Sóng thần cao 15 mét có thể ập vào châu Âu bất cứ lúc nào
Trận sóng thần hủy diệt cao tới 15 mét có thể tàn phá khu vực rộng lớn ở các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh vào bất cứ lúc nào.
Sóng thần cao 15 mét có thể đe dọa các nước châu Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh bất cứ lúc nào.
Theo Daily Star, năm 1775, trận sóng thần khổng lồ xuất hiện sau động đất ở Bồ Đào Nha đã giết hại ít nhất 10.000 người ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Morocco.
Việc phát hiện rãnh nứt mới ở vịnh Cadiz, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của châu Âu, có thể cung cấp manh mối trong việc xác định thời điểm động đất, sóng thần kinh hoàng quay trở lại.
Giới chuyên gia nói trên Daily Star rằng, sóng thần cao tới 15 mét tàn phá châu Âu có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Trận sóng thần tàn phá nặng nề Nhật Bản năm 2011 cũng chỉ cao khoảng 10 mét.
Video đang HOT
Ước tính hàng chục ngàn người có thể bị đe dọa tính mạng, dọc theo đường bờ biển Đại Tây Dương. Sóng thần mạnh đến mức có thể ập vào sâu trong đất liền tới 32km.
Sóng thần ập tới đúng vào mùa du lịch có thể gây ra thảm họa tồi tệ ở Tây Ban Nha.
Luis Matias, nhà địa chất đến từ viện Dom Luiz ở Bồ Đào Nha nhận định, “chỉ còn là vấn đề thời gian cho đến khi trận động đất kinh hoàng quay trở lại”.
“Ở khu vực này, chúng tôi chỉ có thể dự đoán tần suất xảy ra động đất. Chúng tôi đã phát hiện thêm nhiều rãnh nứt, tiềm ẩn nguy cơ kích hoạt động đất, sóng thần”, ông Matias nói.
“Trận động đất kinh hoàng nhất xảy ra năm 1755 và không cần phải chờ 1000 năm nữa cho đến khi nó quay trở lại. Nói cách khác, địa chất ở khu vực này đang đứng trên bờ vực kích hoạt thảm họa”, ông Matias giải thích.
Chuyên gia Matias nhận định, trong kịch bản tồi tệ nhất, trận sóng thần xuất hiện vào thời điểm cao trào của mùa du lịch sẽ khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng.
Trả lời trên Daily Star, chuyên gia Simon Day đến từ trường Đại học London đồng ý về những hậu quả khôn lường nếu động đất, sóng thần quay trở lại.
“Sóng thần có thể ập vào bờ chỉ trong khoảng từ 15 phút đến 1 giờ đồng hồ. Chúng ta không có nhiều thời gian để cảnh báo”.
Theo Danviet
Thụ lý án hơn 5 năm, tòa đình chỉ vì... không có thẩm quyền giải quyết
Ngày 17-8, Tòa Kinh tế TAND TP.HCM đã xử sơ thẩm vụ tranh chấp giữa Công ty A. và Công ty R. và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa.
ảnh minh họa
Tại phiên tòa, đại diện Công ty A. trình bày: Tháng 10-2009, Công ty A. và Công ty R. ký hợp đồng nguyên tắc số 03. Theo đó, Công ty A. sẽ khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, báo cáo tính khả thi của một dự án thủy điện tại Lào cho Công ty R. Cùng ngày, Công ty R. tạm ứng cho Công ty A. 2,6 tỉ đồng (đợt 1). Trước đó, để tiến tới việc ký kết hợp đồng này, Công ty A. đã cử cán bộ đến Lào tiền trạm thực địa, làm việc với các cơ quan, ban ngành của nước bạn để xin giấy phép khảo sát, sửa chữa đường vào công trình.
Tháng 12-2009, Công ty R. và Công ty E. (nhà thầu chính dự án thủy điện tại Lào) ký hợp đồng tư vấn chính. Theo đó, hai bên đồng ý giao cho Công ty A (nhà thầu phụ) thực hiện một phần công việc như nội dung hợp đồng nguyên tắc số 03. Theo hợp đồng tư vấn chính, Công ty R. sẽ thanh toán tiền trực tiếp cho Công ty A.
Tháng 2-2010, Công ty E. gửi thông báo cho Công ty A. tạm ngừng khảo sát cho đến khi có thông báo mới. Đến hết tháng 3-2010, Công ty A. hoàn tất việc rút nhân sự về Việt Nam. Sau đó, Công ty A. gửi báo cáo cho Công ty E. về giá trị hợp đồng thực tế của cuộc khảo sát là gần 7 tỉ đồng. Trừ số tiền đã tạm ứng, Công ty A. yêu cầu Công ty R. thanh toán 4,3 tỉ đồng. Công ty E. gửi email xác nhận báo cáo của Công ty A., đồng thời yêu cầu Công ty R. thanh toán 4,3 tỉ đồng cho Công ty A. Tuy nhiên, Công ty R. cho rằng các khoản tiền mà Công ty A. đưa ra là không có cơ sở nên chỉ đồng ý thanh toán tiếp hơn 78 triệu đồng.
Sau nhiều lần thương lượng không thành, Công ty A. khởi kiện Công ty R. ra TAND TP.HCM để đòi tiền. Giữa năm 2011, TAND TP.HCM đã thụ lý, giải quyết vụ án.
Tại phiên xử hôm qua, đại diện VKS đề nghị HĐXX đình chỉ giải quyết vụ án với nhận định các hợp đồng mà ba bên đã ký có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hợp đồng nguyên tắc số 03 dù được ký trước nhưng là một phần không thể tách rời giữa hợp đồng tư vấn chính và hợp đồng tư vấn phụ. Tất cả công việc của Công ty A. tại Lào đều phải chịu sự giám sát của nhà thầu chính là Công ty E. Khi xem xét vấn đề phải xem xét đến quy định của hợp đồng chính. Trong khi đó, hợp đồng chính quy định rõ sẽ giải quyết tranh chấp tại Trọng tài quốc tế Singapore và áp dụng pháp luật của Lào. Do đó, vụ kiện này trước tiên phải do Trọng tài quốc tế Singapore giải quyết, TAND TP.HCM thụ lý là không đúng thẩm quyền. Đồng tình, HĐXX đã quyết định như trên.
LỆ TRINH
Theo PLO
Nạn cướp giật Sài Gòn: Chuyện của những phụ nữ sợ vàng, thấy thanh niên đến gần là hoảng Nạn cướp giật kinh hoàng ở Sài Gòn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Cho đến giờ phút này chị Hằng, chị Tình vẫn bị ám ảnh bởi những tên cướp hung tợn. Vì mấy chỉ vàng đeo trên cổ, các chị đã bị chúng ra tay rất tàn ác. Trải lòng của những người bị cướp nữ trang Những ngày đầu...