Sống chung với nàng dâu: Mẹ chồng cũng khóc
… Con dâu tôi nghe xong liền nói: “Lần sau có chuyện gì không vừa ý mẹ nên nói trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn, cả nhà cả ngày ăn chung một bữa cơm mà cứ phê bình với nhắc nhở thế này nuốt sao nổi”…
Ảnh minh hoạ
Có lẽ do vợ chồng tôi phúc mỏng nên chỉ có mỗi một đứa con trai. Chồng mất sớm, một tay tôi nuôi dạy con trai vất vả không lời nào kể xiết. Từ nhỏ đến lớn bao nhiêu yêu thương tôi dồn hết cho nó cả. Cuộc sống của hai mẹ con cứ thế bình yên trôi qua, rồi nó lập gia đình và sóng gió bắt đầu nổi lên từ đó.
Con dâu tôi là con nhà giàu có, nhà tôi thì mẹ góa con côi, kinh tế cũng thường. Gần ngày cưới con trai tôi về thỏ thẻ bảo sẽ mua một cây vàng để tôi trao con dâu trong ngày hôn lễ. Nó nói đó là ý của cô dâu muốn nhà gái “mát mặt”, cưới xong vàng sẽ trả lại cho tôi.
Tôi bảo mua một cây vàng không phải là việc không thể làm nhưng đó là việc không cần thiết. Nhà mình thế nào thì cứ thế ấy. Quan trọng là hai đứa yêu thương nhau là được. Không biết cậu con trai tôi nói thế nào mà hôm sau con dâu tương lai đến đưa cho tôi một chiếc lắc vàng nặng trĩu bảo “mẹ cầm lấy hôm nào cưới lên trao cho con nhé”.
Về nhà chồng, cậy mình là con nhà có tiền, con dâu tôi bắt đầu thay hết hàng loạt đồ dùng trong nhà từ tủ lạnh, ti vi, bàn ghế mà không hề hỏi mẹ chồng lấy một câu. Hôm đó tôi có việc ra ngoài một ngày, bước vào nhà tưởng như mình bước nhầm nhà người khác.
Đến bữa cơm tôi nói với con dâu: “Nhà nào có gia phong nhà đó. Mẹ không biết con ở nhà con thế nào, nhưng về đây ít nhất còn mẹ, con muốn làm cái gì, thay đổi cái gì cũng nên hỏi mẹ một câu chứ không nên tùy tiện theo ý mình”.
Con dâu tôi nghe xong liền nói: “Lần sau có chuyện gì không vừa ý mẹ nên nói trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn, cả nhà cả ngày ăn chung một bữa cơm mà cứ phê bình với nhắc nhở thế này nuốt sao nổi”.
Nói xong nó đứng dậy đi về phòng. Con trai tôi cũng đứng dậy đi theo vợ, trước khi đi còn nói với tôi một câu: “Mẹ kệ vợ con đi, vợ con có sắm sửa cũng là cho cả nhà dùng, đồ cũ rồi thay thế đồ mới có gì là không tốt đâu mà mẹ khó chịu, trong khi tiền là của cô ấy”.
Lúc đó giá mà tôi điếc có khi lại hay hơn việc nghe con trai mình nói thế. Tôi từng nhủ mình, nếu có con dâu tôi sẽ yêu thương nó như con mình, nhưng quả thật là tôi còn chưa kịp gần gũi nó đã thấy cách xa rồi.
Video đang HOT
Rồi con dâu có bầu, sinh con. Cái tính khí cao ngạo bất chấp của nó dần dần tôi cũng chẳng muốn chấp nhặt nữa. Tôi già rồi, chỉ cần nó sinh cho tôi đứa cháu, bà cháu ở nhà thủ thỉ cùng nhau, chúng nó đi suốt ngày cũng được.
Trước ngày sinh nó đưa về một cô giúp việc, nói là để phục vụ nó trong thời gian sinh nở. Tôi thấy không cần thiết, nhưng biết tính con dâu nên tôi cũng chẳng nói làm gì. Con trai tôi thì tỏ vẻ vui mừng: “Sướng nhất mẹ nhé. Mẹ chỉ việc yên tâm mà ăn no ngủ say, không phải làm gì đâu nhé”. Là tôi biết, trước đó nó đã bàn với chồng nó, nó chê mẹ chồng già rồi, sợ chậm chạp, không vệ sinh, không sạch sẽ nó không yên tâm.
Thằng bé con khó tính, rất hay khóc, nhất là những khi nó gắt ngủ rất khó dỗ. Tôi nhớ hồi tôi nuôi con nhỏ không vất vả như thế, chỉ cần cho ăn no, đặt lên võng, đu đưa một chút là con ngủ. Tôi đi ra cửa hàng mua về một chiếc võng xếp, đặt cháu lên võng, đu đưa một lúc là nó thiu thiu ngủ ngay. Đúng lúc đó thì con dâu tôi ra ngoài về, thấy tôi đang đẩy võng nó hét lên: “Mẹ ơi, mẹ định giết cháu đấy à. Nó còn bé thế, não nó còn chưa ổn định, mẹ rung lắc thế nguy hiểm lắm đấy”.
Thấy con dâu lo sợ, tôi trấn an nó rằng hồi xưa chồng nó cũng nằm võng từ lúc mới sinh đến tận ba, bốn tuổi mà có làm sao. Nó gắt tôi: “Khoa học nó cảnh báo thế thì là thế. Mẹ đừng có đưa ngày xưa của mẹ ra, thà không biết, biết rồi phải tránh đi chứ”.
Từ hôm đó thậm chí nó còn chẳng muốn cho tôi bế con, lúc nào cũng dặn cô giúp việc: “Tôi tin tưởng giao con cho chị, có việc gì thì chị chịu trách nhiệm đấy”.
Từ ngày nhà có con dâu, tôi cảm giác mình như người thừa trong nhà. Ngày xưa tôi nuôi con, thấy con trai mình hiền lành, không chơi bời phá phách gì thì mừng thầm, giờ mới biết vì nó hiền thành ra nhu nhược, cái gì cũng “vợ con, vợ con”, vợ là nhất, vợ là trời, đúng nghĩa là một thằng “bám váy” vợ.
Hôm rồi, tôi nghe hai vợ chồng con trai tôi trò chuyện trong phòng:
- Căn nhà này cũ quá rồi, hay là bán đi mua căn hộ chung cư. Bây giờ có nhiều căn hộ đẹp và tiện nghi lắm. Nếu mua bố mẹ em sẽ cho thêm tiền.
- Việc gì mình tự quyết được, chứ việc này thì phải hỏi ý kiến mẹ
- Mẹ già rồi, con cái ở đâu thì mẹ theo đó chứ
- Thì biết thế, nhưng đây là căn nhà bố mẹ anh đã vất vả lắm mới có được, nó còn là nơi chứa đựng những kỉ niệm của gia đình anh. Chắc chắn là mẹ sẽ không đồng ý đâu.
- Kỷ niệm là cái quái gì? Thế bà có giữ được mãi không? Có sống mãi mà ôm cái nhà này được không?
Tôi tức giận không thể nào kìm chế được. Tôi đẩy cửa vào và nói thẳng vào mặt hai đứa: “Chúng mày muốn ở chung cư thì đi mua chung cư mà ở. Nhà này là nhà của tao, tao có chết cũng chết trong nhà này”.
Cả đời tôi đã trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả, tưởng về nhà có thể an hưởng tuổi già bên con cháu, không ngờ đây mới chính là quãng đời tồi tệ nhất của tôi. Con trai thì nhu nhược không chính kiến, con dâu thì xấc xược, ngông cuồng. Còn tôi, tôi đã làm gì sai?
Theo Dân Trí
Con gái kết hôn không cho người mẹ tâm thần tham dự vì sợ xấu mặt
Trang sống ở vùng nông thôn nghèo, từ khi biết nhận thức cô đã bắt đầu sống chung với bà ngoại, mặc dù cô có 1 người mẹ.
Thế nhưng, người mẹ đó đối với Trang cũng chính là nỗi sỉ nhục lớn nhất cuộc đời cô và cô chưa bao giờ muốn đối diện với người mẹ đó.
Gia đình bên nội của Trang rất nghèo, trước kia khi bố cô lên 5 tuổi thì ông nội qua đời, chỉ còn mình bà nội 1 tay chăm sóc nuôi nấng bố, cuộc sống vô cùng vất vả vậy nên bố Trang không được học hành tử tế. Khi ông lớn lên để nối dõi tông đường, trong khi nhà quá nghèo không 1 cô gái nào chịu lấy, ông đành chấp nhận cưới mẹ Trang- 1 người phụ nữ thần kinh có vấn đề.
Bởi vì mẹ Trang không biết gì nên từ khi Trang sinh ra đã được bà nội chăm sóc, mãi sau này cô mới biết mình vẫn còn mẹ. Tuy nhiên khi Trang đi học thường xuyên bị bạn bè cười chê về bà mẹ tâm thần khiến cô vô cùng xấu hổ. Và cũng từ đó, cô không muốn liên quan gì đến người mẹ đó nữa.
Vì hoàn cảnh gia đình như vậy, Trang khao khát được thay đổi cuộc sống, cô đã cố gắng học hành chăm chỉ và cuối cùng đã thi đậu vào 1 trường đại học ở thành phố. Ngày Trang đi học, mẹ cô chạy ra đầu làng tiễn con gái và đưa cho cô 1 chiếc túi. Trang mở ra thì thấy trong đó có món bánh khoai mà cô thích nhất, khi ấy bỗng nhiên Trang cảm thấy hơi buồn 1 chút, tuy nhiên cô nhanh chóng lấy lại tinh thần và lên xe, cũng không buồn chào tạm biệt mẹ.
Sau khi lên đại học, Trang có người yêu, mặc dù Long biết hoàn cảnh của cô khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận khiến Trang vô cùng cảm kích. Tốt nghiệp xong, Long và Trang lên kế hoạch đám cưới. Mặc dù ban đầu gia đình anh không đồng ý nhưng sau đó nhờ sự kiên trì của cả 2 mà họ cũng chấp nhận hoàn cảnh của Trang.
Được gia đình người yêu giàu có chấp nhận mình làm con dâu, Trang vô cùng vui mừng nhưng cứ nghĩ đến mẹ ở quê, cô lại phân vân. Trang không thể để cho mọi người biết cô có 1 người mẹ tâm thần vì cô sợ sẽ xấu hổ với nhà chồng cũng như bạn bè đồng nghiệp. Vậy nên Trang đã gọi điện về cho bố và ép bố phải đem mẹ đi sang nhà họ hàng gửi vào ngày cưới của cô.
(Ảnh minh họa)
Theo đúng ý Trang, vào ngày cưới của cô chỉ có bà nội và bố, không 1 ai biết rằng Trang vẫn còn 1 người mẹ đang trốn ở nhà họ hàng của cô.
Buổi hôn lễ diễn ra thuận lợi, từ đó đến giờ Trang cũng chưa bao giờ nhắc đến mẹ ruột 1 lần nào nữa. Hiện tại cô đã có 1 gia đình đầm ấm hạnh phúc với chồng và con gái đều rất yêu thương cô.
1 thời gian sau, bố Trang gọi điện thông báo mẹ cô đột ngột qua đời thì Trang mới lò dò về nhà chịu tang mẹ. Lúc Trang về đến nhà bố cô đưa cho cô 1 chiếc hộp và nói:
-Con mở ra xem đi, đây là món quà mẹ để lại cho con trước khi nhắm mắt.
Nói rồi ông ôm mặt khóc còn Trang thì từ từ mở chiếc hộp ra. Nào ngờ, vừa nhìn thấy những thứ trong đó, Trang quỳ sụp xuống trước di ảnh mẹ bật khóc:
-Mẹ, con xin lỗi, con xin lỗi, con sai rồi.
Khi đó, bố Trang đến bên cạnh ôm vai con gái rồi nói:
-Những bức ảnh của con từ hồi còn nhỏ này là mẹ con bắt bố chụp rồi đưa cho bà ấy. Còn cả những lá thư mẹ con viết cho con nhưng không dám gửi, toàn bộ bà ấy đều chỉ dám để vào đây , mỗi ngày đều lôi ra ngắm rồi lại cất vào. Thật sự mẹ con rất muốn gặp con, bà ấy nói rằng bà thương con rất nhiều nhưng con lại ....
Trang quay lên nhìn bố rồi cô cúi mặt , chỉ biết lí nhí xin lỗi, nhưng tất cả đã quá muộn. Đúng là, mẹ cô dù có tâm thần hay ngu ngốc nhưng trái tim cô ấy vẫn rất yêu con gái thế nhưng Trang lại cố tình nhắm mắt làm ngơ không quan tâm đến mẹ thậm chí không coi bà là mẹ khi ngay cả hôn lễ cũng không cho bà tham gia. Thế nhưng, đến hôm nay khi mẹ qua đời rồi, cô lại hối hận, mặc dù vậy không thể thay đổi được điều gì. Vì thế, chúng ta hãy luôn biết trân trọng bố mẹ, họ là kho báu vô giá của con cái, đừng để đến khi bố mẹ mất đi rồi mới khóc lóc nối tiếc, lúc đó nước mắt đã không còn ý nghĩa gì nữa.
Phong Thu/ Theo Thể thao Xã hội
Toát mồ hôi hột khi phát hiện toan tính không thể tin nổi của gia đình bạn trai Mẹ Khoa toàn nói lời hay, nhưng dường như bà đang muốn biến cô thành ô sin không công vậy. Không những một tay cáng đáng bao việc mà Thủy còn phải bỏ tiền bao tất tật đồ ăn thức uống trong nhà... Ảnh minh hoạ Thủy là cô gái tỉnh lẻ lên thành phố học tập, lập nghiệp. Dù vậy, điều kiện...