Sơn La tổ chức vinh danh 1 tân phó giáo sư và 21 tiến sĩ
Ngày 12/1 Hội khuyến học tỉnh Sơn La đã tổ chức vinh danh 1 phó giáo sư và 21 tiến sĩ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 100 tiến sĩ.
Những người được vinh danh là những công dân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong cống hiến, bảo vệ an ninh Tổ quốc, tiêu biểu trong học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học… có ảnh hưởng trong lĩnh vực công tác, đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của tỉnh.
Sơn La là tỉnh miền núi, biên giới với 12 dân tộc trên 80% dân số là người dân tộc thiểu số, đời sống bà con còn nhiều khó khăn nên việc học tập, nghiên cứu khoa học của con em đồng bào ở không ít địa phương, đặc biệt là cơ sở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.
Để nâng cao chất lượng giáo dục một cách đồng đều, Sơn La đã xác định phải có chính sách đặc thù với khu vực này. Nhờ các chính sách khuyến học, khuyến tài hiện trên địa bàn tỉnh có 100% xã phường, thị trấn, ở 12 huyện, thành phố có hội khuyến học.
Vinh danh các tập thể, cá nhân đạt giải toàn quốc.
Video đang HOT
Với hơn 300.000 hội viên bằng 25,3% dân số tỉnh, Hội khuyến học tỉnh đã ký kết văn bản hợp tác với 12 cơ quan, ban, ngành tỉnh và các cơ quan ban ngành huyện thực hiện chương trình khuyến học khuyến tài.
Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập. Toàn tỉnh có gần 205.300 gia đình đạt “Gia đình học tập”; gần 600 dòng họ đạt “Dòng họ học tập”; 2.509 tổ, bản; 623 cơ quan, doanh nghiệp được công nhận “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”; 81 xã đạt “Cộng đồng học tập” cấp xã.
Vinh danh các phó giáo sư và tiến sĩ.
Những năm gần đây tỉnh Sơn La có bước phát triển về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ học vấn, năng lực hoạt động, công tác về trí tuệ.
Tỉnh Sơn La đã có nhiều công trình đạt giải thưởng cao trong nước và quốc tế đóng góp vào sự phát triển văn hóa, xã hội, khoa học, giáo dục văn nghệ, thể thao…
Các trường đại học thiếu giáo sư, phó giáo sư
Theo các trường đại học, đội ngũ giáo sư, phó giáo sư đang thiếu hụt nghiêm trọng do có một thời gian, Việt Nam bị "đứt gãy" thế hệ kế cận.
Nhiều trường đại học đang thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư. Ảnh: Diệp An
Năm 2019, Việt Nam có 73.312 giảng viên đại học (ĐH), trong đó 21.106 giảng viên có bằng tiến sĩ (28,8%) và hơn 44.705 có bằng thạc sĩ (60,9%), tổng cộng chiếm 89,7% tổng số giảng viên. Năm 2005, chỉ có 12% giảng viên có bằng tiến sĩ và 32% giảng viên có bằng thạc sĩ. Dù có tiến bộ, nhưng tỉ lệ 28,8% giảng viên có trình độ tiến sĩ vẫn thuộc mức thấp. Năm 2010, Malaysia có tỷ lệ tiến sĩ trên tổng số giảng viên ĐH là 73%; tỷ lệ này ở Sri Lanka năm 2015 là 55%.
Tỷ lệ giảng viên là phó giáo sư, giáo sư còn thấp hơn. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đết hết năm 2019, các ĐH, học viện, trường ĐH đào tạo trình độ đại học có 619 giáo sư, 4.831 phó giáo sư. Đối với các trường cao đẳng đào tạo ngành giáo dục mầm non có 1.891 giảng viên cơ hữu giảng dạy chuyên ngành giáo dục mầm non với 2 phó giáo sư, 144 tiến sĩ, 1.363 thạc sĩ. Điều đó cho thấy các trường ĐH, nhất là các trường đào tạo ngành khoa học cơ bản, đang thiếu trầm trọng giáo sư, phó giáo sư.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tuyển và bổ nhiệm vị trí giáo sư, phó giáo sư năm 2021, trong đó nhu cầu bổ nhiệm giáo sư là 8 người và phó giáo sư là 23 người. Theo đó, trong 13 ngành, chuyên ngành thông báo có nhu cầu bổ nhiệm phó giáo sư, giáo sư, lĩnh vực Khoa học trái đất/Khoa môi trường thiếu trầm trọng nhất - 5 giáo sư và 9 phó giáo sư. Nhưng kết quả xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm nay của Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho thấy, ngành Khoa học trái đất không có ứng viên nào đạt tiêu chuẩn giáo sư.
PGS.TSKH Vũ Hoàng Linh, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết, trường rất cần các vị trí giáo sư, phó giáo sư vì những năm qua, phần lớn các giáo sư, phó giáo sư của trường đã lớn tuổi và nghỉ hưu. Thậm chí, một số bộ môn của trường hiện nay không còn giáo sư, phó giáo sư nào, các cán bộ đều là tiến sĩ trẻ nên cần thêm một vài năm mới đủ chuẩn dẫn đến tình trạng "trắng" đội ngũ giáo sư, phó giáo sư.
Ông Linh cho hay, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hiện có 19 giáo sư và 112 phó giáo sư trên tổng số 309 giảng viên cơ hữu, chiếm tỷ lệ 42%, có thể nói là rất cao trong các trường ĐH ở Việt Nam. "Để đội ngũ các nhà khoa học trẻ tài năng của trường đạt đủ các điều kiện của chức danh giáo sư hay phó giáo sư thì phải đợi thêm một vài năm nữa. Vì vậy, thời gian tới, trường vẫn thiếu nhiều vị trí giáo sư, phó giáo sư", ông nói.
ào tạo không kịp thời, ngắt quãng
Về sự thiếu hụt nghiêm trọng này, ông Linh lý giải, đây là hệ quả của việc đào tạo, bổ sung đội ngũ không kịp thời và thiếu liên tục trong quãng thời gian 20-25 năm trước. Một phần do trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhà trường không có nhiều chỉ tiêu tuyển dụng cán bộ. Bên cạnh đó, nhiều người được cử đi học nước ngoài nhưng không trở lại trường.
Theo ông, sự "đứt gãy" thế hệ này không chỉ diễn ra tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên mà còn ở nhiều trường ĐH khác, nhất là các trường đào tạo ngành khoa học cơ bản. Một vấn đề nữa các trường ĐH đào tạo các ngành khoa học cơ bản cũng sẽ phải đối mặt là ngày càng ít ứng viên tham gia nghiên cứu sinh các ngành học này.
Tỷ lệ sinh viên/1 vạn dân còn thấp
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, quy mô đào tạo năm 2019 của Việt Nam là 1.526.111 sinh viên, với tỉ lệ sinh viên/1 vạn dân ước đạt khoảng 220. Năm 2005, Thái Lan có 374 sinh viên/1 vạn dân, Nhật Bản có 316 sinh viên/1 vạn dân, Hàn Quốc có 674 sinh viên/1 vạn dân. Nếu nhìn vào số liệu này thì Việt Nam đang chậm so với các quốc gia trên khoảng 14 năm.
Chống bệnh thành tích trong giáo dục: Cần thay đổi căn bản mọi mặt Công việc đầu tiên phải bắt đầu từ việc đào tạo giáo viên, sử dụng giáo viên. Đã có một thời, chúng ta ưu tiên cho những người học sư phạm không phải đóng học phí, rồi chương trình thất bại bởi đa phần người học không chọn nghề đi dạy. Chúng tôi ủng hộ báo Sài Gòn Giải Phóng mở diễn đàn...