Sống chậm cuối tuần: Học đi

Theo dõi VGT trên

Ông cha ta có câu “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” để nói về cái việc học đầu đời của mỗi con người. Nhờ được “học ăn, học nói, học gói, học mở” ngay từ thuở ấu thơ nên con người đã hình thành nên nhân cách, hiểu được cách ứng xử trong cuộc đời. Nhưng sao chỉ có học ăn, học nói, học gói, học mở mà không có “ học đi”?

1. Người ta chỉ nói “tập đi” chứ chẳng ai nói “học đi” cả. Người xưa nghĩ: Đi là cái bản năng của con người. Sinh ra, lớn lên tự khắc sẽ biết đi. Tương tự, bây giờ mới phổ biến từ “học bơi”, chứ trước kia thường nói “ tập bơi”, hẳn cũng vì quan niệm: trẻ em sống ở vùng biển, vùng sông nước, tự khắc theo bè bạn nhảy tùm xuống nước rồi sẽ biết bơi.

Vì thế, chỉ cần “tập đi”, “tập bơi” là đủ. “Tập” tức là học cách làm theo người khác. Tập đi cũng khác nào sau này là tập đi xe đạp. Cứ làm theo là khắc biết đi, chẳng cần học hành cho mất công.

Lối tư duy ấy nó phù hợp với một xã hội nông thôn, nông nghiệp của đất nước ta thuở xưa. Nông thôn xưa thì làm gì có đường sá, xe cộ, quanh quẩn chỉ trong lũy tre làng. Đường sá trong làng chỉ dăm chục mét sống trâu xây gạch để đi khỏi lầy lội. Qua khỏi cổng làng là đường đất gồ ghề đầy ổ trâu, ổ gà và bị băm nát bởi lốt chân trâu. Mưa xuống thì lầy lội. Giá có cái xe đạp đi lại cũng thật khó khăn. Trừ khi có việc lên huyện, ra tỉnh mới được biết thế nào là đường cái quan, thế nào là xe cộ.

Bởi thế, việc học đi, học cách đi lại thế nào cho an toàn, cho phải luật, phải lệ cũng chẳng có ai đặt ra cả. Có chăng người ta chỉ bảo nhau đi đứng thế nào cho cái dáng người nó đàng hoàng, thanh thoát.

Nhìn cái dáng đi dáng đứng mà đoán được cái tính nết, cái tư cách của con người. Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà đi là cái thế đi của kẻ trượng phu. Đi đứng ngả nghiêng, khuỳnh khuỳnh, chân chữ bát, đi đứng xiêu vẹo hay khúm na khúm núm, lùi ra lùi vào là lối đi của kẻ tiểu nhân…

Sống chậm cuối tuần: Học đi - Hình 1

Tranh của họa sĩ Hữu Lộc (Tranh dự thi Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam 2018)

2. Việc học đi thuở xưa chẳng có ai đặt ra mà có đặt ra thì cũng chẳng biết dạy đi như thế nào vì làm gì có đường sá, xe cộ, luật lệ đi lại, xử phạt mà dạy.

Nay, nông thôn chúng ta đang tiến nhanh trên con đường đô thị hóa. Đường sá mở ra tới tận thôn xóm. Hầu như nhà nào cũng có xe đạp, xe máy và có hộ đã sắm xe công nông, xe tải, xe con. Việc đi lại khắp nơi trên đất nước không còn giản đơn như xưa nữa. Ra đường không thể theo lối “đường ta, ta cứ đi”. Muốn đi phải thì đi phải, muốn đi trái thì đi trái. Muốn rẽ ngang rẽ tắt là cứ tùy tiện mà rẽ. Bởi thế, việc học đi đã trở thành một nhu cầu học tập của tất cả mọi người.

Trẻ em ở nông thôn, thành thị ngày nay đến lớp mẫu giáo hay vào trường tiểu học đều phải học đi theo đúng luật giao thông. Các em đã được dạy cách qua đường, nhận biết đèn xanh đèn đỏ và đi bên phải đường…

Tuy nhiên, nhiều ứng xử phức tạp trong việc đi lại trong hệ thống giao thông hiện đại thì chỉ học như vậy cũng chưa đủ. Ở cấp mẫu giáo, tiểu học trong nhiều vùng nông thôn miền núi, theo chương trình học tập, các em cũng biết khi thấy đèn đỏ thì dừng lại, đèn xanh thì vượt qua nhưng thực tế tại quê mình thì làm gì có đèn giao thông, đại lộ. Lớn lên, các em lên tỉnh, ra thành phố học tập, làm việc lại phải có thời gian làm quen và lập phản xạ giao thông đô thị. Đó cũng là một quá trình học tập và thích ứng.

Nhiều người lớn từ nông thôn ra thành phố, nếu không được học và được thực hành tham gia đi lại cũng rất bỡ ngỡ và khó khăn trong thích ứng đi lại nơi đô thị.

Video đang HOT

3. Cũng phải nói một điều nữa rằng tổ chức giao thông đô thị của chúng ta còn quá nhiều bất cập. Nhiều người nước ngoài sống trong các đô thị lớn, với họ, luật giao thông quá rành nhưng khi phải đi lại trên đường sá Thủ đô hay các đô thị lớn của ta họ cũng chẳng biết đi như thế nào nữa vì dù có bật đèn xanh ở nơi ngã tư đường thì người đi bộ vẫn phải tìm cách lách mà qua các làn xe. Sang Việt Nam, lại phải học cách đi lộn xộn của người Việt chẳng giống ai.

nhà khoa học nước ngoài chỉ vì thích thú nghiên cứu các dòng người đi lại lộn xộn ở Thủ đô ta để tìm ra cái quy luật của người đi lộn xộn, nêu thành học thuyết về sự đi lại hỗn độn nên đã bị tử nạn khi qua đường!

Bởi vậy, học cách đi lại là một chuyện, tổ chức sao để đi lại cho khoa học cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng để đảm bảo cái quyền đi lại an toàn của mọi người.

Có chuyện ông bố đèo con trên xe máy, tới ngã tư, đèn đỏ, mắt trước mắt sau không thấy cảnh sát giao thông đứng gác góc phố là phóng vèo qua. Thằng con ngồi sau nhắc bố “Sao đèn đỏ bố lại vượt qua”? Ông bố trả lời “Ối dào! Làm gì có công an mà sợ”. Thầy cô giáo dạy một đằng, cha mẹ lại dạy con một nẻo. Bố dạy con đi lại như thế thì chuyện học đi ở nhà trường phỏng có ý nghĩa gì?

Lại đây đó có chuyện cảnh sát giao thông rình hễ ai chạm vạch là cầm dùi cui ra chặn để phạt, thậm chí “làm luật”. Không phải nơi nào cũng được như cảnh sát giao thông ở Đà Nẵng thấy xe tỉnh lạ không thuộc đường thì ân cần giải thích và hướng dẫn người đi cho đúng luật mà không đe nẹt phạt nặng hay “làm luật”.

Rõ ràng trong giao thông của đất nước ta còn quá nhiều điều cần phải học. Từ cách học đi cho đúng luật, học tổ chức giao thông cho văn minh hiện đại và học cách ứng xử giữa người đi đường với nhau, cách ứng xử giữa cảnh sát với nhân dân cho phải phép.

Có lẽ nên thêm vào bài học đầu đời của dân Việt ta ngoài “học ăn, học nói, học gói học mở” cần phải có thêm “học đi” nữa. Không thể muốn đi thế nào thì đi.

Vũ Thế Long

Theo thethaovanhoa

'Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục'

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nói không nên xem thường nói ngọng, "nói ngọng thì viết cũng sẽ ngọng", không chỉ ảnh hưởng tới khả năng thuyết trình mà cả uy tín của nền giáo dục.

Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục - Hình 1

Các ĐBQH thảo luận dự án Luật Giáo dục sửa đổi tại tổ TP.HCM chiều 8-11 - Ảnh: B.D

Thảo luận tổ về Luật Giáo dục sửa đổi chiều 8-11, các đại biểu tập trung vào các nội dung như chế độ chính sách cho giáo viên, thiết kế chương trình giáo dục hiện nay quá nặng, giáo dục Việt Nam vẫn loay hoay tìm lối ra mà chưa có một triết lý tóm gọn nào để định hình xuyên suốt từ học trong trường cho tới khi ra ngoài xã hội.

Đừng coi thường nói ngọng

Đề cập một yếu tố nhỏ cần điều chỉnh, bổ sung trong chương trình giáo dục tổng thể tại dự thảo luật, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng dù rất nhỏ nhưng không nên xem thường tật nói ngọng.

Theo ông Nghĩa, từ trước tới nay trong nhà trường khâu học nói hay bị bỏ qua, trong khi việc này phải làm ngay từ mẫu giáo tới phổ thông thì mới có thể sửa được những học sinh nói ngọng.

"Tôi hồi nhỏ xíu cũng nói ngọng, nhưng lên lớp 1, lớp 5 thì người ta tập đọc rồi từ đó tôi sửa được", ông Nghĩa lấy ví dụ chính bản thân mình.

Nghe ý kiến của ông Nghĩa, có đại biểu cho rằng không nên gọi là "nói ngọng" mà cần từ chính xác là "nói chưa chuẩn". Nhưng ông Trương Trọng Nghĩa cho rằng hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

"Ngọng là một thói quen hết sức bình thường nhưng sẽ cản trở rất nhiều thứ đối với một học sinh nếu không được sửa chữa ngay từ lúc còn đi học. Người nói ngọng thì sẽ viết ngọng, ảnh hưởng tới khả năng thuyết trình, giảng dạy và ảnh hưởng tới uy tín của cả nền giáo dục", đại biểu TP.HCM nói.

"Bây giờ có những người lớn rồi, thậm chí bằng cấp cao rồi mà vẫn viết sai do nói ngọng. Tôi đề nghị có giải pháp để giải quyết".

Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục - Hình 2

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) - Ảnh: Quochoi.vn

Lương không đủ sống thì nhà giáo cũng phải làm đủ nghề

Rất nhiều đại biểu đề nghị sửa Luật Giáo dục phải kiên quyết không tiếp tục nói chung chung là "chi trả, có chế độ trợ cấp cho nhà giáo tuỳ theo công việc và lao động". Cách nói đó, theo các đại biểu, không rõ ràng và không giải quyết được gì.

Thời gian qua có nhiều vụ việc liên quan đến đạo đức nhà giáo, xã hội, phụ huynh, học sinh ít nhiều sút giảm thiện cảm đối với nhà giáo, đều có nguyên nhân từ việc người thầy vì áp lực cuộc sống quá lớn mà phải lăn lộn, tìm cách trang trải cuộc sống, nhiều đại biểu chỉ ra.

"Nhà nước khi khấm khá thì trả cho nhà giáo lương cao còn khi gặp khó khăn thì lại khác. Làm như thế là chưa đặt vai trò nhà giáo đúng mức, chưa đặt nặng chuyện đi từ cái căn bản nhất để người thầy tạo ra một con người nhân cách cho xã hội", đại biểu Nguyễn Văn Chương (TP.HCM) nói.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cùng đoàn cũng cho rằng lâu nay dư luận cứ phê phán giáo viên dạy thêm lấy tiền, nhưng vấn đề quan trọng nhất là vì sao họ lại phải làm thế thì chưa giải quyết được.

"Lương không đủ sống thì nhà giáo cũng phải đi làm đủ nghề để kiếm sống. Nhà giáo là những người đào tạo, rèn dạy và định hình nhân cách con người của xã hội. Xã hội tốt đẹp hay không có công vô cùng to lớn của người thầy. Giờ thấy chế độ cho các thầy cô thấp quá, trong khi dự thảo luật lần này vẫn chỉ nói chung chung, không rõ ràng", bà Lan nói.

Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục - Hình 3

Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) thảo luận tại tổ về dự án Luật Giáo dục chiều 8-11 - Ảnh: LÊ KIÊN

Nhiều vấn đề chưa thực sự "quốc sách"

Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) bình luận: Vị thế của ngành giáo dục trong quá khứ, hiện tại và tương lai đều rất quan trọng, như nghị quyết của Đảng thì nó là quốc sách hàng đầu, nhưng trên thực tế thì cũng có những việc, những vấn đề chưa thực sự "quốc sách".

"Thực tiễn vừa qua tôi cảm nhận rằng chỉ số hạnh phúc của học sinh chưa cao, sự hài lòng của phụ huynh chưa cao. Với một ngành mà liên quan đến mọi gia đình, thì 99 việc làm tốt, chỉ 1 việc chưa tốt cũng làm băn khoăn xã hội", ông Thưởng nói.

Đại biểu Phú Thọ phân tích vấn đề sách giáo khoa: "Ví dụ như môn lịch sử nếu cứ nhồi nhét vào đầu học sinh những sự kiện, những con số thì các cháu rất khó học. Mà có mười mấy môn học nhồi nhét vào đầu học sinh rất là khổ.

Cái mà nhiều học sinh bây giờ không hạnh phúc là thầy cô và cha mẹ bắt các em phải giỏi mọi thứ, trong khi với từng em chỉ có năng khiếu một vài môn thôi. Thi cử thì tôi đề nghị phải xem xét lại, theo hướng thi tốt nghiệp phổ thông thì nhẹ nhàng thôi, nhưng thi đại học thì phải chọn được người tài".

Đại biểu Cao Đình Thưởng cho rằng muốn nâng tầm chất lượng giáo dục thì phải quan tâm đến các "máy cái", tức là các trường sư phạm, là giáo viên, khắc phục tình trạng hiện nay nhiều địa phương không thể thu hút các học sinh, sinh viên giỏi vào ngành sư phạm.

"Luật phải thể hiện được triết lý của giáo dục Việt Nam, ngắn gọn, cô đọng, ai cũng nhớ, cũng hiểu. Triết lý giáo dục Việt Nam phải không được nhầm lẫn với các nước khác."

Đại biểu Cao Đình Thưởng (Phú Thọ)

Theo tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Choáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phúChoáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phú
16:53:50 22/01/2025
Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối nămChồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm
20:50:22 22/01/2025
Công Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệtCông Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
19:11:55 22/01/2025
Sao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷSao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷ
16:01:13 22/01/2025
Lời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đườngLời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đường
18:20:37 22/01/2025
Sao Việt thưởng Tết nhân viên: Việt Hương tặng ô tô, Hoà Minzy lì xì gần nửa tỷSao Việt thưởng Tết nhân viên: Việt Hương tặng ô tô, Hoà Minzy lì xì gần nửa tỷ
16:03:31 22/01/2025
Thích cái cách Thành Chung si mê vợ hotgirl, 7 năm bên nhau vẫn một ánh mắt chiều chuộng, viên mãn với 2 căn nhàThích cái cách Thành Chung si mê vợ hotgirl, 7 năm bên nhau vẫn một ánh mắt chiều chuộng, viên mãn với 2 căn nhà
19:12:07 22/01/2025
Sao nam Vbiz 12 giờ đêm vẫn gọi vợ ra làm 1 việc, soi clip cận cảnh mới gây bất ngờSao nam Vbiz 12 giờ đêm vẫn gọi vợ ra làm 1 việc, soi clip cận cảnh mới gây bất ngờ
16:59:38 22/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phản ứng đáng chú ý của Đức Phúc khi được gọi là "center" giữa đám đông

Phản ứng đáng chú ý của Đức Phúc khi được gọi là "center" giữa đám đông

Nhạc việt

21:42:26 22/01/2025
Không chỉ nói lời cảm ơn, Đức Phúc thậm chí còn cúi gập người và có hành động chắp tay như một sự biết ơn gửi đến khán giả của mình.
Thất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tới

Thất kinh với giây phút chiếc xe kẹp 4 loạng choạng hướng thẳng gầm xe container lao tới

Netizen

21:41:33 22/01/2025
Theo đoạn camera an ninh gần khu vực xảy ra sự cốghi lại, có thể thấy 4 thanh niên đã cùng nhau di chuyển trên một chiếc xe máy và không hề đội mũ bảo hiểm.
Không thể nhận ra công chúa Kpop: Tăng cân nhan sắc khác lạ khiến người qua đường phải khẳng định một điều

Không thể nhận ra công chúa Kpop: Tăng cân nhan sắc khác lạ khiến người qua đường phải khẳng định một điều

Nhạc quốc tế

21:38:26 22/01/2025
Ở tuổi 21, công chúa Kpop ngày càng xinh đẹp, trưởng thành. Nhan sắc bảo chứng của Jang Wonyoung thăng hạng nhờ 1 điều.
Nữ doanh nhân trong đường dây sản xuất phân bón giả là ai?

Nữ doanh nhân trong đường dây sản xuất phân bón giả là ai?

Pháp luật

21:32:06 22/01/2025
Trong vụ án, vợ chồng Bùi Minh Chánh (42 tuổi) và Nguyễn Thị Cẩm My (41 tuổi) bị bắt giữ, do đã thành lập nhiều công ty để sản xuất, phân phối phân bón giả.
Còn ai nhớ Keylor Navas?

Còn ai nhớ Keylor Navas?

Sao thể thao

21:30:05 22/01/2025
Thủ thành Keylor Navas thoát cảnh thất nghiệp khi trở về Nam Mỹ chơi bóng. Navas khoác áo Newell s Old Boys với bản hợp đồng kéo dài 1 năm rưỡi.
Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thế giới

21:25:02 22/01/2025
Hiện nay, công dân từ các nước như Australia có thể đến Trung Quốc với mục đích kinh doanh, du lịch hoặc thăm gia đình trong thời gian tối đa bốn tuần mà không cần thị thực.
Hà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong

Hà Nội yêu cầu công an điều tra vụ tai nạn giao thông khiến 3 người tử vong

Tin nổi bật

21:14:56 22/01/2025
Hà Nội yêu cầu lực lượng chức năng điều tra, xử lý vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến 4 người thương vong mới xảy ra trên địa bàn huyện Thường Tín.
Tình trạng bệnh ung thư của diva Hồng Nhung thế nào sau cuộc phẫu thuật đầu tiên?

Tình trạng bệnh ung thư của diva Hồng Nhung thế nào sau cuộc phẫu thuật đầu tiên?

Sao việt

20:58:00 22/01/2025
Diva Hồng Nhung đã hoàn thành một đợt điều trị ung thư vú và sẽ cố gắng vượt qua chặng hành trình nhiều khó khăn và thử thách sắp tới.
Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Sao châu á

20:41:31 22/01/2025
Trong video, khi được hỏi về cách thức chia tay bạn trai cũ, Jisoo đã chọn đáp án gặp và nói trực tiếp với đối phương hiện trên màn hình.
Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Phim việt

20:21:04 22/01/2025
Diễn viên Xuân Nghị - Mr Cần Trô nổi tiếng trong Ngày ấy ta đã yêu lần đầu đóng hài Tết cùng dàn nghệ sĩ gạo cội miền Bắc như NSND Quốc Anh, NSND Tiến Đạt, NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo).
Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Hậu trường phim

20:01:06 22/01/2025
Tối 21/1, phim Tết Bộ tứ báo thủ đã chính thức ra mắt truyền thông Hà Nội. Ngoài Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ nhờ lượng fan hùng hậu.