Sơn La: Gần 600ha cà phê chết do sương muối
Do tình hình thời tiết rét đậm rét hại diễn biến phức tạp, gần 600ha cà phê trên địa bàn tỉnh Sơn La đã bị chết khô. Người trồng cà phê chỉ biết đứng nhìn công sức, của cải của mình trôi theo dòng sương muối.
Hiện toàn tỉnh Sơn La có trên 17.200ha cà phê sản lượng hàng năm ước đạt trên 23.500 tấn rất nhiều hộ dân sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ cây cà phê. Khoảng 1 tuần nay sương muối đã làm chết cháy nhiều diện tích cà phê trên địa bàn Thành phố Sơn La, huyện Mai Sơn nhiều gia đình đứng trước nguy cơ trắng tay do bao nhiêu tiền của đã đổ vào trồng cà phê.
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La kiểm tra diện tích cà phê bị thiệt hại
Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La cho biết: Nguyên nhân khách quan là do thời tiết nhiệt độ xuống thấp, không khí ẩm nhiều nên xuất hiện sương muối dày đặc, dẫn đến tình trạng đóng băng làm cho lá và hoa trên cây cà phê gần như bị cháy hết. Gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với nhiều bà con nông dân trên địa bàn.
Người dân thu hoạch những quả cà phê còn sót lại sau sương muối
Video đang HOT
Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La khuyến cáo bà con nông dân chặt bỏ cà phê đã cháy khô hoàn toàn để tiến hành trồng lại cây mới. Trong thời gian tái canh, bà con nên trồng xen các loại cây trồng ngắn ngày vào giữa hàng cà phê để có thêm thu nhập. Còn cây cà phê bị hư hại nhẹ nên cắt bỏ ngay những cành bị cháy càng sớm càng tốt, hoặc cắt sâu cắt bỏ một nửa thân cây, thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc để hạn chế thoát hơi nước.Tích cực tưới nước, bón phân để cà phê tạo thành cành mới. Ngoài ra, bà con nên trồng bổ sung những cây ăn quả xung quanh vườn cà phê để chắn gió, làm bóng che hạn chế sương muối tấn công.
Ngọc Minh
Theo conglyxahoi
Kỷ luật cán bộ có con sửa điểm thi : Có nể nang!
Nhiều cán bộ có con được nâng điểm ở Sơn La vi phạm giống nhau nhưng lại nhận kỷ luật chênh lệch, tạo ra sự bất bình trong dư luận.
Theo thông báo của UBKT Tỉnh ủy Sơn La về việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm liên quan đến gian lận thi cử tại địa phương, trong số 46 đảng viên là cha, mẹ của thí sinh được nâng điểm trái quy định, có nhiều trường hợp sai phạm giống nhau nhưng nhận mức kỷ luật khác nhau.
Ví dụ, trường hợp ông Lê Trong Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố bị xử lý cảnh cáo vì có nhờ ông Hoàng Tiến Đức, cựu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh và ông Nguyễn Minh Khoa, nguyên Phó phòng an ninh chính trị nội bộ xem điểm cho con trai và cháu ruột.
Trong khi đó ông Dương Đức Toàn, Bí thư chi bộ, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Sơn La lại chỉ bị khiển trách vì không nhận nhờ xem điểm cho con trai và cháu gái. Trong khi ông Hoàng Tiến Đức có khai nhận thông tin nhờ xem điểm trước từ ông Toàn.
Sở GD&ĐT Sơn La là cơ quan có nhiều cán bộ bị kỷ luật vì có con được nâng điểm thi.
Hay như việc xử lý kỷ luật trường hợp ông Đỗ Kim Quang, Nguyên giám đốc VNPT Sơn La và ông Nguyễn Quang Việt, Cục trưởng Cục thuế tỉnh Sơn La cũng làm dư luận bức xúc. Vì ông Quang nhận có nhờ thì bị cảnh cáo, còn ông Việt từ đầu đến cuối nói không nhờ ông Đức xem điểm cho con trai thì chỉ bị khiển trách! Không lẽ mọi người tự nhiên lại đi nâng điểm không cho con ông để rồi chịu tội.
Ngày 8/11/2019, trao đổi với Đất Việt về những nghịch lý trên, bà Lê Thị Thu Ba - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp bày tỏ: Sau khi vụ án sửa điểm thi xảy ra ở 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang thì Trung ương xác định việc xử lý là cốt lõi trong việc lập lại trật tự của nền giáo dục nước nhà.
Chính vì vậy không thể xét theo sai phạm thông thường mà cần phải nhận định sự việc tác hại đến giáo dục quốc dân thế nào mới thấy được hết mức độ nghiêm trọng của nó.
Không nên căn cứ vào lời khai của phụ huynh học sinh mà cần căn cứ vào việc người thân của phụ huynh, cán bộ đó có được sửa điểm hay không.
Nếu có được sửa điểm thì không thể coi lời khai của cán bộ nói "nhờ xem điểm" là đúng thực tế, dù cán bộ có thừa nhận hay không thừa nhận thì trong trường hợp này trách nhiệm của các phụ huynh cũng phải bằng nhau.
Đối với những cán bộ là đảng viên, đang công tác trong các cơ quan nhà nước cần phải xem xét trách nhiệm rõ hơn bởi có yếu tố địa vị, chức quyền để tác động.
"Thậm chí cần phải xem xét tăng nặng đối với những cán bộ không không thừa nhận chuyện nâng điểm cho người thân bởi thái độ không hợp tác, có biểu hiện khai gian dối để né trách nhiệm thì mới đúng chính sách pháp luật của nước ta. Chứ không phải căn cứ vào lời khai của phụ huynh mà đưa ra hình thức kỷ luật là không đúng. Chẳng ai đi làm cái việc không công, chỉ nhờ "xem điểm" mà lại đi sửa điểm, nâng điểm cho thí sinh!" - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói.
Theo bà Thu Ba, cũng cần xem xét các bị can trong vụ sửa điểm ở Sơn La nộp lại số tiền nhận được từ hành vi nâng điểm là bao nhiêu. Lời khai của các bị can này như thế nào, thí sinh đó có được nâng điểm hay không để làm căn cứ chứ không thể tin vào lời khai của các phụ huynh. Bởi quy luật thông thường thì những người phạm tội luôn tìm cách chối tội, nhất là đối với những người có địa vị, ở trong tình cảnh chưa bị phát hiện.
Việc xử lý theo cảm tính thì chắc chắn dư luận cảm thấy không thỏa mãn nên có phản ứng là điều dễ hiểu. "Để lấy lại uy tín của ngành giáo dục sau vụ sửa điểm thi thì không còn cách nào khác là phải xử lý các sai phạm nghiêm minh, công tâm. Còn không thì sẽ vẫn gây mất niềm tin trong quần chúng nhân dân" - bà Thu Ba nói.
"Với trường hợp của Sơn La, dư luận hoàn toàn có thể đặt ra nghi vấn có sự bao che cho các cán bộ có con sửa điểm thi. Sự bao che đó có thể đến từ nể nang, quen biết, hoặc là chính người thân lại ra kết luận kỷ luật nhau... nếu thấy có sự thiếu công tâm ở đây thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương hay các đoàn công tác của Quốc hội cần phải vào cuộc toàn diện, kiểm tra ở tất cả các tỉnh thành xảy ra sửa điểm thi. Nhận thấy các tỉnh này làm không nghiêm túc thì cơ quan Trung ương phải có biện pháp xử lý với chính cán bộ ký quyết định kỷ luật đó" - bà Lê Thị Thu Ba kết lại.
Vân Thanh
Theo baodatviet
Sơn La: Xây dựng nông thôn mới ở xã đặc biệt khó khăn Chiềng Dong Những năm qua, cùng với việc phát huy nội lực trong nhân dân và tranh thủ tối đa ngoại lực từ các chương trình, chính sách của Nhà nước; sự vào cuộc tích cực của cấp ủy, chính quyền trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Chiềng Dong từ một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Sơn (Sơn La), đã có...