Sơn La: Trao chứng chỉ giảng dạy cho 25 nông dân giỏi
Cầm giấy chứng nhận đỏ chót trên tay, 25 học viên là nông dân giỏi đến từ các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La, ai cũng vui mừng, phấn khởi. Từ nay, họ đã trở thành những tập huấn viên, với trọng trách truyền đạt, tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt tới bà con nông dân ở các xã, bản.
Sáng 20.4 Hội Nông dân tỉnh Sơn La tổ chức lễ trao giấy chứng nhận của Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (Đại học Sư phạm Tây Bắc) cho 25 học viên là nông dân giỏi ở các huyện, thành phố của tỉnh Sơn La.
25 nông dân giỏi được đào tạo thành tập huấn viên
25 học viên này tham gia khóa tập huấn, đào tạo nông dân tiêu biểu thành tập huấn viên, do Hội Nông dân tỉnh tổ chức từ ngày 16 – 20.4. Trong thời gian tập huấn, các học viên được giảng viên đến từ Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, thuộc Trường Đại học Sư phạm Tây Bắc, chuyển giao những kỹ năng truyền đạt kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; cách nhận biết và phòng trừ sâu bệnh hại đối với cây trồng; cách chọn giống tốt; phương pháp cắt tỉa, tạo tán cho cây ăn quả…
Khóa tập huấn, đào tạo nông dân tiêu biểu thành tập huấn viên diễn ra trong 5 ngày
Anh Hoàng Văn Lưu – Cán bộ Trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ (Đại học Sư phạm Tây Bắc) – giảng viên khóa tập huấn, đào tạo nông dân tiêu biểu, cho biết: 25 học viên tham gia khóa tập huấn đều là những nông dân giỏi, tiêu biểu của các huyện, thành phố thuộc tỉnh Sơn La.
Theo anh Lưu, mục đích chính của khóa tập huấn là chuyển giao kỹ năng truyền đạt cho các học viên. Bởi lẽ, các học viên đều có nhiều kinh nghiệm cũng như nắm chắc kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả, vật nuôi, nhưng lại chưa biết cách truyền đạt cho người khác hiểu.
Video đang HOT
Kết thúc khóa tập huấn, các học viên được trao giấy chứng nhận
Cầm giấy chứng nhận đỏ chót trên tay, ông Vũ Văn Liên, ở H8 (xã Mường Hum, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) tự tin chia sẻ: Khóa tập huấn rất bổ ích cho tôi cũng như các học viên khác. Không chỉ được học lý thuyết mà chúng tôi còn được đi tham quan nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả trong tỉnh.
“Ngoài nắm bắt những kiến thức do thầy giáo truyền đạt, chúng tôi còn có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua đây, tôi đã hiểu rõ hơn quy trình kĩ thuật chăm sóc cây ăn quả cũng như cách nhận biết sâu bệnh hại và các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh. Sau khóa học này, khi trở về tôi sẽ phổ biến lại những kiến thức đã được tiếp thu cho Chi hội trưởng nông dân của bản và bà con nông dân…”, ông Liên bày tỏ.
Ông Cầm Văn Minh – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân tỉnh Sơn La, nhấn mạnh: “Giấy chứng nhận khóa tập huấn, đào tạo nông dân tiêu biểu thành tập huấn viên chính là chứng chỉ hành nghề làm “giảng viên nông dân” dạy nông dân. Đây là khóa tập huấn, đào tạo nông dân tiêu biểu thành tập huấn viên đầu tiên của tỉnh Sơn La. Sau khóa tập huấn này, các học viên trở về bản, tiểu khu sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ bà con nông dân các xã, bản về kĩ thuật trồng, chăm sóc cây, con các loại, để xuất hiện thêm nhiều những nông dân giỏi trên địa bàn.
Theo Dân Việt
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Phải chọn người có trách nhiệm với xã hội tham gia tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2019
Đề cập đến từng khâu của kỳ thi THPT quốc gia 2019 như chuẩn bị đề thi, coi thi, chấm thi, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, phải chọn đúng người tham gia vào các khâu này, "Đây không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm với xã hội".
Chiều 10/4, Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm năm 2019 đã họp phiên đầu tiên. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Trưởng Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2019 chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo
Hoàn thiện phần mềm quản lý thi và tuyển sinh
Theo Quyết định về việc thành lập Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019, Ban Chỉ đạo gồm 37 thành viên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ là Trưởng ban. Tổ Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo gồm 32 thành viên.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo tại phiên họp cho thấy, công tác chuẩn bị thi và tuyển sinh năm 2019 đã được tiến hành tích cực trên cơ sở rút kinh nghiệm công tác tổ chức thi và tuyển sinh những năm trước đó, nhất là năm 2018.
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thi, tuyển sinh đã được ban hành đầy đủ trên cơ sở tham khảo ý kiến rộng rãi trong và ngoài ngành nên có tính thực tế, khả thi và đồng thuận xã hội cao, đam bảo làm căn cứ pháp lý để chỉ đạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2019.
Cụ thể một số công việc đã được triển khai thời gian qua: Hoàn thiện phần mềm quản lý thi và tuyển sinh, phần mềm chấm thi trắc nghiệm; đồng thời tổ chức tập huấn các phần mềm này; chuẩn bị ra đề thi; tổ chức đăng lý dự thi THPT quốc gia, đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đáp ứng tiến độ và yêu cầu tổ chức thi; dự thảo phương án điều động các trường đại học, cao đẳng về địa phương phối hợp tổ chức thi...
"Đây là nhiệm vụ chính trị"
Phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh đến việc nâng cao nhận thức cho tất cả các thành phần, đối tượng tham gia vào kỳ thi, từ các thành viên Ban chỉ đạo trung ương, địa phương, cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội.
Bộ trưởng yêu cầu Cục Quản lý chất lượng chuyển tải toàn bộ tài liệu, thông tin đến từng trường THPT, có văn bản yêu cầu giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh, phụ huynh tham khảo đầy đủ các thông tin, tài liệu này, tránh việc thông tin về kỳ thi, tuyển sinh không đến được với những người cần biết.
Riêng với những người tham gia tổ chức kỳ thi, Bộ trưởng chỉ đạo cần xây dựng một cẩm nang ngắn, trong đó làm rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của từng người; từng bước, từng khâu để thực hiện vai trò, trách nhiệm.
Bộ trưởng đề cập đến từng khâu của kỳ thi như chuẩn bị đề thi, coi thi, chấm thi với chỉ đạo chung là phải chọn đúng người tham gia vào các khâu này; nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng người. "Đây không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm với xã hội" - Bộ trưởng nêu rõ.
Nhấn mạnh đến vai trò của công tác thanh tra, Bộ trưởng chỉ đạo, đội ngũ làm công tác thanh tra phải được lọc lựa kỹ, có chuyên môn, nghiệp vụ sâu, tinh thần trách nhiệm cao; các đoàn thanh tra phải có cơ cấu gọn nhẹ; công tác thanh tra đảm bảo thực chất. "Tất cả các khâu của kỳ thi phải thể hiện rõ vai trò của hoạt động thanh tra, giám sát. Có vấn đề gì đội ngũ này phải chịu trách nhiệm".
Đối với công tác tuyển sinh, Bộ trưởng nêu rõ, phải thể hiện được rõ vai trò của hướng nghiệp trong công tác tuyển sinh, tránh việc vì được đăng ký nhiều nguyện vọng mà học sinh mơ hồ trong định hướng nghề nghiệp. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị tham gia tuyển sinh tăng cường hướng dẫn cho học sinh để các em chọn lựa đúng ngành, trường phù hợp với khả năng của bản thân và yêu cầu của thị trường lao động.
Bộ GD&ĐT không đứng ra áp điểm sàn
Trước đề xuất của Trường Đại học Y Hà Nội về việc cần có điểm sàn cho nhóm ngành sức khỏe, Bộ trưởng cho biết, đây là vấn đề mà các trường trong nhóm ngành sức khỏe phải tự cân nhắc, bàn bạc và báo cáo Ban Chỉ đạo. "Bộ không đứng ra áp điểm sàn, các trường tự chấp nhận điểm sàn và phải chịu trách nhiệm về chất lượng" - Bộ trưởng nói.
Theo kế hoạch, thời gian tới, Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2019 sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai xây dựng, hoàn thiện ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi; thành lập Hội đồng ra đề thi THPT quốc gia năm 2019; nhanh chóng hoàn thiện phần mềm thi, tuyển sinh; hoàn thiện phương án điều động các trường đại học, cao đẳng về địa phương phối hợp tổ chức thi; thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác thi, tuyển sinh; tăng cường truyền thông về thi và tuyển sinh...
Minh Thu
Theo Dân trí
Học viện Biên phòng tập huấn công tác khảo sát thí và đảm bảo chất lượng giáo dục - đào tạo năm 2019 Chiều 4-4, Học viện Biên phòng tổ chức Tập huấn công tác Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục-đào tạo năm 2019 cho cán bộ, giảng viên trong toàn Học viện. Dự và chỉ đạo có Thiếu tướng Trịnh Hoàng Hiệp, Giám đốc Học viện Biên phòng; Đại tá, TS Nguyễn Minh Khôi, Trưởng phòng Khảo thí, Cục Nhà trường, Bộ...