Sớm bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập lụt lòng hồ Sông Mực tại xã Xuân Thái
Trên 300 hộ dân ở xã Xuân Thái (Như Thanh) nằm trong diện di dời ra khỏi vùng ngập lòng hồ Sông Mực từ năm 2010. Thế nhưng nhiều năm trôi qua, dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập lòng hồ Sông Mực vẫn nằm trên giấy.
Do dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập lòng hồ Sông Mực chưa được triển khai thực hiện, khiến cho nhiều hộ dân ở xã Xuân Thái (Như Thanh) gặp nhiều khó khăn mỗi khi vào mùa mưa lũ.
Qua tìm hiểu được biết, dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập lòng hồ Sông Mực do Chi cục Phát triển nông thôn Thanh Hóa làm chủ đầu tư, được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại Quyết định số 4803/QĐ-UBND ngày 31-12-2010 có tổng mức đầu tư thực hiện dự án là 55,311 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách Nhà nước do Trung ương hỗ trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác, với mục tiêu là di dời 659 hộ dân đang sinh sống ở vùng ngập hồ Sông Mực (dưới cao trình 37.7m) trên địa bàn 3 xã Bình Lương, Tân Bình (Như Xuân) và xã Xuân Thái (Như Thanh) đến nơi an toàn. Trong đó xã Xuân Thái có 355 hộ phải di rời (77 hộ ở xen ghép, 187 hộ ổn định tại chỗ và 91 hộ di dân đến khu tái định cư tập trung Lè Bò, xã Xuân Thái). Thế nhưng, đến nay dự án vẫn chưa được triển khai thực hiện do Trung ương vẫn chưa bố trí được nguồn kinh phí hỗ trợ, điều đó đã và đang gây khó khăn cho xã, huyện trong công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn mỗi khi mùa mưa lũ về, các hộ dân ở đây lại oằn mình chạy lũ. Hoa màu, cây cối, nhà cửa… thường xuyên ngập trong nước. Cuộc sống vốn đã nghèo khó của các hộ dân ngày càng chồng chất những khó khăn. Gia đình ông Lương Văn Thoa, ở thôn Ao Ràng là một trong những hộ thường xuyên bị ngập lụt cho hay: “Mỗi khi mùa mưa lũ về, chúng tôi thường xuyên phải hứng chịu cảnh lụt lội, không sản xuất thì không biết lấy gì mà sống, nhưng trồng được cây nào thì bị ngâm trong nước cây ấy, lúc thu hoạch cũng chẳng được là bao. Buổi sáng mưa, buổi chiều cả một vùng mênh mông nước trắng xóa. Mỗi đợt mưa lũ như vậy phải mất tầm 2 đến 3 tháng nước mới rút hết được, điều đó đã khiến cho cuộc sống của các hộ dân ở đây đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Ông Nguyễn Hữu Sang, chủ tịch UBND xã cho biết: Xuân Thái là một trong những xã khó khăn của huyện Như Thanh, với 53% hộ nghèo, chủ yếu là người Thái, Mường, Kinh. Tập quán canh tác của người dân còn lạc hậu, phần lớn trồng lúa, mía và cây keo. Người dân sống rải rác quanh lòng hồ Sông Mực, thường xuyên trong cảnh ngập lụt, nặng nhất là thôn Ao Ràng, thôn Làng Lúng, thôn Đồng Lườn… Trước kia mực nước tích trong lòng hồ chưa cao, hàng năm chỉ có vài đợt lụt và cũng chỉ kéo dài dăm ngày. Từ khi mực nước trong lòng hồ được tích với cao trình 37.7m thì vào mùa mưa bão, người dân phải sống chung với nước ngập, sinh hoạt, đi lại vô cùng khó khăn. Trước tình trạng trên, UBND xã đã kiến nghị nhiều lần lên huyện, tỉnh mong sao dự án sớm triển khai để người dân ổn định cuộc sống, tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ tiếp cận với các dịch vụ y tế, nước sạch, điện…
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Vũ Hữu Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh cho biết: Trước những khó khăn của các hộ dân nằm trong dự án, UBND huyện Như Thanh đã nhiều lần có văn bản báo cáo, đề nghị với UBND tỉnh và có ý kiến kiến nghị với đại biểu HĐND, ĐBQH tại các cuộc tiếp xúc cử tri và các kỳ họp HĐND tỉnh để đề nghị UBND tỉnh và Chính phủ sớm bố trí nguồn kinh phí để thực hiện dự án nhằm ổn định đời sống, sinh hoạt của nhân dân vùng ngập lụt lòng hồ Sông Mực. Đồng thời, có Công văn số 126/UBND-NN đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2015 đến nay, xã Xuân Thái đã được hỗ trợ di dời, bố trí nơi ở ổn định cho 33 hộ dân thường xuyên bị ngập lụt, với mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ. Song hiện nay trên địa bàn xã Xuân Thái vẫn còn 3 hộ dân thường xuyên bị ngập lụt và trên 300 hộ dân nằm trong dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập hồ Sông Mực với cao trình 37.7m vẫn chưa được di dời, bố trí nơi ở ổn định, khiến cuộc sống của các hộ dân gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó cũng đã và đang gây khó khăn cho xã, huyện trong công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
“Trong khi đang chờ Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương xem xét bố trí vốn để triển khai thực hiện dự án sắp xếp dân cư vùng ngập hồ Sông Mực, đề nghị UBND tỉnh xem xét bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ khẩn cấp đối với các hộ thường xuyên bị ngập lụt trên địa bàn xã Xuân Thái đến nơi an toàn để đảm bảo đời sống và sinh hoạt cho nhân dân. Đồng thời, xem xét hỗ trợ kinh phí để cắm mốc ở cao trình 39.40m (theo Luật Thủy lợi có hiệu lực từ ngày 1-7-2017 với mốc cao độ hồ Sông Mực được xác định từ cao trình đỉnh đập ( 39.40m) trở xuống) và kiểm kê số hộ, vật kiến trúc, diện tích đất từ cao trình 37.7m đến cao trình 39.40m để huyện có cơ sở thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Xuân Thái” – ông Vũ Hữu Tuấn đề nghị.
Bài và ảnh: Quốc Hương
Theo Baothanhhoa
Phóng viên Báo Biên phòng được UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen
Chiều 4-10, tại buổi họp báo thường kỳ quý III-2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa, nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tuyên truyền công tác ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trao tặng Bằng khen.
Phóng viên Báo Biên phòng (thứ 2 từ trái sang) nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: CTV
Khi cơn bão số 3 dự kiến đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, Ban Biên tập Báo Biên phòng đã cử phóng viên, Thượng úy Nguyễn Viết Lam bám địa bàn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền. Hoàn lưu cơn bão số 3 gây mưa to kéo dài đã dẫn đến trận lũ quét kinh hoàng tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Khi nhận được thông tin, Phóng viên Báo Biên phòng cùng đồng nghiệp của các cơ quan báo chí đã cắt rừng vào tiếp cận hiện trường, thông tin kịp thời những tổn thất ban đầu sau mưa lũ. Đồng thời tiếp tục bám bản Sa Ná thời gian dài sau lũ để tuyên truyền hoạt động của chính quyền địa phương, các đơn vị vũ trang triển khai giúp dân Sa Ná khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Ghi nhận sự đóng góp trong công tác tuyên truyền, đưa tin kịp thời về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 vào tháng 8-2019 trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã trao tặng Bằng khen cho các cá nhân, trong đó có Thượng úy Nguyễn Viết Lam, Phóng viên Báo Biên phòng.
Phóng viên Báo Biên phòng (thứ 2 từ phải sang) nhận giải Khuyến khích Giải báo chí Tự hào Nông dân Việt Nam 2018-2019. Ảnh: CTV
Sáng cùng ngày tại Hà Nội, Thượng úy Nguyễn Viết Lam cũng được Ban tổ chức cuộc thi Giải báo chí toàn quốc Tự hào Nông dân Việt Nam 2018 - 2019 trao giải Khuyến khích với tác phẩm "Làm giàu trên vùng đất biên giới".
Theo Biên phòng
Dự án BOT tuyến tránh TP. Thanh Hóa: Lời từ chối "hạ gục" doanh nghiệp Những hy vọng để Dự án BOT xây dựng Quốc lộ 1A, đoạn tránh TP. Thanh Hóa có thể thu phí hoàn vốn đang tắt dần trong trường hợp nhà đầu tư phải di dời trạm thu phí về vị trí mới. Gáo nước lạnh Những thông tin xấu liên tục đổ về Dự án BOT xây dựng Quốc lộ 1A, đoạn tránh...