Sớm vượt Trung Quốc, ASEAN sẽ là “công xưởng thế giới”
Các quốc gia Đông Nam Á đang trở thành thỏi nam châm thu hút công ty nước ngoài.
Ảnh: Bloomberg.
Với thế mạnh vị trí chiến lược, lao động trẻ và nhân công giá rẻ, các quốc gia Đông Nam Á như Myanmar, Campuchia và Lào đang trở thành thỏi nam châm thu hút công ty nước ngoài.
Sự chuyển đổi trên là một phần trong tiến trình phát triển của các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm trở thành “trụ cột thứ ba” của tăng trưởng khu vực sau Trung Quốc và Ấn Độ, Bloomberg dẫn lời các nhà kinh tế của Ngân hàng ANZ nhận định.
Video đang HOT
Tính đến năm 2030, hơn một nửa trong số 650 triệu người tại khu vực Đông Nam Á sẽ ở độ tuổi dưới 30, và họ đều thuộc tầng lớp trung lưu mới nổi có mức tiêu dùng cao.
“Chúng tôi tin rằng khu vực Đông Nam Á sẽ thay thế Trung Quốc và khoác lên mình danh hiệu ‘ công xưởng của thế giới’ trong vòng 10 đến 15 năm tới khi các công ty dịch chuyển để tận dụng lợi thế lao động giá rẻ và dồi dào ở các khu vực như dọc sông Mekong”, ANZ cho biết.
Sự thay đổi này được hỗ trợ bởi mối liên kết giữa lao động giá rẻ ở những quốc gia như Myanmar, Campuchia và Lào, với các nhà sản xuất sử dụng chi phí hiệu quả ở Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines, và các nhà sản xuất công nghệ cao tại Singapore và Malaysia.
Hầu hết các nước thành viên ASEAN nằm ở điểm giao nhau giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trong khi đó các nước trên đất liền của ASEAN nằm giữa hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ.
Khả năng tiếp cận các tuyến đường bộ và hàng hải cho phép ASEAN tham gia vào mạng lưới mở rộng sản xuất của châu Á.
Các quốc gia Đông Nam Á cam kết thiết lập một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015, trong đó hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có thể dịch chuyển tự do giữa các nước thành viên.
Thương mại nội khối ASEAN được dự báo có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2025 trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nền kinh tế lớn có thể lên tới 106 tỷ USD trong cùng năm. Trước đó vào năm 2013, lần đầu tiên đầu tư nước ngoài vào ASEAN đã làm lu mờ các khoản đầu tư vào Trung Quốc.
Theo VOV/Biz Live
Ảnh selfie đầu tiên của Tập Cận Bình gây sốt
Bức hình được cho là selfie đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng nước này, sau khi một quan chức Indonesia đăng ảnh lên mạng xã hội.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Phó chủ tịch Quốc hội Indonesia Fadli Zon. Ảnh: Twitter
Trong bức ảnh được đăng trên Twitter hôm 22/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng bên cạnh ông Fadli Zon, Phó chủ tịch quốc hội Indonesia. Bức ảnh này hôm nay xuất hiện trên trang nhất của nhiều báo và trang điện tử Trung Quốc.
Tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, viết rằng bức hình đã trở thành "hiện tượng trực tuyến".
"Ngay cả các nhà lãnh đạo hàng đầu cũng chụp ảnh selfie!", một người dùng Weibo viết. Một số người còn đưa ra lời khuyên rằng ông Tập nên chỉnh cách chụp và "nên giơ máy lên cao, chụp ở góc 45 độ".
Theo Telegraph, nhiều lãnh đạo trên thế giới đã sử dụng ảnh selfie cho mục đích chính trị. Tổng thống Mỹ Barack Obama dùng gậy selfie trong chiến dịch quảng bá kế hoạch chăm sóc sức khỏe Obamacare với giới trẻ. Thủ tướng Anh David Cameron cũng từng sử dụng ảnh selfie trong chiến dịch tranh cử.
Phương Vũ
Theo VNE
Hai mặt cho ngành xe hơi tại Trung Quốc Các tập đoàn sản xuất xe hơi lớn đang đầu tư mạnh mẽ vào Trung Quốc, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều hoài nghi quanh ngành công nghiệp này ở đại lục. Volvo cho biết đang có kế hoạch xuất khẩu các sản phẩm xe hơi từ Trung Quốc sang thị trường Mỹ vào tháng tới, theo CNN ngày 20.4. Nếu vậy, đây...