Sống chung mới biết bạn bè
Học đại học, các bạn sinh viên đều phải thuê nhà trọ để sống và học tập trong những ngày tháng xa nhà.
Ai cũng mong muốn chia sẻ tiền nhà với một hoặc vài người bạn. Trừ những trường hợp “bất khả kháng”, đa phần các bạn đều muốn ở cùng người mà mình tin tưởng và quen biết, như anh chị em ruột hoặc họ, bạn bè thân thiết, những người đồng trang lứa, dễ thông cảm và thấu hiểu nhau hơn. Thế nhưng, liệu rằng đó có phải là sự lựa chọn tốt nhất?
Trang (HV Hành chính) chơi thân với một cô bạn ở lớp đại học. Khi nhà trọ của Trang hết hợp đồng thuê nhà và bạn cùng phòng với Trang cũng chuyển về nhà bác, Trang quyết định sang ở với cô bạn kia. Trang chưa từng và cũng không hề nghĩ tới việc đằng sau gương mặt xinh xắn và những bộ cánh đắt tiền mà cô bạn kia luôn khoác lên mình, là một sự lười nhác đến khó tin. Cô bạn thường chất đống quần áo cả tuần mới giặt một lần, sách vở vứt bừa bộn khắp phòng và hiếm khi dọn dẹp. Từ ngày Trang chuyển đến, công việc lau chùi nhà cửa bỗng nhiên được chuyển giao sang cô bạn, không một lý do, hoặc nếu có, chỉ vì cô bạn kia thường chỉ có mặt vào giờ… ngủ tối.
Hiếu (ĐH Luật) lại há hốc mồm vì thằng bạn đã hơn 20 tuổi nhưng vẫn hồn nhiên vô tư như một đứa trẻ. Khi Hiếu từ quê ra, mẹ bạn ấy luôn chuẩn bị rất nhiều bánh kẹo và thức ăn để bồi bổ cho cậu con trai quý tử. Đành rằng sống chung thì cái gì cũng mang ra “cưa đôi”. Nhưng điều đó không thể bao biện cho việc anh bạn kia có thể ngồi ở nhà và đánh chén toàn bộ những món đồ Hiếu có, chỉ trong khoảng thời gian Hiếu học một ca ở trường. Đáng buồn là cảnh tượng ấy không chỉ lặp lại một lần duy nhất. Hiếu không phải người “ki bo” nhưng cậu bạn cũng cảm thấy khó chịu đôi chút về sự vô tư đến vô tâm của thằng bạn. Hiếu thầm nghĩ, không biết mẹ cậu sẽ buồn thế nào khi những gì bà chuẩn bị, cậu còn chưa kịp nếm.
Video đang HOT
Một người bạn khác của tôi, Tâm Anh (HV Ngân Hàng) buồn bã kể về cô bạn cùng phòng, người mang trong mình căn bệnh lạ lùng, tay bạn ấy bị dị ứng với xà phòng. Cô bạn thoái thác mọi trách nhiệm giặt giũ hay rửa bát đũa sang Tâm Anh, mặc dù hoàn toàn có thể làm việc đó nếu đeo găng tay. Bất bình vì đôi khi bận nhiều chuyện mà vẫn phải làm mọi việc, nhưng vì ngại nên Tâm Anh đành nín thinh. Cô hiểu rõ tính tiểu thư của cô bạn kia, chẳng biết xử lý ra sao trước sự ỷ lại của cô bạn.
Vân Anh (ĐH Sư Phạm) quyết định tìm nhà trọ khác khi cô bạn cùng phòng không chịu tiếp thu những gì bạn ấy góp ý. Lắm hôm, Vân Anh để laptop ở nhà rồi tới trường học. Khi trở về nhà, cô bạn không thấy lap ở vị trí cũ, tìm khắp nhà không thấy. Gọi cho My (bạn cùng phòng), Vân Anh mới có thể thở phào nhẹ nhõm khi biết My mang đi. Dù hơi giận vì không được báo trước, nhưng cô bạn cũng cố gắng cho qua. Tuy nhiên, câu chuyện ấy đã lặp lại rất nhiều lần.
Đôi khi, ta có thể chơi thân với một người nào đó, thi thoảng gặp gỡ, nhưng để có thể sống chung với ai đó, ấy rõ ràng là một điều vô cùng đáng kể mà không phải ai cũng có thể làm được. Rất nhiều tình cảm bạn bè đã sứt mẻ sau những ngày tháng sống chung như thế. Khi quyết định “góp gạo thổi cơm chung”, chúng ta cần nhiều hơn cả sự thân thiết, cần thêm cả lòng tin tưởng, cả sự cảm thông và sự sẻ chia trách nhiệm, sự phân chia công việc một cách công bằng. Bởi vậy, hãy cân nhắc thật kĩ lưỡng bạn nhé!
Theo MT
Gặp thầy giáo được teen Chuyên Ngữ lập fanpage
Nhờ thầy Thành Công mà rất nhiều teen THPT Chuyên Ngữ đã trở nên mê mẩn và mong ngóng tới giờ Giáo Dục Công Dân. Các bạn í còn lập riêng một fanpage cho thầy nữa đấy.
Những ai là học sinh trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ (Hà Nội) chắc hẳn đều biết thầy Nguyễn Thành Công, hiện đang là Cố vấn hoạt động Đoàn và là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, Công nghệ tại trường. Thầy nổi tiếng là một người thấu hiểu học trò, được học trò yêu mến.
Thậm chí, các bạn học sinh trường Chuyên Ngữ còn lập hẳn một fanpage riêng cho thầy nữa cơ đấy. Một hành động thể hiện tình yêu mến thầy cô quá đáng yêu và rất... cute phải không?
Các teen Chuyên Ngữ cực kỳ yêu quý thầy luôn.
Giảng dạy và làm công tác Đoàn nhiều năm nay, thầy Công luôn cẩn thận lắng nghe tâm tư, suy nghĩ, tâm lý của học trò mình. Từng lời nói, bài giảng, hành động của thầy đều khiến các bạn học sinh cảm thấy mình được thấu hiểu, được quan tâm, được lắng nghe. "Thầy Công rất ít khi yêu cầu bọn tớ phải làm như thế này thế kia, mà thầy thường nhẹ nhàng khuyên chúng tớ nên làm điều gì, không nên làm điều gì. Hoặc khi có bạn làm điều gì đó sai trái, thầy sẽ không mắng mỏ mà sẽ hẹn gặp và trò chuyện riêng với các bạn ấy. Bọn tớ quý thầy Công cũng là vì sự tâm lý đó của thầy." - Phương Linh (16t), một teen Chuyên Ngữ nói.
Thầy Công dạy hai bộ môn là Giáo dục công dân và Công nghệ - hai bộ môn không nặng về lý thuyết, vì thế thầy rất hay lồng ghép những bài học cuộc sống vào trong từng tiết học. Thầy thường trích dẫn một vài câu chuyện xung quanh cuộc sống vào để thêm "gia vị" cho bài giảng, giúp nội dung bài giảng dễ nhớ lâu hơn.
Những câu chuyện ấy có thể là những sự kiện đang diễn ra, những câu chuyện được dân gian đúc rút, những bài học từ cuốn Chicken Soup for Soul, từ câu nói của một vĩ nhân hoặc cũng có thể là câu chuyện của một người bạn, thậm chí chuyện mà thầy gặp trên đường... Các teen đều rất hào hứng khi thầy kể những câu chuyện cuộc sống.
Bên cạnh đó, thầy Công cũng là người rất hài hước, dí dỏm. Thầy luôn giao lưu, trò chuyện với học sinh để tạo cảm giác gần gũi, khiến các bạn cởi mở hơn, không còn tâm lý "sợ" thầy cô nữa. Ở trường, thầy Công được các teen Chuyên Ngữ coi như một người anh lớn vậy, thầy luôn sẵn sàng chia sẻ với các bạn.
Điều kì diệu nhất là thầy đã khiến teen Chuyên Ngữ trở nên mê mẩn giờ học Giáo dục Công dân (một môn học vốn bị học trò chúng mình lơ là và... ghét vì coi đó là môn học phụ, khô khan). Các bạn ấy mong đến ngày Thứ 3 để được học Giáo Dục Công Dân của thầy, yêu giờ học Giáo dục công dân vì thầy Công dạy.
Một "fan" của thầy đã comment trên Fanpage: "Thầy Công đã khiến lớp em muốn đi học thêm GDCD hơn bao giờ hết !!! Chưa bao giờ có thể tưởng tượng môn mình ghét nhất lại hay như thế "~" Mỗi lần thầy nói xong cả lớp lại vỗ tay rào rào "
Thầy luôn xem tình cảm mà học trò dành cho mình là một món quà từ cuộc sống.
Chúng tớ đã phỏng vấn nhanh thầy Công về cảm xúc của thầy khi được học trò yêu mến, thậm chí lập hẳn fanpage riêng: Thầy rất vui, hạnh phúc và hãnh diện khi được học trò của mình yêu mến. Thầy coi đó như món quà mà cuộc sống dành tặng cho mình. Bảy năm gắn bó với công việc dạy học, bản thân thầy cũng học được từ học trò của mình rất nhiều và tình cảm, sự tin tưởng của học trò luôn là động lực để thầy say mê sáng tạo, thêm tâm huyết cho những bài dạy của mình. Thầy thấy học trò Việt Nam mình rất thông minh và lém lỉnh, thế nên rất nhiều ý kiến, tranh luận trong bài học khiến thầy không ít lần sững lại trước những suy nghĩ của các em. Thầy học được cách suy nghĩ sáng tạo của các em. Thầy tôn trọng những suy nghĩ mới mẻ mà có thể nó đi ngược lại với những điều ghi trong sách vở. Trước bất kỳ sự kiện nào của Đoàn trường, thầy luôn hỏi ý kiến của học sinh Chuyên Ngữ về ý tưởng tổ chức, về cách bố trí, xây dựng và quả thật rất nhiều em đã rất sáng tạo, có nhiều sáng kiến hay. Thầy rất yêu những cô cậu học trò trường Chuyên Ngữ vừa năng động, chăm học, lại rất lém lỉnh và tinh nghịch.
Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng tớ xin chúc thầy Công luôn thành công trong công việc, hạnh phúc trong cuộc sống và luôn tìm được niềm vui trong nghề dạy học của mình.
Theo PLXH
Rưng rưng lệ đưa con đi học giữa BV Nhi Những người đi chăm con chữa bệnh cũng cảm thấy ấm lòng hơn vì họ không đơn độc trước những cơn sóng gió của cuộc đời. Nhìn những đứa trẻ hồn nhiên đang tiều tụy từng ngày bởi cơn đau bệnh tật hành hạ, chẳng có ông bố, bà mẹ nào không khỏi xót xa. Mong con mình mau lành bệnh để trở...