Son môi cũng thành “sát thủ”
Thời gian dài sử dụng son môi có thể dẫn đến nhiễm độc chì mãn tính làm hại đôi môi.
1. Dễ bị dị ứng
Thành phần chủ yếu của son môi là lanolin, sáp và thuốc nhuộm. Do thành phần lanolin phức tạp nên dễ dẫn các đến phản ứng nhạy cảm như môi bị khô nứt nẻ, có khi còn cảm thấy ngứa hoặc đau nhẹ ở môi.
2. Chứa chất gây ung thư
Hầu hết son môi đều sử dụng thuốc nhuộm nhựa than đá, chất có nguy cơ gây ung thư. Sau khi thoa son lên môi, các động tác như nói chuyện, uống nước, ăn cơm, sẽ khó tránh khỏi việc vô ý liếm phải son môi.
Hơn nữa, chất bảo quản, chất chống oxy hóa BHA có trong son môi đã được chứng minh là chất gây ung thư. Như chất bảo quản (paraben) có thể gây ung thư vú.
Video đang HOT
Ngoài ra, màu sắc nhân tạo của son môi, khi tiếp xúc với bức xạ cực tím, có thể sẽ chuyển hóa về nguyên bản gốc, dẫn đến bệnh ung thư.
Son màu hồng, đỏ có hàm lượng kim loại chì, catmi cao (Ảnh minh họa)
3. Dễ hấp thụ vi khuẩn
Lanolin trong son môi có tính hấp thụ tương đối mạnh, có thể “hấp thụ” bụi, vi khuẩn, virus, một số kim loại nặng dính lên môi. Khi uống nước, khi ăn, có thể các chất dính vào son trên môi sẽ theo thức ăn vào cơ thể, gây nguy hại đến sức khỏe.
4. Dễ bị trúng độc chì mãn tính
Theo các tài liệu nước ngoài, trong số các bạn nữ mắc bệnh ung thư, có tới 18,2% bệnh nhân có liên quan đến việc sử dụng son môi thường xuyên. Son màu hồng, đỏ có hàm lượng kim loại chì, catmi khá cao, thời gian dài hấp thụ các chất này vào cơ thể, sợ rằng cơ thể sẽ bị trúng độc chì mãn tính, kéo theo thiếu máu, đau bụng, suy thận cấp, và các vấn đề về bệnh lý thần kinh.
Khi sử dụng, bạn nên chú ý, khi phát hiện thấy dấu hiệu dị thường sau khi thoa son môi, bạn nên kịp thời rửa sạch môi và ngừng đánh loại son đang sử dụng.
Theo VNN
Bí quyết để son lâu phai
Bạn không nên thoa đi thoa lại suốt cả ngày. Biết chọn công thức đúng và làm theo những mẹo đơn giản sau đây, bạn sẽ có màu son bền đẹp.
Chuẩn bị môi: Cần mềm và mướt. Uống nhiều nước và dưỡng ẩm môi bằng loại dầu sáp, đặc biệt nếu bạn sống nơi khí hậu khô và gió. Khi tắm, dùng khăn mềm tẩy nhẹ da môi để lấy đi những tế bào chết và để có một bề mặt mềm mại. Nếu son mau bay, thêm một lớp mỏng sơn lót trước khi thoa son hoặc dùng son bóng.
Chọn công thức đúng: Màu son được phân nhiều loại như: lì - không nhũ (matte), kem (crème) hay nhũ (frost). Son không nhũ cho màu thật nhưng không nhiều bóng, chứa ít dưỡng ẩm hơn những loại khác và làm môi khô. Son kem bóng vừa, lâu phai hơn nếu bạn dặm thêm ít phấn bột hay sơn lót cho môi trước khi thoa son môi. Loại này hợp với phụ nữ chín chắn hay những người có môi khô. Son nhũ chứa hạt li ti màu bắt sáng. Loại son này dùng vào buổi tối vì nó tạo nét quyến rũ, nhưng cần thận trọng vì dễ trông như sáp và khô.
Son môi đẹp cả ngày chỉ cần vài mẹo nhỏ
Kẻ viền môi: Sau khi chuẩn bị môi với bột phấn, sơn lót hay thậm chí một lớp foundation, kẻ môi bằng chì màu trung tính với tông gần với màu môi tự nhiên. Tránh kẻ đường viền môi quá đậm. Thoa lớp lót môi và kẻ viền môi tự nhiên. Giúp màu môi lâu phai, thoa môi bằng chì viền để tạo một lớp foundation.
Dùng cọ môi: Dù mất thời gian, nhưng đó là cách tốt nhất, nhưng đảm bảo màu son sẽ thoa đến góc môi.
Son bóng: Thoa nhẹ một lớp son bóng để thêm phần bóng bẩy - chỉ thoa ở giữa môi dưới. Nếu bạn không thích trang điểm đậm, bạn có thể chỉ dùng son bóng. Son bóng tạo độ bóng sáng với chút màu nhẹ. Tránh dùng quá nhiều son bóng.
Màu son: Chọn son hay son bóng theo mùa. Màu quả mọng và mận chín là được chọn nhiều. Màu đỏ thật cũng phổ biến. Tránh màu đỏ gạch và cam vì nó sẽ làm răng trông có vẻ vàng hơn.
Theo VNE
Phái đẹp phóng tay vì giấc mơ V- line Mê mẩn với gương mặt sao Hàn, giới trẻ Việt không ngại chi hàng trăm triệu làm đẹp. Kpop và Điện ảnh Hàn Quốc với những ngôi sao sở hữu khuôn mặt trái xoan kiêu sa, gợi cảm đang dấy lên một "giấc mơ làm đẹp" trong hàng triệu fan Việt, nhất là những người có khuôn mặt còn nhiều khuyết điểm. Dù...