Soi tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng qua báo cáo kinh doanh 2016
Đầu năm 2017, nhiều ngân hàng đã sớm công bố kết quả kinh doanh năm 2016 với mức lợi nhuận tăng trưởng so với năm trước, nợ xấu giảm mạnh. Tuy nhiên, vấn đề “ nóng” như nợ xấu sẽ vẫn khiến lãnh đạo các ngân hàng dù lạc quan nhưng vẫn rất thận trọng.
Nợ xấu vẫn là nỗi lo của các ngân hàng trong năm 2017.
Nợ xấu đa phần đều giảm
Qua khảo sát báo cáo kết quả kinh doanh năm 2016 của một số ngân hàng vừa được công bố cho thấy đa số nợ xấu ở các ngân hàng đều giảm. Hiện tỷ lệ nợ xấu cao nhất đang thuộc về ngân hàng Eximbank với mức 2,95%, tiếp theo là ngân hàng VIB ở mức 2,58%, BIDV ở mức 1,96%, Techcombank là 1,53%, MB ở mức 1,31% còn hầu hết là ở mức dưới 1%.
Cụ thể: Là ngân hàng tiên phong công bố kết quả hoạt động kinh doanh 2016, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng Tiền Phong (TPBank) đã vượt kế hoạch đề ra, đạt mức 707 tỷ đồng, tăng 12,93% so với năm 2015. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 0,51%, thấp hơn nhiều so với kế hoạch dưới 2% đề ra đầu năm.
Ngân hàng TMCP Á Châu – ACB kết thúc năm 2016 đạt lợi nhuận trước thuế 1.667 tỷ đồng, tăng 26,9%, lợi nhuận sau thuế đạt 1.325 tỷ đồng, tăng 28,9%. Với kết quả này, ngân hàng vượt 10,9% kế hoạch lợi nhuận năm. Hết năm 2016, tổng tài sản của ACB đạt 233.681 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng đạt 207.051 tỷ đồng, tăng trưởng 18,4%. Cho vay khách hàng đạt 163.401 tỷ đồng, tăng trưởng 20,73%. Tổng nợ xấu của ngân hàng ở mức 1.420.547 tỷ đồng, chiếm 0,88% tổng dư nợ.
Lũy kế cả năm, Ngân hàng TMCP Quốc tế – VIB đạt 702 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 7,2% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế đạt 561 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2016, tổng tài sản của ngân hàng đạt 104.548 tỷ đồng, tăng 23,8% so với đầu năm.
Cho vay khách hàng đạt 60.179 tỷ đồng, tăng trưởng 26%. Tiền gửi của khách hàng đạt 59.261 tỷ, tăng 11% so với đầu năm. Tổng nợ xấu của VIB là 1.550 tỷ đồng, tăng 57% so với thời điểm đầu năm và chiếm 2,58% tổng dư nợ cho vay.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội – MB đạt 3.650 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 13%. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.883 tỷ đồng. Hết năm 2016, tổng tài sản của MB đạt 256 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với thời điểm đầu năm. Tổng số nợ xấu của ngân hàng tính đến cuối năm 2016 là gần 2 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,31% tổng dư nợ, giảm so với mức 1,6% hồi đầu năm.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu – Eximbank luỹ kế cả năm ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 390 tỷ đồng, hơn 6 lần năm trước. Đến cuối năm 2016, tổng tài sản của ngân hàng đạt trên 128 nghìn tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Cho vay khách hàng chỉ tăng trưởng nhẹ 2,5%, đạt 86.891 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng đạt 102.351 tỷ đồng, tăng gần 4%. Tỷ lệ nợ xấu tăng vọt lên 2,95%, tức mức 1,86% trong năm 2015.
Video đang HOT
Tính cả năm 2016, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV trích lập dự phòng gần 9.274 tỷ đồng, tăng tới 63,4% so với năm 2015. Điều này khiến cho lợi nhuận trước thuế của ngân hàng chỉ đạt gần 7.735 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,7% so với cùng kỳ và lỡ hẹn với kế hoạch lãi 7.900 tỷ đồng đặt ra hồi đầu năm nay.
Đến cuối năm 2016, tiền gửi của khách hàng đạt 726.185 tỷ đồng, tăng trưởng 28,6% so với đầu năm. Cho vay khách hàng của BIDV đạt 723.697 tỷ đồng, tăng trưởng 20,93% so với đầu năm. Trong đó đáng chú ý, nợ nhóm 3 tăng vọt 56,9% lên 6.236 tỷ đồng, nợ nhóm 4 tăng 16,7%, lên 1.036 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng lên 6.906 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm 2016 ở mức 1,96% tổng dư nợ.
Năm 2016, Ngân hàng TMCP An Bình – ABBank lãi trước thuế 288 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 288 tỷ đồng, tăng 168% so với năm 2015, chủ yếu nhờ mảng dịch vụ lãi mạnh. Theo đó tính đến hết tháng 12/2016, vốn điều lệ ngân hàng đạt trên 5.319 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cuối năm 2015. Tổng tài sản đạt 74.517 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với năm 2015. Huy động vốn của ngân hàng năm 2016 đạt 52.224 tỷ đồng, tăng hơn 9%; Cho vay đạt 40.141 tỷ đồng, tăng gân 30% so với cuối năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức dưới 3%.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế 3.997 tỷ đồng, tăng 96,2% so với năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh chỉ còn 1,53% trên tổng dư nợ.
Không để nợ xấu tăng lên
Tiếp tục tìm lời giải cho bài toán tăng trưởng là nhiệm vụ không chỉ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các cơ quan quản lý, mà còn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong năm 2017. Thực tế, những vấn đề “nóng” như lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, nợ xấu… sẽ khó hạ nhiệt trong năm mới, khiến lãnh đạo các ngân hàng dù lạc quan nhưng vẫn rất thận trọng.
Thực tế cho thấy, thời gian gần đây các ngân hàng đã tích cực xử lý nợ xấu thông qua việc trích lập dự phòng từ việc dùng một phần thu nhập hoạt động thuần để trích lập dự phòng.
Ông Nguyễn Tú Anh – Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho rằng nợ xấu trong kho vẫn còn và phải xử lý trong bối cảnh nguồn lực để xử lý nợ này đang bị giới hạn rất nhiều. Cho đến nay, tỷ lệ nợ xấu là 2,58% bao gồm cả tài sản ngoại bảng và tại Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC). Quan trọng là không để nợ xấu tăng lên.
Trong định hướng chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2017 công bố mới đây, NHNN đặc biệt nhấn mạnh tới việc thanh tra, giám sát và tập trung xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng (TCTD) mục tiêu đến năm 2020 sẽ duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống.
Đề án cũng chỉ rõ các TCTD cần kết hợp xử lý nợ xấu với việc hạn chế nợ xấu phát sinh thêm. Các TCTD cần phát hiện và xử lý các vi phạm trong hoạt động tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng. Đối với các TCTD có nợ xấu lớn mà không tích cực xử lý, không thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.
Các TCTD vi phạm, NHNN sẽ không xem xét, chấp thuận mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, ATM, văn phòng đại diện, hạn chế tạm ứng, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông…
Đề án cũng chủ trương triển khai các giải pháp mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường, hình thành thị trường mua bán nợ minh bạch, rõ ràng cho sự tham gia của các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài.
Trước đó, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2017 trên địa bàn TP. HCM diễn ra hồi giữa tháng 1/2017, Th ốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, NHNN đang chuẩn bị trình Chính phủ, Quốc hội một Luật riêng để hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu.
Hy vọng rằng với những tín hiệu tích cực từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước và từ chính các ngân hàng, vấn đề tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu sẽ có bước chuyển biến mạnh mẽ trong năm nay.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Vay tiêu dùng: Lợi thì có lợi, nhưng...
Vay tiêu dùng đang trở thành xu hướng và ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Nhưng người vay tiêu dùng vẫn cần thận trọng để tránh rủi ro, đặc biệt là nguy cơ dính phải "vết đen" trong lý lịch tài chính.
Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 5 năm (kể từ cuối năm 2010). Theo thống kê của StoxPlus, dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2015 tăng trưởng 44% so với năm 2014 (từ 10,5 tỷ USD lên 15,12 tỷ USD). Hoạt động vay tiêu dùng đang chiếm 10,4% GDP và 6,8% tổng dư nợ của nền kinh tế.
"Bùng nổ" vay tiêu dùng
Báo cáo kết quả dịch vụ cho vay tiền mặt tiêu dùng của công ty tài chính (CTTC) Home Credit Việt Nam cũng cho thấy hoạt động vay tiêu dùng đang tăng trưởng chóng mặt với bình quân hơn 57% trong giai đoạn 2010-2015. Và tiếp tục đạt con số "khủng" trong bốn tháng đầu năm 2016, với doanh thu tăng 80% so với cùng kỳ năm 2015.
Các chuyên gia đều cho rằng vay tiêu dùng sẽ trở thành một xu hướng và bùng nổ tại Việt Nam trong tương lai, theo dự đoán có thể vượt mốc 10% GDP vào năm 2020.
"Nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam ngày càng cao. Với những lợi ích thiết thực, vay tiêu dùng đang ngày càng được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng", Ts. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế, nhận định.
Thực tế cho thấy vay tiêu dùng đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Với giới hạn khoản vay không quá lớn nhưng có lợi thế về lãi suất và tính linh động, vay tiêu dùng đang phục vụ lợi ích thiết thực của tầng lớp công nhân, lao động phổ thông (một tầng lớp chiếm đại đa số dân số Việt Nam).
Theo thống kê, 50% khách hàng của Home Credit là công nhân, lao động có trình độ phổ thông, với các khoản vay phổ biến từ 10 đến 60 triệu đồng, thời hạn trả là từ 1 - 3 năm. Tình hình cũng tương tự tại các công ty tài chính lớn khác như FE Credit, HD Saison, ACS,....
Thị trường bùng nổ tạo nên một cuộc chạy đua khốc liệt giữa các thành viên trên thị trường tài chính. Số lượng công ty tài chính trong năm 2015 đã tăng gấp đôi so với giai đoạn trước. Các dịch vụ, công nghệ tiên tiến được áp dụng (thanh toán điện tử, dịch vụ thu hộ,...), mở rộng các điểm áp dụng, cải cách thủ tục hành chính, tăng đãi ngộ,...
Vay tiêu dùng đem lại nhiều lợi ích cho người dân, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong buổi tọa đàm về vay tiêu dùng mới đây, ông Cao Văn Bình - Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC), đã nhấn mạnh về những rủi ro mà người vay có thể gặp phải khi VTD, trong đó nguy cơ lớn nhất là bị liệt vào "danh sách đen".
Người vay tiêu dùng cần thận trọng để tránh bị liệt vào &'danh sách đen'
Coi chừng "danh sách đen"
"Khi xảy ra "nợ xấu", người tiêu dùng sẽ bị liệt vào "danh sách đen" của CIC, dù sau đó đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ nhưng lý lịch tín dụng của người vay (hoặc người bảo lãnh) vẫn dính phải vết nhơ, khiến việc vay tín dụng sau này rất khó. "Vết đen" này có thể mất 5 năm mới được xóa đi", ông Bình cho biết.
Lợi ích của vay tiêu dùng là không thể phủ nhận khi phục vụ đời sống, giải quyết không ít những khó khăn của người dân, góp phần quan trọng giảm thiểu "tín dụng đen",... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều "điểm nghẽn" cần giải quyết để tín dụng tiêu dùng đem lại những lợi ích tối đa cho người dân.
Ts. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính, phân tích: "Điểm nghẽn lớn nhất của vay tiêu dùng hiện nay là hành lang pháp lý tại các ngân hàng vẫn gây khó cho người dân, khiến họ phải chuyển sang vay tại các công ty tài chính. Điều này không chỉ gây khó cho người dân mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế, vì tiêu dùng của người dân luôn đóng vai trò quan trọng".
Việc phải chuyển từ vay tại ngân hàng sang các công ty tài chính đang mọc lên như nấm khiến người tiêu dùng gặp phải nhiều nguy cơ hơn. Trước tình trạng này, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên thận trọng, tỉnh táo khi làm thủ tục để tránh dính phải "bẫy lãi suất 0%" của những công ty tài chính bất minh.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần xây dựng một hành lang pháp lý rõ ràng, cởi mở, thuận tiện hơn cho người vay tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng cần có những quy định giám sát thị trường một cách chặt chẽ hơn với hoạt động của các công ty tài chính.
Ts. Nguyễn Thị Kim Thanh - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Ngân hàng Nhà nước, nhận định: "Để đem lại lợi ích toàn diện cho người dân, cần một khuôn khổ pháp lý đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích người dân và các công ty tài chính. Đồng thời, nâng cao tính năng động, trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động cho vay tiêu dùng tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thu nhập của người dân Việt Nam".
Theo Thơi bao kinh doanh
Cơ hội đầu tư nhìn từ nợ xấu Khẳng định các nhà đầu tư của VinaCapital nói riêng và nhà đầu tư quốc tế nói chung vẫn luôn hào hứng dõi theo chương trình CPH của VN, ông Andy Hồ - GĐĐH kiêm Trưởng phòng Đầu tư tập đoàn chia sẻ cụ thể về những điểm sáng CPH năm nay, cũng như cơ hội đầu tư nhìn từ nợ xấu lẫn...