Sống lâu, sống khoẻ như người Nhật với phương pháp ‘đảo thực đơn’
Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, nghiên cứu chỉ ra bí quyết sống lâu, sống khoẻ của người dân ở đây là từ những thói quen ăn uống hàng ngày của họ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong danh sách các nước có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới, Nhật Bản là quốc gia xếp hàng đầu. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản là 84,2 tuổi, trong đó nam giới là 81,1 tuổi và nữ giới là 87,1 tuổi.
Bên cạnh các yếu tố về môi trường sống trong lành, các tiêu chuẩn về y tế nằm ở mức rất cao, bí quyết trường thọ của người Nhật đương nhiên không thể tách rời lối sống và thói quen ăn uống của họ.
Mới đây, một nhóm các chuyên gia nghiên cứu thực hiện một công trình nghiên cứu nhằm giải mã công thức sống lâu của người Nhật Bản, phát hiện cách ăn uống được thay đổi tùy theo độ tuổi chính là một trong những bí quyết của người dân xứ sở hoa anh đào.
Kết quả từ các cuộc khảo sát chỉ ra rằng, mặc dù chế độ ăn của người Nhật Bản ở mỗi khu vực có một nét đặc trưng riêng, nhưng tựu chung lại người Nhật có xu hướng ăn nhiều cá khi còn trẻ và ăn nhiều thịt khi về già.
Theo phân tích của các chuyên gia, chế độ ăn nhiều cá, đặc biệt là các loại cá đại dương như trong thực đơn của người Nhật Bản sẽ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các chất béo có lợi Docosahexaenoic axit (DHA) và Ecosapentaenoic axit (EPA), hai loại omega-3 phổ biến nhất.
Trong đó, DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám của não và trong võng mạc. DHA giúp tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Bởi vậy, đây cũng chính là lý do WHO xem DHA là một axit béo thiết yếu vì trong giai đoạn
DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám của não và trong võng mạc. DHA tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Đây cũng chính là lý do vì sao WHO xem DHA là một axit béo thiết yếu cho trẻ trong giai đoạn từ 0-24 tháng, lúc này não bộ của trẻ phát triển rất nhanh và DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển não và võng mạc.
Nếu DHA là thần dược “phát triển trí não” của trẻ nhỏ thì EPA được mệnh danh là thuốc “thanh lọc máu”. Trong cơ thể, EPA sẽ được chuyển hóa thành các chất sinh học quan trọng như prostaglandin, leucotrien…. chất này có tác dụng ức chế sự đông vón tiểu cầu, giảm và phòng ngừa hình thành huyết khối, đồng thời có thể giảm cholesterol, triglyceride, làm giảm độ nhớt dính khiến máu lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.
Ngoài ra, trong cá cũng chứa rất nhiều protein để phục vụ cho sự phát triển về thể chất của trẻ nhỏ.
Ngược lại, khi về già, người Nhật lại tăng tỉ lệ thịt trong khẩu phần ăn của mình. Các chuyên gia đánh giá cao hành động chủ động thay đổi thực đơn này, bởi nó sẽ giúp họ cân bằng lại nguồn dinh dưỡng.
Cơ bắp không chỉ quyết định đến sức mạnh mà còn cả khả năng chống chọi của cơ thể trước bệnh tật. Do đó, việc bổ sung cơ bắp là vô cùng quan trọng, mà đặc biệt, trong thị bò, lợn hay gà lại giúp xây dựng cơ bắp tốt hơn so với thịt cá, từ đó làm chậm lại quá trình hao hụt khối lượng cơ bắp xảy ra ở người cao tuổi.
Bên cạnh bí quyết “đảo thực đơn” kể trên, chúng ta còn có thể học hỏi người Nhật Bản cách xây dựng chế độ dinh dưỡng vô cùng khoa học, như:
Video đang HOT
Người dân xứ sở hoa anh đào kiểm soát rất chặt chẽ khẩu phần ăn của mình, kể cả về định lượng lẫn thành phần của mỗi món ăn. Việc luôn ăn chỉ ăn một lượng thực phẩm mà mình cần, không chỉ tránh cho hệ tiêu hóa bị quá tải, mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư.
Trong mỗi bữa ăn của người Nhật thường có nhiều các loại thực vật và hải sản, đặc biệt là các loài cá đại dương.
Trong khi, rau xanh giúp cung cấp nhiều chất xơ, các vitamin và đặc biệt là chất chống oxy hóa, với khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, vốn là nguyên nhân gây lão hóa và các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư.
Còn cá đại dương có chứa lượng chất béo không bão hòa (omega-3, omega-6) cao vượt trội hơn so với những loại cá nước ngọt khác. Nhóm chất béo này sẽ làm giảm nguy cơ gây nên xơ vữa động mạch, bảo vệ tim và đặc biệt là khả năng ức chế và tiêu diệt tế bào ung thư.
Những 'đại kỵ' khi ăn tôm không phải ai cũng biết để tránh 'rước độc vào người'
Tôm là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, nhưng nếu kết hợp với một số thực phẩm 'kỵ' hoặc với những người có bệnh, tôm lại có thể trở thành 'thuốc độc' đối với cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Những giá trị dinh dưỡng của tôm
Tôm là loại hải sản giàu protein, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Hàm lượng axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa astaxanthin trong tôm dồi dào rất tốt cho tim và não.
Trong 85 gram tôm có 18 gram protein. Tôm còn chứa nhiều selen, vitamin B12, sắt, photpho, niacin, kẽm, magiê. Loại hải sản này còn chung cấp nhiều i-ốt - một khoáng chất không thể thiếu đối với con người.
Những người nên kiêng ăn tôm
Người đang bị ho
Khi ăn tôm, vỏ tôm và càng tôm dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa và ho. Ngoài ra, ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.
Người bị đau mắt đỏ
Theo bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm cho tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá...
Người có hàm lượng cholesterol cao
Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế với những ai có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hay có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.
Người đang bị hen suyễn
Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.
Người đang có triệu chứng viêm
Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp
Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.
Người bị dị ứng hải sản
Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Vì vậy, nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn.
Người yếu bụng
Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp
Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Thực phẩm không nên kết hợp cùng với tôm
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Tôm chứa nhiều asen pentoxide (As2O5). Chất này gặp vitamin C trong các loại hoa quả, rau củ sẽ gây ra phản ứng hóa học trong dạ dày và khiến asen pentoxide thay đổi thành asen trioxide (còn được biết đến với tên gọi là thạch tín. Đây là một chất độc, có thể gây ra suy tim, gan, thận và mạch máu và gây tử vong do mất máu lớn.
Không kết hợp tôm với thịt gà
Theo Đông y, nấu tôm và thịt gà cùng nhau sẽ gây ra hiện tượng động phong (ngứa ngáy khắp người).
Không nên kết hợp tôm với thịt lợn
Theo các y văn cổ ghi rằng không nên ăn thịt lợn với tôm vì chúng kỵ nhau theo ngũ hành. Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết kinh nghiệm: thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với con tôm và một số thực phẩm như ốc bươu, lá mơ... do tương quan ngũ hành. Ăn thịt lớn với tôm hoặc ốc sẽ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Không ăn bí đó cùng với tôm
Theo Đông y, bí đỏ tính hàn, vị ngọt còn tôm tính ấm, vị ngọt, mặn, Kết hợp hai loại thực phẩm này sẽ dẫn tới bệnh kiết lỵ.
Không ăn tôm và uống bia cùng lúc
Bía chứa nhiều vitamin B1 khi kết hợp với dạm trong tôm sẽ tạo kết tủa. Thường xuyên sử dụng hai món này cùng lúc sẽ gây tích tụ kết tủa trong ngưofi gây ra sỏi thận.
Ngoài ra, ăn tôm và uống bia cùng sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể ảnh hưởng đến thận và tăng nguy cơ bị bệnh gout.
Những bộ phận của tôm không nên ăn
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết tôm bổ dưỡng nhưng một số bộ phận của chúng không nên ăn nhiều.
Vỏ
Sự thật là canxi trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít. Vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin, một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi chủ yếu của tôm là từ thịt tôm. Ngoài ra, vỏ của một số loài tôm tương đối khó tiêu hóa, tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn bởi dễ bị hóc.
Đầu
Đầu là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen. Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ đầu để đảm bảo an toàn. Khi mua tôm cần quan sát phần đầu. Nếu đầu tôm chuyển màu đen có khả năng nhiễm kim loại, các chất độc hại, ký sinh trùng.
Đường chỉ đen trên lưng tôm
Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.
Bệnh lý mạch máu ngoại biên những điều cần lưu ý Bệnh bao gồm những tổn thương hoặc thuyên tắc ảnh hưởng đến các mạch máu nằm cách xa tim. Ngoài ra, bệnh còn có thể ảnh hưởng những động mạch cung cấp máu cho đầu. Tuy nhiên, bệnh lý mạch máu ngoại biên chủ yếu ảnh hưởng đến hệ động mạch ở chân và bàn chân. Bệnh lý mạch máu ngoại biên chủ...