Sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu
Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm.
Nợ xấu của các tổ chức tín dụng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, cản trở sự phát triển của cả nền kinh tế.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thừa nhận, dịch bệnh khiến các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, các doanh nghiệp không có dòng tiền, không thể trả nợ, vì vậy nợ xấu nền kinh tế phát sinh là điều tất yếu.
Tại báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng cũng cho thấy, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tích cực áp dụng các chính sách để xử lý nợ xấu; nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu mới bảo đảm phù hợp với diễn biến dịch bệnh. Đến 30/6, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống là 1,73%, giảm so với thời điểm trước khi triển khai Nghị quyết số 42/2017/QH14.
Tính từ cuối năm 2017 đến ngày 30/6/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 677.000 tỷ đồng nợ xấu nội bảng. Trong đó, nợ xấu do các ngân hàng tự xử lý là 554.600 tỷ đồng, chiếm 81,92%; nợ xấu bán cho Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) là 110.300 tỷ đồng, chiếm 16,29%. Nợ xấu bán cho tổ chức, cá nhân khác là 12.100 tỷ đồng, chiếm 1,8%. Tính riêng từ 30/6/2020 đến 30/6/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 188.700 tỷ đồng nợ xấu nội bảng.
Đến cuối tháng 6/2021, tổng nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản tiềm ẩn thành nợ xấu tăng 2,8% so với cuối năm 2020 và có số dư 384.960 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,66% so với tổng dư nợ cho vay, đầu tư.
Video đang HOT
Nếu tính thêm các khoản nợ được cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ này là 7,21%.
Trong số đó, nhiều ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng trong nửa đầu năm nay đang ở mức khá cao như: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agibank) ghi nhận mức tăng trưởng nợ xấu lần lượt là 52%, 31,3% và 13,5%…
Do đó, mục tiêu phấn đấu xử lý và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng ở mức dưới 2% trong thời gian tới là thách thức không nhỏ đối với ngành ngân hàng.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, 10 năm qua, việc xử lý nợ xấu rất vất vả và Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã hỗ trợ mang lại kết tích cực nhưng do tác động của COVID-19, tốc độ tăng nợ xấu tăng khá nhanh, khiến mục tiêu nợ xấu dưới 3% khó đạt được.
Trước thực tế này, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng tích cực phòng ngừa rủi ro, đẩy mạnh trích lập dự phòng. Ngân hàng đã cho phép các ngân hàng trích lập trong 3 năm mỗi năm tối thiểu 30% nợ cơ cấu lại. Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, việc dự phòng sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính của các ngân hàng.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, để kiểm soát rủi ro nợ xấu ngoài việc chủ động trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu và tiềm ẩn nợ xấu thì cần theo dõi chặt diễn biến các khoản nợ. Các ngân hàng cũng nên xem xét lập quỹ dự phòng rủi ro đủ lớn để xử lý các khoản nợ xấu trong tương lai.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng dồi dào nguồn lợi nhuận, do đó, nhiều ngân hàng vẫn gặp khó khăn trong trích lập dự phòng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn ở mức “khiêm tốn”. Cụ thể, có thể kể đến Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGBank) tỷ lệ bao phủ nợ xấu đến hết tháng 6/2021 mới chỉ đạt 33%, Ngân hàng Bản Việt là 44%…
Để kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh, nhiều ý kiến cho rằng, sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, tiến tới thành lập thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cũng đang trình Quốc hội đánh giá tổng kết Nghị quyết số 42/2017/QH14, đề xuất Quốc hội xem xét việc rà soát, nghiên cứu để luật hóa các chính sách quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 để tiếp tục triển khai, áp dụng trong xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo hướng ban hành một luật riêng quy định về xử lý nợ xấu.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, việc ban hành Luật về xử lý nợ xấu sẽ giúp chính sách xử lý nợ xấu tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 được duy trì, giúp tổ chức tín dụng đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu. Đồng thời, thu hồi vốn nhanh, khơi thông nguồn vốn cho tổ chức tín dụng hoạt động; đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu của tổ chức tín dụng và tránh các nguy cơ tiềm ẩn của nền kinh tế.
Lấy ý kiến về dự thảo quy định bảo lãnh ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định về bảo lãnh ngân hàng thay thế Thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 3/10/2012 và Thông tư số 13/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2015/TT-NHNN.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Ngân hàng Nhà nước cho biết, Thông tư 07/2015/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung vào năm 2017 bởi Thông tư 13/2017/TT-NHNN với nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan đến bảo lãnh trong bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Trong quá trình thực hiện 2 Thông tư trên có phát sinh một số vướng mắc liên quan đến các nội dung về giải thích từ ngữ, thời điểm xác định số dư bảo lãnh, phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh bằng điện tử, bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú, quy trình phát hành cam kết bảo lãnh cho người mua nhà, cách xác định số dư bảo lãnh đối với chủ đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.
Bên cạnh đó là các vướng mắc về mẫu cam kết bảo lãnh, xác định thời hạn của cam kết bảo lãnh, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hạch toán cho vay bắt buộc, về quy định nội bộ, trách nhiệm của các đơn vị... Do đó, các tổ chức tín dụng kiến nghị cần được tiếp tục nghiên cứu, xử lý.
Vì vậy, để thống nhất với các quy định pháp luật và xử lý các vấn đề thực tế phát sinh nêu trên, việc thay thế Thông tư 07 và Thông tư 13 là hết sức cần thiết. Thông tư 07 và Thông tư 13 hợp nhất có 36 điều. Dự thảo Thông tư thay thế có 37 điều, trong đó kế thừa 20 điều, bổ sung một điều và sửa đổi 16 điều.
Dự thảo bổ sung Điều 9 quy định phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh; trong đó, nêu rõ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền lựa chọn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch theo phương thức truyền thống bằng văn bản theo thỏa thuận với các bên liên quan và có giá trị như nhau.
Việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bằng phương tiện điện tử do các bên tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro và quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản có liên quan.
Dự thảo cũng nêu rõ quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh. Theo đó, việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Khi thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.
Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất quy định về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. Theo dự thảo, ngân hàng thương mại được thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là ngân hàng thương mại, trong giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng; không bị cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt hoặc trong giai đoạn áp dụng can thiệp sớm đối với ngân hàng thương mại theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Nhà nước công bố công khai danh sách ngân hàng thương mại được thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo từng thời kỳ trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện thời gian vừa qua và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan. Các nội dung tại dự thảo Thông tư được quy định rõ ràng và phù hợp; tránh mâu thuẫn với các nội dung quy định tại các văn bản pháp luật khác về cùng một vấn đề.
Việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư 07 và Thông tư 13 giúp hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý về bảo lãnh ngân hàng nhằm phản ánh đầy đủ thực tế hoạt động bảo lãnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng an toàn, hiệu quả.
Ngân hàng tiếp tục hạ lãi suất huy động Khảo sát biểu lãi suất của các ngân hàng trong tuần đầu tháng 9/2021 cho thấy lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục có xu hướng điều chỉnh giảm. Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN Tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...