Soi sức khỏe tài chính doanh nghiệp Madame Nguyễn Thị Nga bất ngờ rời ghế chủ tịch?
Hapro – doanh nghiệp mà Madame Nguyễn Thị Nga vừa rời khỏi ghế Chủ tịch đạt doanh thu thuần 2.235 tỷ đồng, tăng 25% trong năm 2019 và lợi luận sau thuế 124 tỷ đồng.
Thông tin Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vừa thông báo về việc Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Nga từ nhiệm từ ngày 11/2/2020 đang khiến nhiều người bất ngờ.
Bà Nguyễn Thị Nga được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Hapro nhiệm kỳ 2018 – 2023 từ tháng 6/2018, tại đại hội cổ đông thường niên đầu tiên sau khi Hapro cổ phần hóa.
Bà Nguyễn Thị Nga rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT Hapro.
Trước đó, một Công ty con của tập đoàn BRG do bà Nga làm Chủ tịch HĐQT là Vinamco đã đầu tư sở hữu nắm 65% vốn của Hapro.
Ngay sau khi thông tin Madame Nguyễn Thị Nga rời ghế Chủ tịch Hapro, nhiều người thắc mắc về “ sức khỏe” tài chính doanh nghiệp này hiện như thế nào?
Theo tìm hiểu của PV, trước cổ phần hóa, Hapro được biết là một trong những doanh nghiệp Nhà nước có nhiều quỹ đất. Sau cổ phần hóa, Hapro vẫn sở hữu nhiều khu đất vàng của Hà Nội như tại phố Đinh Tiên Hoàng, Điện Biên Phủ, Lương Đình Của, Giảng Võ…
Hapro kinh doanh trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại, sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu. Hapro còn được người tiêu dùng biết đến thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi Hapromart, Haprofood. Đồng thời, doanh nghiệp này còn sở hữu nhiều thương hiệu quen thuộc với các khách hàng như Thủy Tạ, Bốn Mùa, điện máy Tràng Thi, gốm Chu Đậu.
Video đang HOT
Nữ đại gia Nguyễn Thị Nga. Ảnh: TGTT.
Theo báo cáo tài chính, năm 2019, Hapro đạt doanh thu thuần 2.235 tỷ đồng, tăng 25% và lợi luận sau thuế 124 tỷ đồng, gấp gần 7 lần so với năm 2018.
Trên thị trường UPCoM, cổ phiếu HTM của Hapro tăng giá 133% trong vòng nửa năm qua.
Đáng chú ý là từ cuối năm 2019 đến nay, Hapro dần thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên. Cụ thể, tại Thương Mại Tràng Thi Hapro đã thoái hơn 53% vốn, bán 35% trong CTCP Siêu thị VHSC – đơn vị vận hành hệ thống Seika Mart, bán 32% vốn cổ phần tại Công ty Chợ Bưởi, bán 21% cổ phần Thủy Tạ, bán 32% vốn Thực phẩm Hà Nội…
Đoàn Khang (Tổng hợp)
Theo Kienthuc.net
Hapro muốn bán toàn bộ vốn tại Unimex Hà Nội, kịch bản ở T12 đang lặp lại?
CTCP Liên hiệp Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội) là cái tên mới nhất trong danh sách các công ty mà Hapro muốn thoái vốn trong quãng thời gian nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG - nắm giữ cương vị cao nhất tại Hapro.
Vị thế của "bầu" Hiển tại Unimex Hà Nội có gì khác với T12? (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (viết tắt: Hapro, Mã CK: HTM), ngày 11/2/2020, đã thông qua nghị quyết về việc thoái toàn bộ số cổ phần đang sở hữu tại CTCP Liên hiệp Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội).
Theo đó, Hapro muốn thoái toàn bộ hơn 4 triệu cổ phần, tương đương 20,15% vốn điều lệ của Unimex Hà Nội. Với mức giá chuyển nhượng dự kiến là 11.000 đồng/cổ phần, giá trị cả lô trái phiếu là hơn 44 tỷ đồng.
Unimex Hà Nội được thành lập từ năm 1962, hoạt động kinh doanh chính trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, đầu tư bất động sản và thương mại điện tử.
Trong lĩnh vực bất động sản, Unimex Hà Nội cho biết là chủ đầu tư các dự án tại số 41 Ngô Quyền, Artex (72 Ngọc Khánh) và Chung cư Hà Thành Plaza (102 Thái Thịnh, Hà Nội).
Thêm vào đó, Unimex Hà Nội cũng được cho là doanh nghiệp sở hữu 5,26% cổ phần của Công ty TNHH Liên doanh Khách sạn Thống Nhất Metropole, chủ sở hữu khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.
Tuy nhiên, theo dữ liệu của VietTimes, cập nhật đến cuối tháng 5/2019, toàn bộ vốn điều lệ của chủ sở hữu khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội vẫn được chia đều cho Indotel Limited và Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (Hà Nội Tourist).
Cơ cấu cổ đông của Unimex Hà Nội khá cô đặc. Bên cạnh Hapro, doanh nghiệp này còn 2 cổ đông lớn khác là Tập đoàn T&T và ông Ngô Vân Sơn với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 50,08% và 28,8% vốn điều lệ.
Cơ cấu sở hữu của Unimex Hà Nội (Nguồn: unimex-hanoi.com)
Cũng trong ngày 11/2, HĐQT Hapro đã thông qua quyết nghị cho bà Nguyễn Thị Nga thôi là thành viên HĐQT cũng như thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Hapro.
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga ("Madame" Nguyễn Thị Nga) được biết đến là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG. Sau khi Tập đoàn BRG thâu tóm thành công 65% cổ phần tại Hapro, bà Nga đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT của tổng công ty kể từ tháng 6/2018.
Trong năm 2019, Hapro liên tục thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp thành viên. Vốn có "gốc" là doanh nghiệp Nhà nước, sở hữu quỹ đất nhiều bậc nhất Thủ đô, các thương vụ thoái vốn mà Hapro thực hiện cũng gây nhiều sự chú ý.
Đơn cử như động thái Hapro thoái vốn tại CTCP Thương mại Dịch vụ Tràng Thi (Mã CK: T12) - nơi chứng kiến sự va nhau giữa hai đại gia Hà Thành là ông Đỗ Quang Hiển ("Bầu" Hiển, Chủ tịch Tập đoàn T&T) và bà Nguyễn Thị Nga (Chủ tịch Tập đoàn BRG). Ở đó, tập đoàn của "Madame" Nga, thông qua Hapro, từng chiếm ưu thế khi gián tiếp sở hữu quá bán số cổ phần tại T12.
Như VietTimes thông tin gần đây, tình thế "hai hổ chung rừng" tại T12 đã ngã ngũ, với phần ưu thuộc về "bầu" Hiển. Động thái thoái vốn của Hapro tại Unimex Hà Nội sắp tới dường như cũng sẽ cho một kết quả tương tự.
Ngoài ra, Hapro cũng tiến hành thoái vốn tại một loạt doanh nghiệp như: CTCP Gốm Chu Đậu, CTCP Đầu tư thương mại Hapro Đà Nẵng, CTCP Siêu thị VHSC (sở hữu chuỗi Seika Mart), CTCP Thương mại và Dịch vụ Chợ Bưởi, CTCP Thực phẩm Hà Nội, CTCP Thủy Tạ.
Trong đó, CTCP Thủy Tạ sở hữu nhiều nhà hàng có vị trí đắc địa tại Hà Nội, bao gồm: Nhà hàng cafe Thủy Tạ (kem, cafe); Nhà hàng Đình Làng (ẩm thực truyền thống); Nhà hàng Mamarosa (ẩm thực Âu - Ý) và Nhà hàng Long Vân (đồ ăn nhanh, giải khát)./.
Theo viettimes.vn
Hapro dự kiến thoái toàn bộ vốn tại Unimex Hà Nội Hội đồng Quản trị Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) vừa thông qua quyết định chuyển nhượng toàn bộ hơn 4 triệu cổ phần nắm giữ tại Công ty CP Liên hiệp xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội), tương ứng 20,15% vốn điều lệ, với giá 11.000 đồng/CP. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet...