Sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng ăn gì, uống gì để mau khỏi bệnh?
Sỏi túi mật là bệnh lý cực kỳ phổ biến và rất dễ gặp ở người, đặc biệt là phụ nữ. Vậy nên chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Vậy sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng ăn gì, uống gì?
Sỏi túi mật hay sỏi mật là một dạng bệnh lý xảy ra phổ biến ở người, đặc biệt là ở phụ nữ. Sỏi túi mật là những viên tinh thể được tạo nên từ những thành phần dư thừa có trong dịch túi mật. Kích thước của nó thay đổi như hạt sạn cho đến bằng một quả bóng tennis.
Sỏi túi mật nếu như không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể người bệnh. Những biến chứng đó sẽ đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh khi mắc phải. Vậy nên việc phát hiện sớm để điều trị bệnh là rất quan trọng.
Hình ảnh sỏi túi mật
Nguyên nhân gây ra sỏi túi mật
- Do sự mất cân bằng giữa các chất bên trong túi mật. Bao gồm sự tăng lên bất thường của bilirubin, cholesterol hoặc các muối chứa gốc canxi.
- Người bệnh đang mắc các bệnh lý nền như đái tháo đường, rối loạn tan máu, béo phì.
- Người bệnh đã có thời gian stress, mệt mỏi kéo dài.
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, gây hại cho gan và thận
- Sử dụng các chất độc hại như rượu, bia, chất kích thích gây hại cho cơ thể.
- Người bệnh uống quá ít nước mà cơ thể cần mỗi ngày, điều này khiến cho các chất độc hại không được đào thải hết ra khỏi cơ thể.
Nghiện rượu bia có thể gây hại cho gan mật
Dấu hiệu, triệu chứng sỏi túi mật
- Đau vùng lưng, hạ sườn phải
- Nước tiểu có màu lạ, sẫm màu hơn bình thường
- Người bệnh bị vàng da hơn do bilirubin tăng trong máu
- Đau tức vùng bụng phải, đau âm ỉ
- Cơ thể trở nên ớn lạnh, hay bị sốt
- Tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra thường xuyên
- Phân có màu nâu đen, khác lạ so với bình thường
Video đang HOT
Vàng da cảnh báo dấu hiệu bệnh sỏi túi mật ở người
Sỏi túi mật nên ăn gì, uống gì?
1. Rau củ quả
Rau củ và các loại hoa quả rất có lợi cho sức khỏe. Các loại rau củ chứa nhiều chất xơ giúp dễ tiêu hóa thức ăn hơn. Đồng thời các vitamin từ hoa quả giúp tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn và sự viêm nhiễm trong cơ thể.
Tích cực ăn rau xanh giúp tăng cường sức khỏe
Các loại ngũ cốc, hạt giàu tinh bột rất cần thiết đối với sức khỏe. Chúng còn chứa một số loại chất béo có lợi giúp đào thải bớt lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể.
Ngũ cốc tốt cho người mắc bệnh sỏi túi mật
3. Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như cá biển, các loại cá, dầu thực vật vô cùng tốt đối với sức khỏe. Sử dụng các loại thực phẩm này sẽ làm lượng cholesterol trong máu giảm tối đa, từ đó ngăn ngừa nguy cơ sỏi mật.
Các loại cá có chứa nhiều chất béo không bão hòa có lợi
4. Nước
Việc uống đủ nước mà cơ thể cần mỗi ngày sẽ giúp trung hòa các chất độc hại tích tụ, các chất cặn bã để có thể đào thải chúng dễ dàng qua đường bài tiết. Uống ít nước sẽ khiến nguy cơ sỏi túi mật tăng cao.
Người bị sỏi túi mật phải uống đủ nước
5. Sữa
Sữa là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên với người bệnh sỏi túi mật hay sỏi thận thì cần lựa chọn đúng loại sữa cho phù hợp. Người bệnh chỉ nên sử dụng các loại sữa ít béo hoặc đã tách kem nhằm có lợi cho hệ tiêu hóa, cũng như ngăn nguy cơ hình thành các sỏi canxi từ sữa.
Sỏi túi mật kiêng ăn gì?
1. Muối
Thực phẩm hoặc đồ ăn chứa nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nền cho cơ thể. Muối sẽ khiến người bệnh gặp các vấn đề về hệ tim mạch, góp phần tham gia vào quá trình tạo sỏi túi mật trong cơ thể. Vậy nên người bệnh cần ăn nhạt bớt và bớt khẩu phần muối ăn hàng ngày.
2. Các chất độc hại
Các chất độc hại trong rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích sẽ khiến cơ thể suy nhược, các cơ quan làm việc không còn hiệu quả và suy yếu. Từ đó tạo điều kiện cho nhiều bệnh nguy hiểm có thể xảy ra, trong đó có bệnh sỏi túi mật.
3. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các đồ ăn chiên, xào hoặc rán chứa rất nhiều dầu mỡ. Chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như sỏi túi mật khi mà lượng chất béo có hại và cholesterol tăng cao trong cơ thể. Do đó người bệnh cũng cần hạn chế ăn những loại đồ ăn này.
Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ không có lợi cho sức khỏe
Sỏi túi mật uống thuốc gì?
Người mắc bệnh sỏi túi mật cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị cũng như chỉ dẫn của các bác sĩ. Không được tự ý mua các loại thuốc về để tự chữa bệnh, như vậy sẽ rất nguy hiểm và tăng nguy cơ rủi ro mắc các tác dụng phụ không đáng có. Người bệnh sau khi được bác sĩ khám và chữa bệnh sẽ có thể được tư vấn một số loại thuốc sau đây:
Các loại thuốc kháng sinh: Giúp giảm tình trạng nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công cơ thể, gan mật,…
Các loại thuốc giảm đau: Giúp giảm các cơn đau do sỏi túi mật gây ra, giãn cơ và giảm co thắt đường mật
Các loại thuốc chống viêm: Giúp chống lại tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra khi bị sỏi túi mật
Các loại thuốc giúp đánh tan sỏi: Giúp bào mòn và đánh tan các loại sỏi trong cơ thể.
Hướng điều trị sỏi túi mật hiệu quả
1. Điều trị sỏi túi mật bằng Tây y
Phương pháp điều trị bằng Tây y cho bệnh sỏi túi mật bao gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật. Các loại thuốc điều trị đã được liệt kê ở trên, người bệnh có thể sử dụng tuân theo phác đồ của bác sĩ. Còn phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị sỏi túi mật chủ yếu là mổ nội soi.
Mổ nội soi sẽ giúp lấy được hết các viên sỏi tích tụ trong túi mật mà ít để lại nguy hiểm cũng như các biến chứng. Ngoài ra chi phí mổ nội soi sỏi túi mật cũng vô cùng phải chăng, phù hợp với túi tiền của người bệnh. Người bệnh có thể tìm tới các cơ sở y tế chữa bệnh uy tín để phẫu thuật khi được bác sĩ chỉ định.
2. Điều trị sỏi túi mật bằng Đông y
Đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi túi mật hiệu quả không kém các phương pháp Tây y hiện đại. Ưu điểm của Đông y trong chữa bệnh là sử dụng các dược liệu thiên nhiên và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào đối với cơ thể. Sử dụng các loại thuốc Đông y để bào mòn và thải được sỏi mật ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn đúng nhà thuốc uy tín, được các bác sĩ Đông y chỉ dẫn mới nên sử dụng, tránh tự ý mua thuốc về chữa trị sẽ không có hiệu quả.
8 cách hạ huyết áp tự nhiên bên cạnh việc dùng thuốc
Huyết áp cao có thể gây đau tim, đột quỵ, suy tim và mất trí nhớ. Có một số cách làm hạ huyết áp một cách tự nhiên bạn có thể dễ dàng áp dụng.
1. Tập thể dục hàng ngày để chống tăng huyết áp
Các bài tập thể dục rất có hiệu quả để phòng chống tăng huyết áp, vậy nên, duy trì vận động thường xuyên là vô cùng quan trọng.
"Hãy đặt mục tiêu thực hiện các bài tập vận động mỗi ngày - Philippa Hobson, y tá tim mạch cao cấp tại BHF, cho biết - có thể là đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội, làm vườn, dắt chó đi dạo, từ khoảng 10 phút trở lên".
2. Giữ cân nặng hợp lý để giảm huyết áp về mức bình thường
Cũng theo BHF, đối với những người thừa cân, giảm cân đôi khi là tất cả những gì họ cần để có thể giảm huyết áp về mức bình thường.
Từ từ, từng bước một, hãy thực hiện kiểm soát chế độ ăn hàng ngày của bản thân với 30% thực phẩm từ rau củ quả, 35% khác từ thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, gạo, khoai tây, 15% từ sữa, 12% từ thịt, cá, trứng và các loại đậu, chỉ 8% dành cho các thực phẩm giàu chất béo hoặc đường.
3. Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn để tránh tăng huyết áp
Theo khuyến cáo của hiệp hội huyết áp Anh, lượng muối bạn ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới huyết áp của cơ thể. Muối làm cho cơ thể bạn giữ nước. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, lượng nước dư thừa trong cơ thể bạn sẽ gây tăng huyết áp. Vậy nên, càng ăn nhiều muối bao nhiêu, huyết áp của bạn càng cao bấy nhiêu.
Các khuyến nghị của BHF bao gồm không sử dụng muối khi nấu ăn, nêm thêm trong bữa ăn và tránh (hoặc hạn chế) các thực phẩm có lượng muối cao như pho mai, bơ, một số loại nước sốt ( nước tương và nước mắm đặc biệt mặn).
Không uống rượu - cách hạ huyết áp tự nhiên hiệu quả
4. Không uống rượu - cách hạ huyết áp tự nhiên hiệu quả
Quá nhiều cồn có thể gây tăng huyết áp, vậy nên, hãy uống từ tốn và từng chút một. BHF khuyến nghị giới hạn từ ba tới bốn đơn vị một ngày đối với đàn ông, và từ hai tới ba đơn vị một ngày đối với phụ nữ (một cốc bia chứa khoảng hai tới ba đơn vị, và một ly rượu 250ml tương ứng với gần 3 đơn vị)
5. Theo dõi lượng caffeine bạn tiêu thụ mỗi ngày để tránh huyết áp tăng
Các chuyên gia chỉ ra rằng caffeine góp phần tăng huyết áp, nhưng việc những người bệnh cao huyết áp nên hay không nên uống nó vẫn là một đề tài được tranh luận chưa có hồi kết.
Tuy nhiên, lời khuyên chính thức của NHS là: uống nhiều hơn bốn cốc cafe mỗi ngày có thể làm bạn bị tăng huyết áp. Nếu bạn là fan hâm mộ của cafe, trà, hoặc các loại đồ uống giàu caffeine khác, như cola và một số đồ uống tạo năng lượng, hãy xem xét tới việc cắt giảm số lượng. Sẽ là tốt nếu uống trà và cafe được coi như một phần của chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng những loại đồ uống này không nên là nguồn chất lỏng chính hoặc duy nhất.
6. Tránh căng thẳng - cách hạ huyết áp hiệu nghiệm
Stress là một yếu tố khác được biết tới trong bệnh huyết áp cao. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Hiệp hội sinh lý học Hoa Kỳ cho thấy thiền có thể làm giảm lo lắng và căng thẳng cho tim.
"Kết quả của chúng tôi cho thấy sự giảm bớt lo âu rõ ràng trong giờ đầu tiên sau buổi thiền", giáo sư John J. Durocher từ Đại học công nghệ Michigan cho biết. "Những người tham gia cũng đã giảm được căng thẳng về mặt cơ học trên các động mạch một giờ sau đó. Điều này có thể giúp giảm căng thẳng cho các cơ quan như não và thận, giúp ngăn ngừa các bệnh như cao huyết áp".
7. Huyết áp giảm ngay lập tức sau khi bỏ thuốc lá
"Mặc dù hút thuốc lá không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tăng huyết áp, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ tích tụ các chất béo (mảng bám) bên trong các động mạch", theo trang heart.org. Quá trình này gây tăng áp suất máu. Cũng theo báo cáo trên trang Tin tức Y tế, huyết áp giảm gần như ngay lập tức sau khi ngưng hút thuốc lá.
8. Ngủ nhiều hơn - cách giảm huyết áp cơ thể hiệu quả
Mặc dù vấn đề này chưa được chính thức kết luận, nhưng việc ngủ đủ ít nhất 6 tiếng mỗi đêm được cho rằng có thể giúp làm giảm huyết áp. Giấc ngủ điều chỉnh hormone gây căng thẳng, giúp hệ thống thần kinh khỏe mạnh, và huyết áp của cơ thể giảm khi chúng ta đang ngủ.
Về lâu dài, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh các hormone gây căng thẳng, dẫn đến huyết áp cao.
Bệnh đau lưng thấp Hâu hêt moi nguơi đêu co nhưng luc bi đau lung thâp ơ cac mưc đọ khac nhau. Theo BS-CKII.Huỳnh Hoàng Châu, Khoa Ngoại thần kinh - cột sống Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, đau lưng thấp là hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp nhất là nguyên nhân cơ học. Đau lưng thấp xuất hiện sau khi...