Sớm trả lại ý nghĩa ngày khai giảng
Khai giảng là ngày đầu tiên học sinh chính thức bước vào năm học mới, là ngày tựu trường.
Ảnh minh họa
Với bao nhiêu thế hệ học sinh, mốc thời gian này đã trở nên gắn bó, thân quen tạo nên những dấu ấn khó phai trong quãng đời đi học của mỗi người.
Thế nhưng, nhiều năm nay ngày khai giảng đã mất đi ý nghĩa của sự khởi đầu, không còn tạo nên những cảm xúc mới mẻ cho học sinh trước năm học mới.
Đó là khi ngành giáo dục quy định thời điểm tựu trường trước khai giảng có khi gần cả tháng. Nghĩa là sau một thời gian nghỉ hè, học sinh trở lại trường học rồi một thời gian sau mới có ngày khai giảng. Rất nhiều ý kiến phản đối điều này, vì nó không chỉ bất hợp lý mà còn mất đi ý nghĩa cũng như cảm xúc của ngày đầu đến trường, nhất là với học sinh lớp 1. Và cuộc tranh luận tại sao lại tựu trường trước khai giảng cứ diễn ra vào mỗi năm khi năm học mới bắt đầu.
Năm nay, dư luận lại tiếp tục sôi sục khi vừa mới đây học sinh một huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Con muốn khai giảng rồi đi học”. Đáp lời, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ hứa sẽ trả lại ý nghĩa của ngày khai giảng khi khẳng định sẽ tính toán để hợp nhất ngày tựu trường với ngày khai giảng.
Video đang HOT
Chuyện hợp nhất tựu trường và khai giảng thật ra không lớn nhưng ông Nhạ cũng chỉ hứa sẽ tính toán để thực hiện được mong muốn này, với lý do là đang trong giai đoạn “quá độ” giữa việc thực hiện chương trình cũ và chương trình mới.
Để tựu trường và ngày khai giảng là một có khó quá không, có làm ảnh hưởng đến quá trình đào tạo cũng như chất lượng dạy và học không? Nếu không sao còn chần chừ mà không quyết định ngay trong năm học tới khi học sinh đã muốn khai giảng rồi đi học! Nếu thấy vẫn còn cần thêm ý kiến hoặc những chứng cứ khoa học thì tổ chức hội thảo hoặc khảo sát học sinh, giáo viên, phụ huynh… để sớm trả lại cho học sinh ý nghĩa của ngày học đầu tiên trong năm học.
Mà không cần ở đâu xa, có thể tham khảo trường hợp của TP.Đà Nẵng để xem ngày học đầu tiên trong năm học mới cũng là ngày khai giảng có ảnh hưởng gì đến việc dạy và học. Từ năm học 2016 – 2017, học sinh Đà Nẵng có 3 tháng hè trọn vẹn khi chính thức đi học vào ngày 5.9 cũng là ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, ngày khai giảng.
Dù năm học kết thúc vào khoảng cuối tháng 5, nhưng thực tế hiện nay ở nhiều trường, nhiều địa phương, trong tháng này học sinh chỉ có vài ngày đến trường tham gia ngoại khóa, phần còn lại chủ yếu để chơi… Vậy nên, thay vì để học sinh tựu trường từ giữa tháng 8 và tháng 9 mới khai giảng vì sợ không kịp chương trình thì hãy để học sinh học đầy đủ trong tháng 5 và chính thức vào năm học mới đầu tháng 9.
Cả nước thống nhất ngày khai giảng. Riêng với các địa phương bị thiên tai hoặc những điều kiện đặc biệt, có thể khai giảng sớm hoặc trễ. Tuy nhiên ngày đầu tiên bắt đầu học tập nên sau khai giảng, như thế mới có nhiều ý nghĩa, cảm xúc, ấn tượng khó phai trong lòng mỗi học sinh. Ở một khía cạnh nào đó, chính những điều này cũng góp phần nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.
Theo Thanh niên
Bộ trưởng GD-ĐT hứa 'trả lại' ý nghĩa ngày khai trường
Phát biểu với thầy trò vùng lũ H.Quan Sơn (Thanh Hóa), ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định sẽ tính toán để hợp nhất ngày tựu trường với ngày khai giảng, tránh học trước rồi mới tổ chức khai giảng như hiện nay.
Ông Phùng Xuân Nhạ trò chuyện với học sinh Trường tiểu học Sơn Hà, H.Quan Sơn, Thanh Hóa - Ảnh: Đăng Lương
"Con muốn khai giảng xong mới đi học"
Trò chuyện với học sinh (HS) lớp 1 Trường tiểu học Sơn Hà ngày 28.8, ông Phùng Xuân Nhạ hỏi: "Các con muốn khai giảng xong rồi mới đi học hay đi học rồi mới khai giảng như thế này?". Khi nghe các HS trả lời: "Con muốn khai giảng rồi mới đi học", ông Nhạ hứa sẽ tính toán để thực hiện được mong muốn này trong thời gian tới.
Ngay sau đó, phát biểu với lãnh đạo Sở GD-ĐT Thanh Hóa và thầy trò H.Quan Sơn, ông Phùng Xuân Nhạ khẳng định sẽ từng bước tiến tới khắc phục được việc tựu trường sớm. Để tạo ra không khí thực sự tươi mới của ngày tựu trường, Bộ đang tính toán để hợp nhất ngày tựu trường với ngày khai giảng.
Ông Nhạ cho biết có địa phương như Đà Nẵng đã giữ được ý nghĩa của ngày khai giảng khi HS không tựu trường trước ngày 5.9. Tuy nhiên, hiện nay đang trong giai đoạn "quá độ" giữa việc thực hiện chương trình cũ và chương trình mới nên cũng phải chấp nhận việc tựu trường trước ngày khai giảng.
Mặc dù vậy, theo ông Nhạ, Bộ vẫn quy định về thời gian tựu trường sớm nhất để tránh việc yêu cầu HS đi học quá sớm. Tựu trường cũng là ngày khai giảng là điều rất có ý nghĩa với cả HS và giáo viên (GV). Nếu tựu trường sớm quá mà GV phải đi bồi dưỡng nghiệp vụ thì có thầy cô không có ngày nghỉ hè để tái tạo sức lao động.
Giảm áp lực không đáng
Cũng liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của GV, ông Nhạ đề nghị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ về giảm sổ sách, áp lực cho các thầy cô, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin. "Chúng tôi thấy các thầy cô ở bậc mầm non, tiểu học vẫn còn nhiều sổ sách không cần thiết. Có nơi áp dụng công nghệ thông tin, soạn giáo án điện tử rồi nhưng vẫn bắt GV phải in ra và ký vào. Như vậy việc giảm sổ sách vẫn chưa thật ý nghĩa. Phải cùng nhau từng bước giảm áp lực không đáng có cho các thầy cô, nhưng cũng tránh việc bỏ hết hồ sơ rồi bỏ qua những nguyên tắc sư phạm cơ bản", ông Nhạ nhấn mạnh.
Ông Nhạ chia sẻ: Trước năm học mới, Bộ tổ chức một số chuyến công tác nhằm kiểm tra việc chuẩn bị năm học mới ở một số địa phương đặc thù. Riêng đối với H.Quan Sơn là huyện nghèo, bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản do bão lũ nên Bộ có sự quan tâm đặc biệt, huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ sách vở, bàn ghế, đồ dùng học tập... để thầy trò nơi này bớt thiệt thòi so với những nơi khác.
Về vấn đề thừa - thiếu GV, ông Nhạ cho biết Bộ Chính trị đã cho phép ngành GD-ĐT tuyển thêm 20.300 GV, trong đó ưu tiên cho GV mầm non. Riêng tỉnh Thanh Hóa được 3.000 GV. Theo tính toán của tỉnh, số GV được tuyển mới cộng với một số chỉ tiêu chưa tuyển thì Thanh Hóa đã cơ bản giải quyết được vấn đề thiếu GV mầm non.
Ông Nhạ cũng cho biết Bộ mới có văn bản gửi Bộ Nội vụ về tổng số GV cần cho năm học 2019 - 2020 và đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn các địa phương xem xét, cân đối. Bộ cũng sẽ có một số liệu dự báo về nhu cầu GV, giúp địa phương kết nối với các trường sư phạm để đáp ứng nhu cầu.
Ông Nhạ cũng khẳng định, trên cơ sở khảo sát cụ thể tình hình chuẩn bị năm học mới của các địa phương, Bộ sẽ tiếp tục hướng dẫn các cơ sở giáo dụcchuẩn bị cho năm học mới và chuẩn bị đổi mới chương trình giáo dục phổ thông được tốt hơn.
Theo Thanh niên
TP.HCM sẵn sàng cho năm học mới Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đã sẵn sàng cho năm học mới. Theo kế hoạch của UBND TP.HCM, học sinh từ bậc tiểu học đến THPT sẽ tựu trường vào ngày 19-8. Riêng bậc mầm non, ngày tựu trường sẽ là 5-9. Tất cả bậc học sẽ khai giảng đồng loạt vào ngày 5-9. Gấp rút hoàn thiện cơ sở...