Sống ở Mỹ khổ hơn ở Syria?
Đó là câu chuyện thực của một gia đình người Syria tị nạn tại Mỹ. Họ muốn quay về quê hương, nơi cuộc sống thoải mái hơn rất nhiều so với “vùng đất hứa”.
Một gia đình người Syria mua thực phẩm tại siêu thị ở California – Ảnh: AFP
Chiến tranh tại Syria và cuộc khủng hoảng tị nạn đang là hai vấn đề nóng được nêu lên trong kỳ họp thường niên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc ở TP New York ngày 19-9.
Chỉ riêng năm 2016, có hơn 11.000 người Syria được nhận tị nạn tại Mỹ. Tuy nhiên, những người đã đến được “vùng đất hứa” dần dần nhận ra cuộc sống thực tế hoàn toàn không như mơ ước.
Phóng viên của đài France Info đã tiếp cận một gia đình người Syria vừa mới đến ở tại một thành phố ở bang New Jersey được 15 tháng và ghi lại câu chuyện của họ.
“Cuộc sống của chúng tôi ở đây cũng giống như những người Mỹ nghèo vậy, chúng tôi đã từng sống thoải mái hơn nhiều khi còn ở Syria”, Mohamed, cậu con trai 13 tuổi của gia đình nhà Alerjeh chia sẻ.
Mohamed và người anh trai Abduraman vừa từ trường về nhà.
Video đang HOT
Cả nhà Mohamed từng sống ở Homs, thành phố lớn thứ ba của Syria.
Khi chiến tranh nổ ra, họ chạy trốn đến vùng ngoại ô Damascus, sau đó đi về phía tỉnh Deraa ở miền Nam, rồi sang bên kia biên giới Jordan.
Gia đình nhà Alerjeh được tổ chức Church World Service hỗ trợ đưa sang Mỹ cùng với 60 người Syria khác.
Cô Megan Johnson, giám đốc Church World Service, giải thích về cách tiếp đón người tị nạn ở Mỹ: “Chúng tôi chuẩn bị nhà ở, đón họ tại sân bay và cung cấp một số dịch vụ để họ có thể bắt đầu cuộc sống tại Mỹ, tự đứng bằng đôi chân mình”.
“Mục đích của chúng tôi là giúp họ tự túc trong thời gian sớm nhất có thể”, cô Johnson giải thích.
Chương trình hỗ trợ người tị nạn sang Mỹ của tổ chức này kéo dài trong bốn tháng. Tuy nhiên, thời gian này quá ngắn để những người Syria có thể thích nghi với cuộc sống gần như hoàn toàn mới.
“Họ giúp chúng tôi trong bốn tháng và sau đó nói rằng chồng tôi phải đi làm còn tôi đi học. Nhưng bốn tháng trôi qua rất nhanh, chúng tôi không đủ thời gian để hoàn tất các thủ tục giấy tờ và thậm chí còn không có thời gian để thở”, bà Lama Alerjeh, mẹ Mohamed, than thở.
Tuy vậy, chồng bà vẫn tìm được việc làm trong ngành xây dựng và kiếm được 1.600 USD mỗi tháng.
Sau khi trả tiền thuê nhà, ông chỉ còn có 200 USD. Cả gia đình gồm hai vợ chồng và bốn người con phải sống nhờ các phiếu mua thực phẩm.
Một năm sau khi đặt chân đến Mỹ, mỗi thành viên nhà Alerjeh đều có cảm giác vui buồn lẫn lộn.
“Tôi muốn quay về Syria, sống ở một đất nước thống nhất, trong những căn nhà mà chúng tôi đã từng rời bỏ. Như vậy còn tốt hơn sống ở đây… cuộc sống ở đây thật khốn khổ”, cậu bé Mohamed buồn bã.
Chính phủ Mỹ cam kết nhận thêm 10.000 người tị nạn Syria trong năm nay. Tuy nhiên, con số thực tế có thể đã vượt qua mức này.
Một số thống đốc của các bang, trong đó có bang New Jersey, xem việc nhận người tị nạn là điều họ miễn cưỡng phải làm.
Theo Tuổi Trẻ
Nhật Bản chưa sẵn sàng nhận người tị nạn Syria
Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố Nhật Bản phải giải quyết các vấn đề nội tại trước khi có thể tiếp nhận bất cứ người tị nạn nào từ Syria, theo Reuters ngày 30.9.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Liên Hiệp Quốc - Ảnh: Reuters
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 29.9 tuyên bố trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng nước này sẽ cung cấp 1,56 tỉ USD, bao gồm 810 triệu USD để hỗ trợ cho những người dân Iraq và Syria đang là nạn nhân trong các cuộc xung đột, và 750 triệu USD hỗ trợ thiết lập hòa bình ở Trung Đông và châu Phi.
Báo giới ngay sau đó nhanh chóng đặt câu hỏi về khả năng Nhật Bản tiếp nhận người tị nạn.
Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Nhật cho biết trước khi tiếp nhận bất cứ người tị nạn hay người nhập cư nào, Nhật Bản cần phải giải quyết các vấn đề về dân số trong nước trước, như tăng tỉ lệ sinh, tạo công ăn việc làm cho phụ nữ và người già.
Xung đột tại các nước Trung Đông và Bắc Phi đã khiến hàng chục triệu người mất nhà cửa, phải rời bỏ quê hương. Dòng người tị nạn từ các quốc gia này đổ về các nước châu Âu ngày càng nhiều với sức ép ngày càng lớn đòi hỏi các nước trên thế giới chung tay chia sẻ gánh nặng. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra trong các phiên hội nghị của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc những ngày qua.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Con trai Donald Trump gây sốc vì ví người tị nạn với kẹo độc Con trai cả của Donald Trump khiến mạng xã hội dậy sóng vì so sánh người tị nạn Syria với một bát chứa hỗn hợp kẹo độc và an toàn. Bức ảnh Donald Trump Jr đăng lên Twitter cá nhân ngày 19/9. Ảnh: BBC/Twitter. "Bức ảnh nói lên tất cả", Donald Trump Jr, 38 tuổi, đăng trên Twitter cá nhân ngày 19/9 cùng...