Việt và muốn có một gia đình nhỏ với anh nhưng Mai không bao giờ đề nghị cưới. Cô không nề hà chuyện ai hỏi cưới ai, phụ nữ cũng như đàn ông mà thôi nhưng chuyện cô đòi cưới rồi bị chia tay trong cuộc tình thứ nhất khiến cô không dám mở lời. Mai bằng lòng sống cuộc sống như vậy và chờ đợi đến khi Việt ngỏ lời cầu hôn.
Mai không bao giờ nghĩ đến chuyện ràng buộc Việt bằng một đứa con. Theo cô, đó là cách làm xuẩn ngốc và không bao giờ mang lại hiệu quả: “Có thể bạn giữ được chân anh ta thật nhưng điều quan trọng hơn mà bạn cần giữ là tình yêu của anh ta thì lại cứ thế mà ra đi. Sống với một người bị ép buộc để lấy mình sẽ chẳng có gì vui vẻ và hạnh phúc. Trong hôn nhân, tự nguyện vẫn là một yếu tố quan trọng”.
Thực chất, cuộc sống của Mai và Việt đã chẳng khác nào những cặp vợ chồng bình thường. Họ chỉ thiếu mỗi tờ giấy hôn thú. Họ có nhà riêng, họ cùng nhau đi sắm nội thất và trang trí cho ngôi nhà của mình, họ âu yếm gọi nhau bằng những cái tên thân mật và họ có bạn bè chung. Nghĩa là những người quen biết Mai và Việt đã thừa nhận với nhau rằng hai người là một đôi vợ chồng. Họ cũng không hề để ý đến chuyện hai người đã có đăng kí kết hôn hay chưa. Cuộc sống của Mai và Việt hạnh phúc. Mai hài lòng với điều đó.
Thực ra, Việt đã bí mật chuẩn bị cho đám cưới của anh và Mai. Chỉ có Mai không biết điều đó còn tất cả mọi người đều biết vì họ tham gia giúp Việt trong quá trình chuẩn bị đám cưới. Hơn hai năm sống với nhau, đã hiểu về con người Mai, Việt biết Mai thích gì và sẽ yêu một đám cưới như thế nào. Anh chuẩn bị cho vợ của mình một đám cưới ở biển với cổng vào lễ được kết từ hoa hồng đỏ. Váy cô dâu được may khéo léo với màu trắng tinh khôi. Hoa cài tóc là cánh lan tím muốt được kết cẩn thận. Tiệc cưới đều là những món mà cô dâu thích. Tất cả đều đã được chuẩn bị đầy đủ để tháng tám này, Mai sẽ chính thức trở thành vợ anh và gia đình thực sự của họ sẽ hình thành. “Người ta nói chúng tôi yêu quên cưới nhưng đến lúc cưới là chúng tôi sẽ cưới” – Việt cười.
Có những cuộc sống “thử” không hề nông nổi. Những người đàn ông trưởng thành, những người phụ nữ đã trải đời. Họ yêu nhau, dọn về sống với nhau như vợ chồng. Cuộc hôn nhân “thử nháp” trước hôn nhân thật giúp họ chín chắn hơn về người bạn đời của mình. Nhiều khi, người đời bị ràng buộc bởi tờ hôn thú, vội vã cưới rồi quên mất nhau trong bộn bề lo toan. Sống cùng một lúc với nhiều chức phận là con, là con dâu, là con rể… để phải thực hiện cùng một lúc nhiều nghĩa vụ khiến con người ta không còn thời gian để yêu nhau. “Sống thử” không hẳn là tốt đẹp và đó cũng không phải là hành động được tất cả mọi người ủng hộ nhưng đôi khi, sống “thử” đưa về cho chúng tôi một đáp án đẹp đẽ. Đó là những cuộc hôn nhân hạnh phúc xuất hiện sau những đám cưới rạng rỡ và đầy bất ngờ của những cặp đôi mải miết “sống thử”, yêu quên cưới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nước Pháp có Tổng thống mới
Sau 17 năm chờ đợi, cuối cùng nước Pháp lại có một Tổng thống mới của cánh tả.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vòng 2 được Bộ Nội vụ Pháp thông báo lúc 20 giờ ngày 6/5 (giờ Pháp), 1 giờ sáng 7/5 (giờ Việt Nam) cho thấy, ứng cử viên của Đảng Xã hội (PS) Franois Hollande đã giành chiến thắng trước Tổng thống đương nhiệm Nicolas Sarkozy.
Solferino tràn ngập người và cờ mừng chiến thắng của ông Hollande
Theo kết quả của các cơ quan báo chí Pháp công bố, ứng cử viên của đảng Xã hội Franois Hollande đã giành chiến thắng trước Tổng thống Sarkozy- ứng cử viên của đảng Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) cầm quyền với tỷ lệ xấp xỉ 52%/48% phiếu bầu. Với kết quả này, ông Hollande sẽ là chủ nhân mới của Điện Élysée trong 5 năm tới.Bộ Nội vụ Pháp cũng thông báo, 80,6% cử tri Pháp đã tham gia cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2, cao hơn so với vòng 1, cho thấy sự quan tâm của cử tri Pháp tới tương lai mình.
Trực tiếp theo dõi cuộc bầu cử tại Pháp, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Paris đã được chứng kiến và hòa mình vào một không khí bầu cử thực sự của cánh tả Pháp. Tại trụ sở của Đảng Xã hội Pháp ở phố Solférino và Quảng trường Bastille ở Thủ đô Paris - nơi những người ủng hộ cánh tả cùng Tổng thống mới ăn mừng chiến thắng thâu đêm. Hàng chục nghìn người ngày đã đổ về nơi đây, tay cầm quốc kỳ, cờ Liên minh châu Âu và cờ của Mặt trận cánh tả, khẩu hiệu, biểu ngữ tranh cử "Thay đổi là bây giờ" và những bông hoa hồng - biểu tượng của Đảng Xã hội. Họ cùng hát vang bài Quốc tế ca, Quốc va của Pháp và hô to các khẩu hiệu "Hollande, Tổng thống của chúng tôi", "Nicolas, kết thúc rồi", "Chúng ta đã thắng"...
Ngay khi kết quả bầu cử được Bộ Nội vụ Pháp công bố trên màn hình lớn được truyền hình trực tiếp, hàng nghìn người ủng hộ ứng cử viên của Đảng Xã hội đã hò reo, cổ vũ với không khí ăn mừng chiến thắng thực sự.
Phóng viên Đài TNVN cùng đoàn người từ Solferino đổ về Quảng trường Bastille
Một cảm tình viên không giấu được vui mừng, cho biết: "Chúng tôi rất vui vì ông Hollande đã thắng cử. Chúng tôi hy vọng đất nước sẽ thay đổi từ bây giờ, nước Pháp sẽ tìm lại sự đoàn kết mà chúng tôi đã đánh mất từ 5 năm qua dưới sự lãnh đạo của ông Sarkozy. Chúng tôi cũng hy vọng nước Pháp sẽ tìm ra những giải pháp mới để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đã hoành hành Pháp và toàn bộ châu Âu"."Tôi rất hy vọng ông Hollande sẽ làm được tất cả mọi điều cho nước Pháp và trước hết là cho những người công nhân Pháp", một người ủng hộ khác cho biết.
Trái ngược với không khí ăn mừng chiến thắng của cánh tả là không khí nặng nề của cánh hữu và người ủng hộ của Đảng Liên minh vì phong trào nhân dân. Sau khi kết quả bầu cử đầu tiên được công bố, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã có bài phát biểu nhận trách nhiệm về thất bại trong cuộc bầu cử./.
Theo VOV
Shaiya: Kẻ khóc người cười vì quyết định Rollback của NPH Sau khi phát hiện lỗi khá nghiêm trọn g trong một chương trình đang triển khai trong game, NPH SaigonTel đã tiến hành phục hồi dữ liệu, khiến đông đảo dư luận người ủng hộ, kẻ phản đối. Liên tục trong 2 ngày liên tiếp (03 - 04/04/2011), NPH SaigonTel thông báo đến các game thủ Shaiya về sự cố trong chương trình...