Sơn La: Một thí sinh mang điện thoại vào phòng thi bị đình chỉ
Trong buổi sáng nay (25/6), các giám thị tại điểm thi Trường THPT Tô Hiệu, Thành phố Sơn La đã phát hiện một thí sinh mang theo 2 chiếc điện thoại vào phòng thi sau khi đã tính giờ làm bài khoảng 15 phút.
Điểm thi Trường THPT Tô Hiệu, Tp Sơn La
Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Văn Chiến, PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia 2019 tỉnh Sơn La cho biết, thí sinh trên ngay lập tức bị đưa ra khỏi phòng thi, hội đồng thi ở điểm trường này đã lập biên bản và đình chỉ.
Ông Chiến cũng cho biết thêm, môn Ngữ văn tỉnh Sơn La có 10.450 thí sinh đăng ký dự thi. Có 2 trường hợp miễn thi và 54 trường hợp vắng mặt. Đến hết buổi sáng, không có trường hợp nào giám thị vi phạm quy chế thi. Công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia ở Sơn La vẫn được tổ chức nghiêm túc, an toàn và đúng quy chế.
Video đang HOT
Minh Thịnh
Theo GDTĐ
"Đề văn chưa phát huy được sức nghĩ, sức viết của học sinh"
Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm nay được ra với cấu trúc quen thuộc, bám sát chương trình lớp 12. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cũ kĩ, cách hỏi chưa có sự sáng tạo.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 tại TP.HCM ra về sau buổi thi môn Ngữ văn (Ảnh: Tùng Tin)
Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 được ra theo cấu trúc gồm 2 phần: Phần Đọc hiểu (3 điểm) ra một văn bản thơ và 4 câu hỏi. Phần Làm văn (7 điểm) với 2 câu - câu Nghị luận xã hội (2 điểm) và câu Nghị luận văn học (5 điểm). Trong đó, câu Nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
Cấu trúc này được Bộ GD-ĐT thông báo từ trước và đã ra trong đề thi minh họa, nên học sinh không cảm thấy bất ngờ.
Phần Đọc hiểu cho ngữ liệu là bài thơ "Trước biển" của Vũ Quần Phương. Sự phân hóa ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng được thể hiện khá rõ trong 4 câu hỏi.
Tuy nhiên, đây là một văn bản thơ - không dễ hiểu đối với học sinh. Hơn nữa, đây lại là một văn bản hoàn toàn lạ với các em nên để hiểu và trả lời được những câu hỏi này không phải là chuyện dễ dàng. Với văn bản này sẽ rất dễ dẫn đến chuyện trả lời một cách vô tội vạ, gây khó khăn cho việc chấm thi.
Câu Nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của ý chí con người trong cuộc sống. Đây là một vấn đề đã quá quen thuộc, cũ kĩ nên học sinh sẽ không khó để làm. Tuy nhiên, vì vấn đề quá cũ kĩ nên với nhiều em sẽ trở nên nhàm chán, không kích thích được khả năng tư duy và sáng tạo.
Câu Nghị luận văn học yêu cầu thí sinh trình bày cảm nhận về hình tượng con sông Hương trong tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đây là một tác phẩm được học trong chương trình 12 nên các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. Cách hỏi cũng thể hiện thành hai ý: Một ý cơ bản và một ý nâng cao hơn.
Tuy nhiên, ngữ liệu mà đề thi đưa ra chỉ là một đoạn văn rất ngắn trong tác phẩm. Với một đoạn văn như vậy, yêu cầu học sinh phải triển khai thành một bài văn là một kiểu "làm khó" các em. Những học sinh có năng lực càng không có "đất" để thể hiện. Do đó, cách hỏi có vẻ phân hóa nhưng thực ra lại không phân hóa được học sinh. Cách hỏi của câu này cũng cũ kĩ, chưa có sự sáng tạo, chưa phát huy được sức nghĩ, sức viết của học sinh.
Tôi khá thất vọng với đề thi năm nay.
ThS. Hồ Tấn Nguyên Minh (Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên)
Theo vietnamnet
Cả nước có 25 thí sinh vi phạm quy chế thi ở môn Ngữ văn Trong buổi thi đầu tiên sáng 25/6, cả nước có 25 thí sinh vi phạm quy chế thi ở môn Ngữ văn, trong đó có 3 thí sinh bị cảnh cáo và 22 thí sinh bị đình chỉ thi. Môn thi Ngữ Văn được các thí sinh tại tỉnh Cà Mau đánh giá là hay, nhiều em làm bài tốt. (Ảnh: Huỳnh Thế...