Sơn La điều chỉnh hướng dẫn cấp phép dạy – học thêm
Sở GD&ĐT Sơn La thông báo bãi bỏ Công văn số 854/SGDĐT-GDPT về việc hướng dẫn cấp phép dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa
Sở yêu cầu các đơn vị tiếp tục nghiên cứu kỹ và triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Sơn La về việc quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Về hồ sơ xin cấp phép các đơn vị giáo dục, các cơ sở ngoài nhà trường thực hiện đúng theo Quy định tại Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT và Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT Sơn La cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị phổ biến nội dung công văn này tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh để thực hiện;
Đồng thời, tham mưu với các cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để thực hiện nghiêm túc quy định dạy thêm, học thêm.
Theo Báo Giáo dục Thời đại
Hà Nội sớm công khai kế hoạch tuyển sinh đầu cấp
Tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Thành ủy ngày 22-5, các vấn đề nóng của giáo dục Thủ đô như dạy thêm, học thêm, lạm thu, tuyển sinh đầu cấp đã được Sở GD-ĐT Hà Nội đề xuất giải pháp tháo gỡ với khẳng định sẽ thực hiện 4 rõ trong khâu tuyển sinh đầu cấp năm học mới 2014-2015.
Hà Nội sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh trước ngày 30-5
Rõ thông tin để tránh gây bức xúc
Ông Hồ Quang Lợi, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy nhấn mạnh, giáo dục luôn là điểm nóng của thành phố, thu hút sự quan tâm, chú ý của người dân. Chính vì vậy, tại buổi làm việc với Sở GD-ĐT Hà Nội, các thành viên Ban Tuyên giáo Thành ủy đã đặt ra nhiều câu hỏi xuất phát từ quyền lợi của học sinh, người dân.
Ông Đào Xuân Dũng, Trưởng phòng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Thành ủy đề cập, gần đây xảy ra một số vụ việc gây mất an toàn cho học sinh như bắt cóc học sinh, trấn lột, vi phạm an toàn giao thông quanh khu vực trường học. Điều này đòi hỏi Sở GD-ĐT Hà Nội phải có những giải pháp cụ thể. Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Công tác học sinh-sinh viên, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, các vấn đề về ANTT được ngành đặc biệt quan tâm, đưa ra các kế hoạch phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, chính quyền, công an địa phương. Cái khó là việc trang bị kiến thức, năng lực cho đội ngũ bảo vệ để nhận biết, xử lý các tình huống gây gổ, đánh nhau của học sinh trong và ngoài nhà trường cùng những hiện tượng như ông Đào Xuân Dũng đã nêu. Riêng vấn đề vi phạm an toàn giao thông, Hà Nội vẫn kiên trì thực hiện chuyển giao số liệu, tên tuổi học sinh vi phạm luật giao thông từ Phòng Cảnh sát giao thông CATP về các trường để có biện pháp nhắc nhở học sinh.
Vấn đề dạy thêm học thêm, lạm thu, tuyển sinh đầu cấp cũng được đoàn làm việc yêu cầu Sở GD-ĐT Hà Nội báo cáo cụ thể để tránh gây bức xúc với người dân vì thông tin không đầy đủ. Đặc biệt, đại diện Ban Tuyên giáo Thành ủy cho rằng việc công khai trong công tác tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội cần triển khai sớm để người dân chủ động nắm thông tin và tham gia giám sát hoạt động này. Trả lời về tuyển sinh đầu cấp năm học mới, ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, Hà Nội tiếp tục thực hiện 4 rõ là rõ chỉ tiêu tuyển sinh, rõ thời gian, rõ phân tuyến, rõ mục tiêu. Tất cả các thông tin này đều được công khai gắn với trách nhiệm của từng thành viên hội đồng tuyển sinh. Cũng theo ông Ngô Văn Chất, hiện Sở GD-ĐT đang thu thập kế hoạch tuyển sinh của các quận huyện cho năm học mới 2014-2015, chậm nhất 30-5 sẽ công khai toàn bộ kế hoạch này để người dân Thủ đô được biết.
Quản lý tốt nhưng phải kiểm tra thường xuyên
Vấn đề lạm thu trong trường học, ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định: "Các khoản thu khác ngoài học phí đã có hướng dẫn, đặc biệt thu tự nguyện phải theo 4 bước. Sở cũng đã quy định rõ, không thu tiền để đầu tư cơ sở vật chất, đời sống giáo viên mà chỉ đầu tư cho các hoạt động của học sinh". Tuy nhiên, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, ông Hồ Quang Lợi cho rằng: "Vấn đề lạm thu, tôi thấy Sở làm rất nghiêm, quy định chặt chẽ nhưng thực tế có rất nhiều cách lách. Đề nghị sở tăng cường thanh tra, kiểm tra".
Ông Hồ Quang Lợi cũng chỉ ra bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì ngành giáo dục còn một số tồn tại như một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên trình độ còn hạn chế. Việc định hướng, phân luồng chưa đạt yêu cầu. Vấn đề dạy thêm học thêm, chạy trường, chạy lớp vẫn chưa được giải quyết triệt để, gây bức xúc lo lắng trong nhân dân. "Sở cần lưu ý các biểu hiện xuống cấp, thiếu gương mẫu của một bộ phận giáo viên, lệch lạc nhận thức chính trị, suy thoái tư tưởng đạo đức. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới công tác giáo dục truyền thống" - ông Hồ Quang Lợi lưu ý.
Theo ANTĐ
Biên soạn đề ôn thi tốt nghiệp THPT theo quy định mới Sở GD&ĐT Bình Dương yêu cầu các trường THPT biên soạn mỗi trường một đề ôn thi cho mỗi môn theo định dạng mới. Đề thi môn Ngữ văn: Để biên soạn theo hướng dẫn đổi mới, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm...