Sớm thay đổi mô hình đào tạo sư phạm
Một chương tình Tư vấn mùa thi 2019 vừa diễn ra cuối tuần qua tại huyện Cần Giờ – TPHCM. Theo đó, phần lớn những băn khoăn của học sinh xoay quanh việc nên lựa chọn ngành nghề theo sở thích hay năng lực.
Tại đây lựa chọn liên quan đến khối ngành sư phạm vẫn là một trong số những ngành học được quan tâm nhiều hơn cả. Điều này cũng có nghĩa là yêu cầu về đổi mới tuyển sinh ngành sư phạm năm 2019 sao cho xứng với kỳ vọng của người học, cũng đang được đặt ra.
Cô trò vùng cao.
Xem xét lại chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm
Mới đây, Hiệp hội Các trường Đại học (ĐH), Cao đẳng (CĐ) Việt Nam vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng về việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên và sắp xếp hợp lý các trường sư phạm. Theo Hiệp hội, mùa tuyển sinh 2018, Bộ GDĐT đã triển khai thực hiện nhiều đổi mới trong tuyển sinh ngành sư phạm. Cụ thể là giảm 33% chỉ tiêu tuyển sinh các ngành sư phạm (từ 52.000 còn 35.000). Có những trường giảm khá sâu, như ĐH Sư phạm Huế giảm 37,5%, ĐH Sư phạm Thái Nguyên giảm 31,4%, ĐH Sư phạm Hà Nội giảm 21%, ĐH Phạm Văn Đồng 73%, ĐH Cần Thơ 46,3%, CĐ Sư phạm Hà Giang giảm 73%, CĐ Sư phạm Bắc Ninh 66%…
Ghi nhận thực tế cho thấy, mùa tuyển sinh 2018, chỉ trừ những trường sư phạm lớn, còn lại đa phần các trường tuyển sinh ngành sư phạm vẫn rơi vào tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu. Đơn cử năm 2018, Trường ĐH Hồng Đức – Thanh Hóa là cơ sở đi tiên phong trong việc đưa ra đề án đào tạo chất lượng cao trình độ ĐH ngành sư phạm theo diện “đặt hàng” và có đầu ra cho sinh viên. Trường thông báo tuyển tổng cộng 80 chỉ tiêu cho 4 ngành chất lượng cao nhưng đã có rất ít sinh viên đủ điều kiện xét tuyển.
Vậy nguyên nhân nào khiến các trường sư phạm dù đã đổi mới tuyển sinh, nhưng vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu? Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, con số 33% chỉ tiêu ngành sư phạm bị cắt giảm năm 2018 không theo quy luật nào minh chứng sự “trôi nổi” của việc đào tạo giáo viên. Còn theo GS.TS Phạm Hồng Quang- Giám đốc Trường ĐH Thái Nguyên, người chủ trì đề tài khoa học – công nghệ cấp quốc gia “Quy hoạch mạng lưới trường sư phạm ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030″ cho rằng cần thực hiện quản lý của Nhà nước một cách tập trung đối với chỉ tiêu đào tạo giáo viên hàng năm bảo đảm cung đáp ứng với nhu cầu xã hội. Bộ GDĐT cần chủ trì, phân bổ chỉ tiêu cho các trường dựa trên năng lực, nhu cầu của địa phương và điều kiện vùng miền. Theo ông Quang, Bộ GDĐT nên thực hiện phân cấp triệt để cho địa phương và các ĐH vùng, Bộ chỉ quản lý nhà nước về chuẩn đầu ra, chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo (thông qua kiểm định, thanh tra, giám sát), chuẩn nghề nghiệp giáo viên và sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề giáo viên.
Còn GS.TS Nguyễn Văn Minh- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đề xuất: Nên xây dựng hệ thống trường sư phạm theo hướng: khu vực phía Bắc có 3 cơ sở, miền Trung 2, miền Nam 2 và Tây Nguyên 1. Các cơ sở khác, trường CĐ sư phạm có thể quy hoạch thành phân hiệu, cơ sở thực hành, bồi dưỡng, trở thành nhân tố giúp phát triển giáo dục địa phương.
Để xuất đổi mới mô hình đào tạo sư phạm như trường y
Video đang HOT
Tại Hội thảo khoa học quốc gia vừa tổ thức tại Hà Nội ngày 22/12 về “Đổi mới đào tạo giáo viên Giáo dục công dân đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới”, liên quan đến việc đào tạo trong trường sư phạm đáp ứng yêu cầu mới, GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới – cho rằng, hiện nay, chương trình đào tạo giáo viên ở các khoa Giáo dục chính trị (hoặc Giáo dục công dân) của một số trường sư phạm đã có nội dung giáo dục kinh tế và pháp luật ở mức độ khác nhau. Để thực hiện có hiệu quả Chương trình môn Giáo dục công dân mới, các trường sư phạm cần mở rộng và nâng cao nội dung này, đồng thời bổ sung nội dung giáo dục tài chính, giáo dục kỹ năng sống.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng nhắc đến các vụ bạo lực và một số vụ việc khác xảy ra ở một số trường phổ thông trong thời gian qua, từ đó chỉ ra nhiều giáo viên chưa được đào tạo chu đáo về pháp luật và kĩ năng nghiệp vụ. Theo đó, để khắc phục hạn chế này, các trường sư phạm cần bổ sung vào chương trình đào tạo giáo viên tất cả các môn học một số nội dung giáo dục pháp luật, giáo dục nghiệp vụ. Cụ thể, về giáo dục pháp luật, cần bổ sung vào chương trình đào tạo Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học, Luật Giáo dục, Luật Trẻ em, Luật Thanh niên; Về giáo dục nghiệp vụ, cần bổ sung vào chương trình đào tạo phương pháp dạy học; phương pháp đánh giá kết quả giáo dục; nghiệp vụ giáo viên, chủ nhiệm lớp, cán bộ Đoàn – Đội; quan hệ công chúng…
Nhấn mạnh tới việc đổi mới mô hình, phương thức đào tạo, theo GS Nguyễn Minh Thuyết, hiện nay, chương trình đào tạo của hầu hết các trường ĐH vẫn là chương trình theo định hướng tiếp cận nội dung. Đã đến lúc các trường cần đổi mới chương trình theo định hướng tiếp cận năng lực, theo đó trước hết phải xác định chuẩn đầu ra của người học, từ đó mới xác định nội dung và phương pháp dạy học.
Mô hình đào tạo truyền thống của các trường sư phạm chủ yếu cung cấp kiến thức khoa học cơ bản, bổ sung một số kiến thức khoa học sư phạm, chưa bảo đảm đảm giáo sinh ra trường có đủ hiểu biết về hoạt động dạy và học, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ… Theo đó, GS Nguyễn Minh Thuyết gợi ý: Mô hình đào tạo vừa học vừa làm của trường y (kết hợp đào tạo tại trường và đào tạo qua thực tế khám chữa bệnh tại bệnh viện) là một gợi ý tốt để chúng ta đổi mới mô hình đào tạo sư phạm.
Dung Hòa
Theo daidoanket
Tư vấn mùa thi 2019: Ngành sư phạm, kinh tế vẫn 'nóng'
Phần lớn những băn khoăn của học sinh huyện Cần Giờ, TP.HCM về tuyển sinh và lựa chọn ngành học liên quan đến các ngành sư phạm, kinh tế.
Học sinh H.Cần Giờ đặt câu hỏi trong buổi khởi động chương trình Tư vấn mùa thi 2019 - KHẢ HÒA
Những băn khoăn này được nêu ra trong chương trình Tư vấn mùa thi 2019 do Báo Thanh Niên tổ chức tại Trường THPT An Nghĩa (H.Cần Giờ, TP.HCM) sáng 22.12 với sự tham dự của học sinh (HS) lớp 12 các trường THPT: An Nghĩa, Cần Thạnh và Bình Khánh.
Ngay từ sáng sớm, dù còn hơn một giờ nữa chương trình mới bắt đầu nhưng HS các trường THPT ở huyện Cần Giờ đã hào hứng di chuyển về Trường THPT An Nghĩa để tiếp cận những thông tin liên quan đến tuyển sinh.
Dù phải đi với khoảng cách khá xa, hơn 30 km nhưng HS Đặng Hoàng Thơ, lớp 12A3 Trường THPT Cần Thạnh, vui vẻ chia sẻ: "Lần đầu tiên được tiếp cận thông tin trực tiếp từ đại diện các trường ĐH nên việc di chuyển không còn là trở ngại. Hôm nay em có dịp tìm hiểu thông tin xét tuyển và cơ hội việc làm của ngành kinh tế tài chính mà em đang có dự định chọn cho tương lai".
Còn Trương Thị Trúc Ly, lớp 12A2 Trường THPT An Nghĩa, cho hay sau khi nghe các chuyên gia tư vấn, em cảm thấy tự tin hơn trước khi quyết định chọn ngành nghề cho tương lai. "Bởi trong buổi tư vấn em được biết thông tin về nhu cầu lao động cùng với chương trình đào tạo ở các trường ĐH phù hợp với năng lực học tập", Trúc Ly nói.
Học ngành gì để phát huy tiềm năng kinh tế cần giờ ?
Đặt câu hỏi tại chương trình, HS Trà My, Trường THPT Cần Thạnh, băn khoăn việc học ngành gì để phát huy tiềm năng phát triển kinh tế H.Cần Giờ trong những năm tới. Tiến sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, chia sẻ H.Cần Giờ có nhiều thế mạnh về phát triển du lịch, các ngành thủy hải sản. "Các em không nhất thiết phải vào ĐH và CĐ nếu điều kiện không cho phép. Có những nhánh rẽ phù hợp với những lợi thế mà địa phương đang có. Phát triển kinh tế gia đình liên quan đến thủy hải sản cũng là một hướng đi", tiến sĩ Vũ gợi ý.
Một HS băn khoăn, tốt nghiệp ngành sư phạm Anh có thể làm thông dịch viên trong khi chờ đợi tìm việc làm phù hợp không? Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng HS này nên xem xét lại định hướng nghề nghiệp của mình. Nếu muốn đi theo nghề biên - phiên dịch thì có thể chọn học ngành ngôn ngữ Anh thay vì sư phạm Anh. Với H.Cần Giờ, một nơi sẽ rất phát triển về du lịch, HS có thể cân nhắc chọn học các ngành ngôn ngữ để phát triển kinh tế du lịch ở địa phương.
Trong khi đó, HS Nguyễn Thị Hồng Nhung, Trường THPT Bình Khánh, băn khoăn: "Học công nghệ sinh học ở nước ngoài sẽ có tiềm năng hơn ở trong nước có đúng không?". Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, chia sẻ để học được ngành này sinh viên (SV) sẽ học tập nhiều trong phòng thí nghiệm. Vì vậy, theo học ngành này ở nước ngoài sẽ tốt hơn do có điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư nhiều. Tuy nhiên, trong nước vẫn có nhiều trường đang có sự đầu tư tốt.
Nói về cơ hội học tập và làm việc ở nước ngoài, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm, cho rằng môi trường này luôn có sự đào thải cao, đi học thường cơ hội tập trung vào bậc học sau ĐH. "Để làm việc ở nước ngoài với các ngành công nghệ, điều kiện tiên quyết phải là có ngoại ngữ", ông Sơn nói.
Cần phân biệt giữa sở thích và năng lực
Sau khi tốt nghiệp, làm gì từ sáng đến tối?
Chia sẻ trong chương trình, một HS băn khoăn: "Từ nhỏ đến lớn, suốt 12 năm đi học, nay tốt nghiệp THPT cảm giác đầu tiên là sẽ làm gì từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối mỗi ngày?". Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ khuyên: "Nếu không còn cơ hội được học tiếp thì hãy nghĩ ngay đến việc làm gì để mình tồn tại, nuôi sống bản thân. Trả lời câu hỏi này là chính các bạn biết có trách nhiệm với chính mình, chưa nói đến trách nhiệm với gia đình và xã hội. Khi trả lời được câu hỏi này thì sẽ không bị rơi vào cảm giác hụt hẫng".
Nhiều câu hỏi gửi tới chương trình quan tâm các ngành kinh tế, xã hội. HS Nguyễn Thị Tường Vy, Trường THPT An Nghĩa, hỏi: "Em thích học ngành ngân hàng nhưng không biết ngành này có thể làm việc ở đâu ngoài các ngân hàng?". PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, giải đáp hiện ngành này có nhu cầu lớn do các ngân hàng đang mở chi nhánh nhiều nơi nên số SV tốt nghiệp không đủ phục vụ nhu cầu tuyển dụng. Nhiều ngân hàng đến trường đặt yêu cầu nhưng trường không đáp ứng đủ. Cũng theo tiến sĩ Hà, tốt nghiệp ngành này SV có thể làm việc trong các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc mảng tài chính thuộc các đơn vị ngoài ngân hàng. "Ban giám đốc doanh nghiệp luôn có một người phụ trách mảng tài chính", ông Hà nhấn mạnh.
Sự khác biệt giữa ngành kiểm toán so với kế toán, theo thạc sĩ Trần Duy Can, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, kiểm toán là kiểm soát công việc của kế toán, tìm ra hoạt động tài chính có đúng quy định, đảm bảo sự minh bạch để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Người làm kiểm toán cần có chuyên môn, am hiểu pháp luật, có khả năng làm việc nhóm.
HS Nguyễn Thanh Hồng, Trường THPT An Nghĩa, hỏi: "Muốn học ngành tâm lý cần có khả năng gì để đáp ứng công việc?". Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho rằng thích và làm nghề là khác nhau. Có thể là thích được chia sẻ với người khác nhưng khi lớn lên sở thích này có thể thay đổi nên cần xác định rõ làm nghề. Người học ngành này cần có kiến thức, nắm bắt tâm lý tốt, khả năng quan sát tốt, khả năng chịu đựng, biết lắng nghe và chia sẻ. Có thể tham vấn, tư vấn và trị liệu hoặc làm công tác nhân sự tại các đơn vị.
Cũng theo tiến sĩ Hạ, ngành quan hệ quốc tế phù hợp với người có tố chất linh hoạt, độc lập và hướng ngoại. Ngôn ngữ chính của ngành này là tiếng Anh, điều kiện tiếng Anh đầu ra là IELTS 6.0 mới đủ điều kiện làm việc trong môi trường quốc tế.
HS Võ Minh Hiền, Trường THPT An Nghĩa, băn khoăn nên học chuyên ngành luật kinh tế quốc tế ở trường đào tạo luật hay kinh tế. Thạc sĩ Trần Duy Can cho biết các trường ĐH khối ngành kinh tế chủ yếu đào tạo ngành luật về kinh tế. Dù học luật kinh tế nhưng vẫn phải có nền kiến thức cốt lõi về luật, tuy nhiên sẽ được học thêm về các luật về kinh tế. Các trường khối kinh tế đào tạo luật mục đích làm tư vấn trong kinh tế, tránh những tranh chấp trong thương mại có thể xảy ra. Cơ hội làm nghề rất lớn, ngoài làm luật thì có thể tham gia công việc pháp chế, nhân sự trong các doanh nghiệp.
Tặng 7.000 sản phẩm phản quang an toàn giao thông
Bà Trần Thị Hoàng Mai nhận biểu trưng phản quang an toàn giao thông do Báo Thanh Niên trao tặng - ẢNH: KHẢ HÒA
Không chỉ đưa thông tin trực tiếp đến với HS, tại chương trình Tư vấn mùa thi sáng qua, Báo Thanh Niên đã trao 7.000 sản phẩm phản quang an toàn giao thông cho Phòng Giáo dục H.Cần Giờ. Chia sẻ tại chương trình, bà Trần Thị Hoàng Mai, Phó phòng GD, nói: "Phòng GD sẽ phân bổ sản phẩm này cho HS 16 trường tiểu học và 8 trường THCS, đặc biệt gửi cho HS ở xã ngoài đảo Thạnh An. Các trường sẽ giới thiệu cho HS cách sử dụng trong tiết sinh hoạt dưới cờ, lồng ghép giáo dục an toàn giao thông".
Bà Mai nói thêm: "Sản phẩm là một sáng kiến có ý nghĩa nhân văn và thiết thực. Nó có ý nghĩa đặc biệt đối với học trò của chúng tôi bởi ở vùng sâu, vùng xa có khi vẫn phải di chuyển trên tuyến đường chưa có đèn, nguy hiểm. Thêm vào đó, khi được nhận sản phẩm này, không chỉ dành cho riêng mình mà các em có thể linh động cho người thân sử dụng khi cần thiết".
Theo thanhnien
Việt Nam đặt ra chủ trương quy hoạch mạng lưới trường đại học từ những năm 90 Đó là thông tin mà Tiến sĩ Lê Viết Khuyến tiết lộ với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam. Theo Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam thông tin, từ nay đến năm 2020, Việt Nam không thành lập, nâng cấp trường đại học nào nữa thì vẫn vượt mục tiêu Quyết định 37 (về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới...