Sơn Hà “thâu tóm” xong Toàn Mỹ
Sau khi hợp nhất, vốn điều lệ của Sơn Hà sẽ tăng lên gần 854 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
CTCP Quốc tế Sơn Hà (mã SHI) vừa ra thông báo về việc CTCP Sản xuất – Kinh doanh Toàn Mỹ trở thành công ty con của doanh nghiệp.
Theo công bố, Sơn Hà đã hoàn tất phát hành 17,96 triệu cổ phiếu hoán đổi để sở hữu 8,98 triệu cổ phần (99,78% vốn điều lệ) của Toàn Mỹ.
Theo tỷ lệ hoán đổi, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phần Toàn Mỹ tại thời điểm chốt quyền được đổi lấy 2 cổ phần SHI.
Video đang HOT
Hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ của Sơn Hà sẽ tăng lên gần 854 tỷ đồng.
Đóng cửa giao dịch phiên 11/10, cổ phiếu SHI hiện ở mức 6,750 đồng/cp (-2,17%) với lượng giao dịch gần 377 nghìn đơn vị.
Ông Lê Vĩnh Sơn, Chủ tịch Sơn Hà từng cho biết, một trong những yếu tố quan trọng Sơn Hà nhận được khi thâu tóm Toàn Mỹ là “danh phận” để công ty tấn công thị trường miền Nam.
Bên cạnh đó, cũng theo ông Sơn, Toàn Mỹ còn có thể trở thành động lực tăng trưởng cho Quốc tế Sơn Hà tại chính khu vực miền Bắc.
TUẤN VIỆT
Theo bizlive.vn
Ngân hàng Bản Việt sẽ tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng
Từ mức vốn điều lệ hiện nay là 3.000 tỷ đồng, ngân hàng Bản Việt sẽ tăng lên 3.500 tỷ đồng trong thời gian tới.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa chấp thuận cho ngân hàng TMCP Bản Việt (Bản Việt - VCCB) tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng theo Phương án tăng vốn điều lệ đã được đại hội đồng cổ đông VCCB năm 2018 thông qua.
VCCB có trách nhiệm thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất các thủ tục tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật, VCCB có trách nhiệm nộp Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép hoạt động.
Văn bản này có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký. Trường hợp việc tăng vốn điều lệ chưa hoàn tất trong thời hạn cho phép hoặc nếu Đại hội đồng cổ đông VCCB thông qua việc thay đổi Phương án tăng vốn điều lệ đã được NHNN chấp thuận, văn bản này hết hiệu lực pháp lý.
Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 của VCCB đã chấp thuận kế hoạch tăng vốn thêm 1.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, thông qua phát hành 100 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 3:1. Tuy nhiên, trong một báo cáo của VCCB gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước giữa năm 2017 cho biết ngân hàng chưa thể tiến hành tăng vốn vì nhu cầu góp vốn mới của cổ đông lớn và các cổ đông khác là không khả quan, theo đó, phương án tăng vốn điều lệ trình ngân hàng Nhà nước không thể hoàn thành.
Tính đến 30/6/2018, tổng tài sản ngân hàng Bản Việt đạt 41.181 tỷ đồng, tăng 3,2% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng hơn 2,1% đạt 25.553 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng đạt 28.399 tỷ đồng, tăng gần 5,1% so với đầu năm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, ngân hàng Bản Việt đạt lợi nhuận trước thuế là 53,2 tỷ đồng, tăng tới 264% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 66,5% chỉ tiêu cả năm là 80 tỷ đồng.
LAN ANH
Theobizlive.vn
Lần thứ 2 trong năm 2018 được tăng vốn điều lệ, TPbank phải tuân thủ những gì? Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản về việc tăng vốn điều lệ của TPBank. Theo đó, vốn điều lệ trong giấy phép hoạt động của TPBank chính thức tăng thêm 1.848 tỷ đồng so với lúc trước. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản về việc tăng vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Tiên...