Sơn La, nâng điểm thi giá 1 tỷ đồng: Bằng lương 30 năm làm nghề giáo!
Một giáo viên đi dạy bằng sức lao động chính đáng, tính cả tiền dạy thêm, gia sư… tích cóp cả đời cũng khó lòng chạm được đến số tiền 1 tỷ đồng.
Đó là chia sẻ của giáo viên trước thông tin về gian lận điểm thi ở Sơn La, có bị can khai với công an để rút bài sửa nâng điểm 3 môn đạt đến mức tổng điểm yêu cầu trong tổ hợp xét tuyển đại học, trung bình mỗi trường hợp “giá” là 1 tỉ đồng.
Lương 30 năm dạy học mới bằng 1 lần nâng điểm
Cô Nguyễn Thu Hằng, trường tiểu học Đoàn kết (Hà Nội) bất ngờ và không tin vào số tiền gọi là “chi phí” nâng điểm tới 1 tỷ đồng này, “tôi đã đọc thông tin này ít nhất 5 lần để tránh không bị nhầm lẫn, mỗi một lần đọc là một lần sốc. Tôi tự hỏi, ngoài sức hút về đồng tiền thì liệu có động lực nào khác khiến các cán bộ ấy bất chấp cả sự nghiệp của mình mà liều đến vậy”.
Giáo viên tiểu học như chúng tôi, lương tính theo hệ số 2,34- 4,89 nhân 1.390.000 đồng/tháng, cộng thêm cả tiền dạy học ngoài giờ trên lớp, tiền trông thi, tiền bồi dưỡng các hoạt động ngoại khóa… trung bình lương được gần 4 triệu đồng/tháng. Cứ tính theo lũy tiến như vậy thì phải đến 30 năm không ăn, không tiêu chúng tôi mới có đủ số tiền bằng một lần nâng điểm thi.
Thử hỏi, 44 thí sinh được nâng điểm tương đương 44 tỷ đồng, số tiền này đủ để chi trả lương cho giáo viên của một tỉnh trong nửa năm nhưng lại được các cán bộ hô biến vào túi tiền cá nhân… thật choáng váng!.
Cô Trần Thị Tuyết Mai, trường THPT Đoan Hùng (Phú Thọ) đã thốt lên “quá kinh khủng!”. Một giáo viên đi dạy bằng sức lao động chính đáng, tính cả tiền dạy thêm, gia sư… tích cóp cả đời cũng khó lòng chạm được đến số tiền 1 tỷ đồng, một con số mơ ước của hàng triệu thầy, cô giáo.
Đặt câu hỏi “với giá 1 tỷ đồng các gia đình dư sức có thể cho con đi du học ở nước ngoài hoặc tạo điều kiện cho các em khởi nghiệp kinh doanh thành công… nhưng tại sao các phụ huynh đó lại chọn con đường “chạy điểm”?.
Thực chất, hành động đó nhằm mục đích muốn con mình học xong, tốt nghiệp ra trường sẽ về địa phương để “thế chân” vào các vị trí của họ đang đương nhiệm. Điều đó không dừng lại chỉ là lợi dụng chức quyền mà được quy kết vào tội “tham nhũng tương lai” mới thỏa đáng.
Nhiều giáo viên choáng trước vụ việc một số cán bộ giáo dục tỉnh Sơn La nhận nâng điểm với mức giá 1 tỷ đồng/trường hợp.
Cô Nguyễn Thu Hằng hy vọng các cơ quan xử lý đến tận gốc rễ những “con sâu đục thâm, con mọt gặm nhấm” ngành giáo dục trong suốt thời gian qua.
“Để giáo viên chúng tôi không thấy bất công khi cứ phải nai lưng đi dạy học mà vẫn chẳng thể bằng một kẻ có chút quyền ngồi điều hòa kiếm tiền bất chính” – cô Hằng bức xúc.
“Bóp chết” niềm tin trong giáo dục
Video đang HOT
Thầy giáo Nguyễn Xuân Nam, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Kỳ (Nghệ An) thẳng thắn chia sẻ, “nhiều các vị phụ huynh mạnh tay chi 1 tỷ đồng để sửa, nâng điểm cho con đều là đảng viên và cán bộ cơ quan Nhà nước chứ người dân lấy đâu ra nhiều tiền như vậy”.
Điều đó, gây đảo lộn toàn ngành giáo dục và ảnh hưởng trực tiếp tới niềm tin của nhân dân, nhất là gia đình nghèo mong cho con học hành đỗ đạt để đổi đời thì nay lại càng bi quan hơn.
Đáng buồn hơn khi nhiều gia đình không còn kì vọng vào kết quả học tập của con vì có học giỏi đến mấy, khả năng đỗ đạt vào các trường được nhà nước hỗ trợ như công an, quân đội, sư phạm, kỹ thuật… cũng rất hiếm hoi.
Đồng thời, không ít người đặt ra câu hỏi, liệu đây có phải năm đầu tiên tỉnh Sơn La thực hiện hành động sai trái này, hay đến năm nay mới bị phát hiện?. Sự băn khoăn đó như “bóp chết” niềm tin trong giáo dục, biết đến bao giờ chúng ta mới xây dựng lại được.
Hy vọng, phụ huynh của 44 em cùng cán bộ nâng điểm và đường dây “chạy điểm” sẽ bị xử lý nghiêm minh, thuận theo ý người dân, thầy Nguyễn Xuân Nam cho biết thêm.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Mai Hương, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Mở Hà Nội, cho biết, bà thật sự sốc và lắc đầu ngao ngán khi đọc được những thông tin này, nhận 1 tỷ đồng để nâng điểm là một số tiền rất lớn, hành động liều lĩnh đến bất chấp của các cán bộ giáo dục tỉnh Sơn La.
Ngoài cám dỗ về mặt giá trị kinh tế, thì đây là số tiền “bán” đạo đức nghề giáo quá rẻ mạt. Cần lên án những hành động này ngay lập tức để lấy lại niềm tin từ xã hội và trả lại công bằng cho các thí sinh.
Trên cương vị là một trường Đại học, tôi càng lo lắng hơn về “vấn nạn chạy điểm” này, bởi khi Nhà trường tiếp nhận các em có học lực yếu, kém sẽ gây ảnh hưởng tới hình ảnh, kết quả và chất lượng đào tạo nói chung. Nếu trót lọt các trường hợp như vậy thì một bộ phận sinh viên sẽ có tư tưởng không cần học, không cần nỗ lực, mọi việc sẽ được giải quyết bằng đồng tiền.
“Điều này cực kì nguy hiểm vì nó là mầm mống cho hiện tượng tiêu cực ở trong các trường Đại học” – bà Hương nhấn mạnh.
Hà Cường
Theo Dân trí
Không mua được bằng tiền, mua được bằng rất nhiều tiền!
Nếu chúng ta không trừng trị những kẻ "cướp điểm" ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, chúng ta đang làm ngơ cho gian lận thi cử...
LTS: Lời khai của bị can Trần Xuân Yến - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La về số tiền để nhận chạy điểm đang khiến dư luận hết sức bất bình.
Thầy giáo Sơn Quang Huyến đã có bài viết về vấn nạn mua điểm, chạy điểm trong giáo dục.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Một tỷ có nhiều không? Chẳng biết nhiều hay ít, trường tôi gần 40 giáo viên và nhân viên; có 14 lớp học, năm ngoái chỉ có 1,7 tỷ ngân sách; như vậy một tỷ lớn thật.
Anh B. kế toán, ngồi tính nếu lương một người đi dạy, từ khi mới ra trường đến khi về hưu chưa được... một tỷ. Một tỷ đủ để khiến "Ma quay cối, người bán mình"!
Theo lời khai của bị can Trần Xuân Yến - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, chính giám đốc sở này, ông Hoàng Tiến Đức đã đưa thông tin của 8 thí sinh để nhờ tổ chấm sửa nâng điểm.
Về "chi phí" để giúp rút bài sửa nâng điểm, có bị can khai để rút bài sửa nâng điểm 3 môn đạt đến mức tổng điểm yêu cầu trong tổ hợp xét tuyển đại học, trung bình mỗi trường hợp "giá" là 1 tỷ đồng.
Được biết, quá trình điều tra, một số bị can trong vụ án đã tự giác nộp lại số tiền thu lợi bất chính.
Điểm thi không phải không mua được bằng tiền, mà mua được bằng rất nhiều tiền! Ảnh minh họa: Họa sĩ Danh
Một tỷ, người ta đã mua được cái gì?
Phần lớn các trường hợp mua điểm ở Sơn La đã nhập học khối trường Công an, Quân đội. Như vậy người ta đã "mua được" quá trình học đại học nhà nước nuôi miễn phí; một "suất công chức"; một công việc ổn định, lương cao sau khi ra trường.
Theo "dư luận", một suất công chức giáo dục ở Hà Nội đã được "rao giá" vài trăm triệu đồng với các cô giáo "hợp đồng". Như vậy "đầu tư" một tỷ cho mỗi trường hợp nâng điểm ở Sơn La quả là "đồng tiền thông thái".
Song, cái "rẻ nhất" mà họ đã mua được là cái "vô giá" mà chúng ta đã phải mất biết bao máu xương mới có được là niềm tin của nhân dân với Đảng, với nhà nước!
Trước cổng trường đại học Nam Phi có khắc câu nói nổi tiếng của Nelson Maldela về giáo dục và sự phát triển của đất nước: "Muốn phá hủy một đất nước, không cần dùng bom nguyên tử hay tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và làm ngơ cho gian lận thi cử".
Nếu chúng ta không trừng trị những kẻ "cướp điểm" ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, chúng ta đang làm ngơ cho gian lận thi cử; chúng ta đang tàn phá đất nước thân yêu của chính mình.
Có người bảo "Chuyện gian lận thi cử vừa rồi nhằm nhò gì. Chỉ là không may bị lộ". Chuyện thanh tra được thực hiện ở một số địa phương khác, kết quả thanh tra cho thấy không có vấn đề. Tin hay không tin tùy bạn, nhưng chúng ta mong sự thật là như thế.
Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019 sắp đến, phụ huynh, học sinh đã được ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo - đưa ra cảnh báo "Thi Trung học phổ thông quốc gia 2019: Thí sinh, phụ huynh đừng nghĩ chuyện gian lận!" khi trao đổi với báo chí sáng 17/5/2019.
"Lựa chọn cán bộ làm nhiệm vụ phải cẩn thận và am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ quy trình và trách nhiệm. Tập huấn kỹ càng cán bộ coi thi để đến trường thi, ai làm vị trí nào đều phải làm tốt".Về phía các công chức đảm nhận công tác thi và chấm thi, ông Trinh cho rằng:
Ông Trinh cho biết khu vực lưu trữ đề thi, bài thi có camera an ninh giám sát, công an trực an ninh 24/24 giờ.
Việc trực đêm tại phòng lưu trữ đề thi, bài thi tại điểm thi do phó trưởng điểm hoặc thư ký là cán bộ, giảng viên của đại học, cao đẳng thực hiện. Quy trình phân công cán bộ coi thi, phát đề thi, chấm thi trắc nghiệm cũng có thay đổi so với năm 2018.
Đặc biệt, năm nay phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh sẽ được đánh phách điện tử để ngăn ngừa việc can thiệp, gian lận. Phần mềm chấm thi trắc nghiệm cũng được điều chỉnh để phát hiện gian lận, can thiệp. Mọi thao tác trên phần mềm chấm thi lưu dấu vết. Chỉ người có trách nhiệm mới có thể truy cập.
Giáo viên, giám khảo trên cả nước đã có bài học "Kẻ ăn ốc, người đổ vỏ"; Đà Nẵng đã chi 5 tỷ để chống gian lận, cấm chỉ đạo miệng trong kì thi Trung học phổ thông; các địa phương khác đã triển khai công tác thi Trung học phổ thông kĩ lưỡng; Bộ đã có các phương án kĩ thuật phòng chống gian lận. Những kẻ có ý đồ "cướp điểm" hãy đợi đấy!
Mong rằng kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2019, không có ai có thể mua được, bán được điểm, dù bằng rất nhiều tiền!
Quả báo nhãn tiền, chẳng cần phải chờ lâu; những kẻ gian lận thi cử rồi cũng bị lôi ra ánh sáng, trừng trị trước pháp luật chứ không chỉ dừng lại ở dư luận phán xét.
Tài liệu tham khảo:
https://tuoitre.vn/thi-sinh-phu-huynh-dung-nghi-chuyen-gian-lan-20190517115359532.htm
https://tuoitre.vn/gian-lan-thi-cu-o-son-la-gia-nang-diem-moi-truong-hop-trung-binh-1-ti-dong-20190525084513726.htm
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
'Vướng' chứng cứ để xử lý người nhà thí sinh gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia Phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ ngày 22/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa cho biết: Vừa qua, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với hai Bộ liên quan là Giáo dục - Đào tạo và Công an về xử lý sai phạm trong...