“Soi” tình hình tài chính các công ty cấp nước… nữ đại gia Mai Thanh đầu tư
Năm 2018, lợi nhuận từ các công ty trong mảng sản xuất và phân phối nước đóng góp cho Công ty cổ phần Cơ điện lạnh 201 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Trong danh sách cổ đông lớn của Công ty phần đầu tư nước sạch Sông Đà ( Viwasupco), Công ty cổ phần Cơ điện lạnh ( REE) nắm giữ 35,95% cổ phần.
Công ty cổ phần Cơ điện lạnh gắn liền với tên tuổi của nữ đại gia Nguyễn Thị Mai Thanh. Bà Thanh là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc kể từ khi công ty được cổ phần hóa vào năm 1993 đến nay.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh. Ảnh: Bizlive.
Được thành lập từ năm 1977, Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh hiện là một công ty niêm yết hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực chính như dịch vụ cơ điện công trình (M&E); sản xuất, lắp ráp và kinh doanh hệ thống điều hòa không khí thương hiệu Reetech; phát triển, quản lý bất động sản; và cơ sở hạ tầng điện & nước.
Là một trong những công ty niêm yết cổ phiếu đầu tiên trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP HCM, REE nằm trong top 30 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Tại thời điểm 31/12/2017, giá trị vốn hóa của REE là 12,867 tỷ đồng).
Trong phiên giao dịch sáng 25/10/2019, cổ phiếu REE của Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh tăng thêm 350 đồng (tương ứng 0,95%) lên 37.050 đồng/cổ phiếu. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 24/10, REE tăng 1,1% và phiên 23/10 tăng 0,69%.
Video đang HOT
Theo Lao động, không chỉ đầu tư và Viwasupco, REE còn nắm giữ cổ phần của nhiều công ty kinh doanh nước sạch, nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam. REE sở hữu cổ phần tại 4 nhà máy sản xuất nước sạch chiếm lần lượt 41% và 36% tổng công suất thiết kế tại TP HCM và Hà Nội.
Năm 2018, lợi nhuận từ các công ty trong mảng sản xuất và phân phối nước đóng góp cho REE 201 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 68 tỷ cổ tức trên giá trị sổ sách khoảng 1.300 tỷ đồng. Trong đó, CTCP Nước sạch Sài Gòn, B.O.O Thủ Đức và nước Sông Đà là những công ty đóng góp lợi nhuận nhiều nhất.
Các công ty trong lĩnh vực kinh doanh nước của REE được chia thành 2 nhóm: các công ty sản xuất nước sạch và công ty phân phối nước.
Nhóm các công ty sản xuất nước sạch bao gồm: Công ty cổ phần B.O.O Nước Thủ Đức, Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn (Nhà máy nước Thủ Đức III), Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Tân Hiệp (Nhà máy nước Tân Hiệp II), Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (VCW). Nhiệm vụ chính của nhóm này vận hành các nhà máy xử lý nước và cung cấp nước sạch cho các thành phố lớn cũng như các công ty cấp nước khác.
Nhóm các công ty phân phối nước bao gồm: Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè, Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định (GDW) và Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TDW). Các công ty này đầu tư, quản lí hệ thống mạng lưới đường ống nước cấp II, cấp III, phục vụ cấp nước cho các hộ dân trên địa bàn được phân chia.
Báo cáo tài chính bán niên 2019 của REE cho thấy, trong lĩnh vực thủy điện, REE hiện sở hữu 60,42% cổ phần tại CTCP Thủy điện Thác Bà; 21% cổ phần tại Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh; 22,68% cổ phần tại CTCP Thủy điện Miền Trung; 42,63% cổ phần tại Thủy điện Thác Mơ; 25,76% cổ phần tại Thủy điện Sông Ba Hạ; 34,30% cổ phần tại Thủy điện Srok Phu Mieng; 25,47% cổ phần tại Thủy điện Bình Điền.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Nước sạch Sông Đà gồm những ai?
CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco, mã chứng khoán VCW) được thành lập năm 2009 với tên gọi Công ty TNHH MTV nước sạch Vinaconex, trực thuộc Tổng Công ty Vinaconex.
Doanh nghiệp này từng dính bao tai tiếng với kỷ lục 12 lần vỡ đường ống nước Sông Đà do sử dụng vật liệu sản xuất đường ống không phù hợp, dẫn đến một loạt lãnh đạo công ty và Vinaconex phải hầu tòa.
Sau khi được mua lại vào năm 2018 bởi hai "ông lớn" Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (60,46%, tương đương 45.348.000 cổ phần) và CTCP Cơ điện lạnh - REE (35,95%, tương đương 26.960.000 cổ phần), công ty chính thức được đổi tên thành CTCP Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco) như hiện nay.
Địa bàn cung cấp nước của Viwasupco hiện nay là toàn bộ phía Tây Nam TP Hà Nội gồm các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, và một số khu vực khác thuộc hệ thống cấp nước chuỗi đô thị "Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông".
Viwasupco hiện do ông Lưu Viết Thịnh làm Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Văn Tốn làm Tổng giám đốc.
Danh sách HĐQT của Viwasupco. Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty.
Danh sách HĐQT nhiệm kỳ 2015-2020 của công ty gồm 5 thành viên: Ông Lưu Viết Thịnh, Chủ tịch HĐQT. Các thành viên HĐQT gồm: ông Nguyễn Văn Tốn (TGĐ), ông Phạm Mạnh Hà, ông Nguyễn Trọng Hiền, và ông Nguyễn Ngọc Thái Bình.
Ngoài Tổng giám đốc Tốn, Ban Tổng giám đốc của công ty gồm 03 Phó TGĐ: ông Nguyễn Quang Hưng, ông Bùi Đăng Khoa, ông Vũ Đức Toàn, và Kế toán trưởng Hoàng Văn Anh. Trong đó, TGĐ Nguyễn Văn Tốn là kỹ sư xây dựng ngành Cấp thoát nước, có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Danh sách Ban TGĐ của Viwasupco. Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty.
Năm 2018, doanh thu cấp nước của Viwasupco đạt 469 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm trước, với biên lợi nhuận gộp từ hoạt động cấp nước hơn 57%. Lợi nhuận trước thuế duy trì đà tăng gấp đôi doanh thu và đạt hơn 230 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh năm 2018 của Viwasupco. Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty.
Nửa đầu năm 2019, Viwasupco đạt doanh thu gần 264 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế hơn 133 tỷ. Tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế trên doanh thu lần lượt là 57% và 50%.
Thù lao của HĐQT, BKS và Ban TGĐ. Nguồn: Báo cáo thường niên công ty.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Đại gia nào đang đứng sau Công ty nước sạch Sông Đà? Nhiều khu vực tại Hà Nội đang vật lộn với việc nước nhiễm bẩn từ hệ thống nước cấp của Công ty nước sạch Sông Đà (Viwasupco) và mọi người dân đang tập trung chỉ trích tổng giám đốc công ty này đã không làm hết trách nhiệm trong sự cố này. Tuy nhiên không nhiều người biết, những vị đại gia đứng...