Soi sức mạnh quân đội Iran dưới thời Tư lệnh Soleimani
Tuyên bố sẽ trả đũa Mỹ sau cái chết của tướng Qassem Soleimani, liệu quân đội Iran có đủ khả năng làm được điều này?
Lực lượng quân sự Iran quy mô thế nào?
Quân đội Iran có khoảng 350.000 quân nhân chính quy
Trích số liệu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh, hãng thông tấn BBC ước tính Iran có khoảng 523.000 quân nhân tại ngũ, bao gồm 350.000 quân chính quy và 150.000 quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ( IRGC).
Ngoài ra, còn có ít nhất 20.000 lính hải quân IRGC. Đây là lực lượng được trang bị nhiều tàu tuần tra có vũ trang để tuần tra eo biển Hormuz – nơi nhiều vụ đối đầu liên quan tới các tàu chở dầu đã diễn ra trong năm 2019.
IRGC được thành lập hơn 40 năm trước với nhiệm vụ bảo vệ thể chế chính trị của Tehran, sau đó dần trở thành một thế lực lớn về chính trị – kinh tế – quân sự tại Iran. Dù quân số ít hơn lực lượng chính quy, IRGC lại là lực lượng quân sự có thẩm quyền cao nhất.
Hoạt động quân sự bên ngoài lãnh thổ
Tướng Soleimani (giữa) là Tư lệnh Lực lượng Quds trước khi thiệt mạng
Lực lượng Quds thuộc IRGC, dưới quyền tướng Soleimani, từng tiến hành nhiều hoạt động bí mật ở nước ngoài cho lực lượng IRGC và có quyền báo cáo trực tiếp tình hình với Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Quân số ước tính của lực lượng này vào khoảng 5.000 người.
Trong quá khứ, Quds từng được triển khai ở Syria với vai trò làm cố vấn quân sự cho quân đội trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad. Tại Iraq, lực lượng này hỗ trợ các nhóm dân quân thân với chính phủ Baghdad nhằm tiêu diệt tổ chức khủng bố IS.
Theo các quan chức Mỹ, ngoài những thông tin được công bố, Lực lượng Quds còn đóng vai trò lớn hơn nhiều khi cung cấp tài chính, huấn luyện, trang bị vũ khí và nhiều thiết bị cho nhiều tổ chức mà Mỹ nhận định là “những tổ chức khủng bố” ở Trung Đông.
Mặt khác, theo BBC, quân đội Iran gặp khó trong việc nhập khẩu vũ khí những năm gần đây do vấn đề kinh tế trong nước và các lệnh trừng phạt của nước ngoài.
Số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết, giá trị các hợp đồng mua bán vũ khí của Iran chỉ ở mức 3,5% so với Ả Rập Saudi trong khoảng thời gian từ năm 2009-2018. Phần lớn hợp đồng vũ khí Iran mua có xuất xứ từ Nga và Trung Quốc.
Lực lượng tên lửa hùng hậu nhất Trung Đông
Khu tên lửa thuộc Triển lãm quân sự 2019 của Iran (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Tên lửa là một bộ phận mang tính cốt yếu trong sức mạnh quân sự của Tehran. Trong nhiều báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, lực lượng tên lửa của Iran được cho là lớn nhất ở khu vực Trung Đông với nhiều loại tên lửa có tầm bắn ngắn hoặc tầm trung.
Một số báo cáo thậm chí còn cho biết, Iran đang tiến hành thử nghiệm công nghệ không gian nhằm giúp nước này có thể phát triển được tên lửa đạn đạo có tầm bắn xuyên lục địa.
Hồi năm 2015, Iran đạt được thoả thuận hạt nhân với các nước phương Tây, theo đó chương trình nghiên cứu tên lửa tầm xa đã được ngừng lại. Hôm 5/1, Tehran tuyên bố bỏ các giới hạn làm giàu uranium, đồng nghĩa nước này hoàn toàn có thể nối lại chương trình nghiên cứu tên lửa có tầm bắn xuyên lục địa.
Khi đó, rất nhiều mục tiêu trên lãnh thổ Ả Rập Saudi, vùng Vịnh hay Israel – đồng minh thân cận của Mỹ đều nằm trong tầm bắn của các tên lửa thuộc sở hữu của Iran.
Về phần mình, hồi tháng 5/2019, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng không Patriot ở Trung Đông, đồng thời tăng cường trừng phạt Iran. BBC nhận định động thái triển khai Patriot này nhằm chống lại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình hoặc các tiêm kích hiện đại.
Iran có những loại vũ khí phi truyền thống nào?
Các nguyên mẫu UAV tàng hình của Iran (Ảnh: IBIS News)
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và các nước phương Tây kéo dài nhiều năm, Iran vẫn có khả năng phát triển máy bay không người lái (UAV). Hồi năm 2016, Tehran đã triển khai các máy bay này để chống lại lực lượng khủng bố IS ở Iraq.
Ngoài ra, những máy bay không người lái có vũ trang của Tehran cũng có thời điểm xâm nhập không phận Israel từ các căn cứ ở Syria.
Hồi tháng 6/2019, Iran từng bắn rơi máy bay không người lái do thám của Mỹ. Khi đó, Tehran lấy lý do máy bay trên đã xâm phạm không phận Iran trên eo biển Hormuz.
Khả năng tấn công mạng của Iran ra sao?
Iran có thể trả đũa Mỹ bằng cách tấn công mạng (Ảnh minh hoạ)
Năm 2010, các cơ sở hạt nhân của Iran bị tấn công mạng. Vụ tấn công này khiến Tehran tăng cường năng lực tấn công mạng mà trong đó lực lượng IRGC đã thành lập một số bộ phận riêng rẽ có nhiệm vụ do thám về kinh tế – quân sự.
Một báo cáo quân sự do Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra hồi 2019 cho biết: Iran đã tiến hành các nhiệm vụ do thám mạng nhằm vào các công ty hàng không vũ trụ, các nhà thầu quân sự, nhiều công ty năng lượng và các tập đoàn viễn thông trên toàn cầu.
Cùng thời điểm, Tập đoàn công nghệ Microsoft cũng đưa ra c ảnh báo về một nhóm tin tặc được cho là “có nguồn gốc từ Iran hay có liên hệ với chính phủ nước này” đã để mắt tới chiến dịch tranh cử tổng thống tại Mỹ, cũng như cố gắng đột nhập vào các tài khoản của nhiều quan chức trong chính quyền Washington.
Theo thoidai.com.vn
Tên lửa và biệt đội tinh nhuệ Quds - 'vũ khí lợi hại' của Iran
Dù trải qua nhiều năm chịu cấm vận, Iran vẫn sở hữu sức mạnh quân sự không thể coi thường, với lực lượng tên lửa có thể tấn công nhiều mục tiêu của Mỹ và đồng minh ở Trung Đông.
Ngay sau vụ không kích của Mỹ khiến Tư lệnh Qassem Soleimani thiệt mạng, Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã tuyên bố sẽ đáp trả bằng "những cuộc trả thù tàn khốc". Tuyên bố của lãnh tụ Khamenei không phải chỉ là nói suông, bởi sức mạnh quân sự của Iran được coi là mối đe dọa không thể coi thường đối với Mỹ và các đồng minh tại Trung Đông.
Quy mô quân đội Iran
Lực lượng vũ trang Iran có khoảng 523.000 binh sĩ, theo tính toán của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS của Anh. Lực lượng này gồm 350.000 binh sĩ quân đội thường trực và ít nhất 150.000 thành viên của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran.
Hải quân Iran có khoảng 20.000 binh sĩ, tất cả thuộc biên chế Vệ binh Cách mạng Hồi giáo. Lực lượng này chịu trách nhiệm tuần tra vũ trang eo biển Hormuz, nơi xảy ra các vụ đối đầu liên quan tới nhiều tàu chở dầu thương mại trong năm 2019.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo cũng đồng thời kiểm soát đơn vị Basji, lực lượng tình nguyện bán vũ trang chịu trách nhiệm kiểm soát an ninh trong nước. Các thành viên của Basji, ước tính lên tới hàng trăm nghìn người, có thể nhanh chóng được điều động tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết.
Nhìn chung, sức mạnh và quyền lực của quân đội Iran tập trung trong tay của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, lực lượng thành lập vào thập niên 1980 sau khi phe thần quyền lật đổ chính quyền Mohammad Reza Pahlavi thân phương Tây và lập ra nhà nước Hồi giáo nắm quyền tới hiện nay.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo là lực lượng nòng cốt của quân đội Iran. Ảnh: AP.
Lực lượng Quds làm mưa làm gió ở nước ngoài
Lực lượng Quds, từng trực tiếp dưới quyền chỉ huy của Tư lệnh Qassam Soleimani, chính là đơn vị thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo chịu trách nhiệm tiến hành các hoạt động quân sự của Iran tại nước ngoài. Quds có khoảng 5.000 thành viên và báo cáo hoạt động trực tiếp với Lãnh tụ Tối cao Khamenei.
Quds đã được triển khai tới Syria, nơi lực lượng này huấn luyện và hỗ trợ cho các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad, đồng thời vũ trang cho các nhóm Hồi giáo Shiite trong cuộc nội chiến ở Syria. Tại Iraq, lực lượng Quds trực tiếp tài trợ và chỉ đạo các tổ chức bán vũ trang Shiite trong cuộc chiến chống IS trước đây và tranh giành quyền lực với các phe phái Sunni hiện nay.
Mặc dù vậy, Mỹ cho biết lực lượng Quds đóng một vai trò to lớn trong việc tài trợ, đào tạo, cung cấp vũ khí và thiết bị cho các tổ chức đã bị Washington liệt kê vào danh sách khủng bố ở khu vực Trung Đông, trong đó có phong trào Hezbollah tại Lebannon và tổ chức Jihad tại Palestine. Ngoài ra, Quds cũng được cho là phối hợp chặt chẽ với phiến quân Houthi trong cuộc nội chiến ở Yemen, đối đầu với chính quyền trung ương do Saudi Arabia hậu thuẫn.
Trong kịch bản xung đột nóng xảy ra giữa Mỹ và Iran, các tổ chức ủy nhiệm của Iran dưới sự chỉ đạo của lực lượng Quds sẽ tấn công hàng loạt mục tiêu trên lãnh thổ Israel, Saudi Arabia và các đồng minh của Mỹ tại khu vực.
Tên lửa Iran bao phủ các đồng minh của Mỹ
Iran có năng lực tên lửa đáng gờm, được coi là một trong những lực lượng nòng cốt trong tổng thể sức mạnh quân sự của Tehran.
Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ miêu tả Iran có kho tên lửa lớn nhất khu vực Trung Đông, bao gồm số lượng lớn tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Báo cáo này cũng nhận định việc Iran thử nghiệm công nghệ vũ trụ với mục đích che giấu chương trình phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa với tầm bắn xa hơn, có thể vươn tới châu Âu hay Đông Bắc Á.
Tên lửa Iran có tầm bắn bao trùm các đồng minh của Mỹ tại Trung Đông. Ảnh: AFP.
Chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Iran được cho là đã bị đình chỉ, một phần cam kết của Tehran khi Iran đạt được thỏa huận hạt nhân với các cường quốc năm 2015. Tuy nhiên, Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh Hoàng gia Anh nhận định chương trình tên lửa đạn đạo có thể được khôi phục bất cứ lúc nào, đặc biệt trong bối cảnh xung đột leo thang thời gian qua.
Trong kịch bản chiến tranh nổ ra, vô số mục tiêu tại Saudi Arabia cũng như tại các nước đồng minh khác của Mỹ ở Trung Đông sẽ nằm gọn trong tầm ngắm của hàng nghìn tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Iran. Các chuyên gia nhận định Israel sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên của Tehran.
Tháng 5/2019, Mỹ đã phải triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tới Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng với Iran gia tăng. Hệ thống phòng thủ của Mỹ được cho là có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa dẫn đường và tên lửa phóng từ máy bay chiến đấu.
Chương trình máy bay không người lái
Bất chấp nhiều năm chịu cấm vận khốc liệt của Mỹ và phương Tây, Iran vẫn có thể phát triển chương trình máy bay không người lái.
Tại Iraq, máy bay không người lái của Iran đã được triển khai từ năm 2016 trong cuộc chiến chống IS. Máy bay không người lái được vũ trang của Iran xuất phát từ các căn cứ ở Syria được cho là đã xâm nhập thành công vào không phận Israel, mở ra khả năng tấn công chớp nhoáng các mục tiêu trên lãnh thổ của Nhà nước Do thái.
Năm 2019, máy bay không người lái và tên lửa không xác định đã tấn công các cơ sở dầu mỏ trên lãnh thổ Saudi Arabia. Cả Washington và Riyadh đều lên tiếng cáo buộc Iran đứng sau các vụ tấn công. Tehran bác bỏ trách nhiệm, đồng thời tuyên bố vụ việc do phiến quân Houthi tại Yemen tiến hành.
Bên cạnh việc tự phát triển chương trình máy bay không người lái, Iran được cho là rất sẵn lòng bán hoặc chuyển giao công nghệ này cho các đối tác và tổ chức vũ trang ủy nhiệm của Tehran trong khu vực, đặc biệt là Hezbollah.
Tháng 6/2019, Iran đã bắn rơi thành công máy bay do thám không người lái của Mỹ, cáo buộc máy bay này đã xâm phạm không phận Iran sau khi bay qua eo biển Hormuz.
Tàu chiến của Hải quân Iran. Ảnh: Getty.
Năng lực tấn công mạng của Iran
Sau cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào các cơ sở hạt nhân Iran năm 2010, Tehran đã đẩy mạnh cải thiện năng lực tác chiến trên không gian mạng. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo được cho là đã phát triển cơ quan chỉ huy tác chiến điện tử, hoạt động mạnh trong lĩnh vực gián điệp thương mại và quân sự.
Một báo cáo của quân đội Mỹ năm 2019 cho biết Iran đã tấn công các công ty hàng không vũ trụ, nhà thầu quân sự, các công ty năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, các công ty viễn thông nhằm đánh bí mật kinh doanh, bí mật quân sự trên quy mô toàn cầu.
Cũng trong năm 2019, Microsoft cho biết một nhóm tin tặc "xuất xứ từ Iran và có liên hệ với chính phủ Iran" đã tấn công chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ và tìm cách xâm nhập vào tài khoản của các quan chức chính phủ Mỹ.
Theo news.zing.vn
Lý do trừ khử tướng Iran là sai lầm nghiêm trọng của ông Trump Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông ra lệnh giết Thiếu tướng Qassem Soleimani, tư lệnh hàng đầu của quân đội Iran để "ngăn chặn một cuộc chiến". Song, giới phân tích quả quyết điều này không đúng. Đối với nhiều chuyên gia phân tích, việc quân đội Mỹ tiến hành vụ không kích sát hại Thiếu tướng Soleimani, chỉ huy lực...