Sôi nổi Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và việc làm năm 2022
Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và việc làm năm 2022, do Trường Cao đẳng Nghề An Giang tổ chức, thu hút gần 1.000 học sinh các trường THPT và THCS trên địa bàn tỉnh tham gia.
Tại ngày hội, các học sinh đã được lãnh đạo trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh và các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng tư vấn, định hướng lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân.
Tại không gian tư vấn, các học sinh được lãnh đạo các khoa Trường Cao đẳng Nghề An Giang cung cấp thông tin về phương thức xét tuyển, tiêu chí xét tuyển, thời gian đào tạo; giải đáp thắc mắc xoay quanh các chương trình học, lộ trình học tập theo từng ngành học, lợi thế khi theo học tại trường, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, tổ chức tham quan các xưởng thực hành, ký túc xá của trường để các em có cái nhìn tổng quan nhất về ngành nghề và điều kiện sinh hoạt tại trường.
Ngoài tư vấn tại gian hàng, nhà trường còn tổ chức các trò chơi dân gian hoạt náo thu hút các nhóm học sinh hăng hái tham gia. Đặc biệt, hội thi tay nghề đã mang đến những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ, khi nhiều học sinh không ngần ngại thể hiện năng khiếu và sở thích của mình với các nghề, như: Cơ điện tử, lắp đặt thiết bị cơ khí, điện lạnh, may thời trang, quản trị khách sạn – nhà hàng…
Trường Cao đẳng nghề An Giang tư vấn hướng nghiệo cho học sinh
Với ước mơ trở thành một người thợ cơ khí giỏi, em Chau Kim Sanh (học sinh lớp 12, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú – THPT tỉnh An Giang) đã dành nhiều thời gian tham quan xưởng thực hành để tìm hiểu về chương trình đào tạo nghề cơ điện tử cùng các chính sách hỗ trợ sinh viên người dân tộc thiểu số. “Sau khi tham gia ngày hội, tham quan trường, em thấy Trường Cao đẳng Nghề An Giang là một trong những trường dạy nghề có cơ sở vật chất được đầu tư khá tốt, chất lượng đào tạo uy tín và môi trường học tập năng động. Các thầy, cô giáo cũng như các anh, chị sinh viên đều rất nhiệt tình tư vấn, giúp em hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo và môi trường học tập tại trường. Em sẽ cố gắng đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới để có thể trở thành một trong những tân sinh viên khóa mới của trường”.
Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và việc làm năm 2022, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Nghề An Giang, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh và các doanh nghiệp đã tổ chức buổi tọa đàm với các học sinh. Các chuyên gia tư vấn đã cung cấp thông tin, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Đồng thời, chia sẻ về việc làm, nghề nghiệp và chế độ chính sách về giáo dục nghề nghiệp, học nghề xuất khẩu lao động; cơ hội việc làm khi ra trường; nhu cầu và dự báo nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề trong thời gian tới.
Video đang HOT
Em Đồng Nguyễn Thảo Nguyên (học sinh lớp 9, Trường THCS Quốc Thái, huyện An Phú) hào hứng chia sẻ: “Em dự định sẽ học nghề quản trị nhà hàng – khách sạn, sau khi học hết lớp 9. Điều mà em quan tâm nhất là ngoài các chính sách hỗ trợ học phí, chi phí ở ký túc xá thì việc học văn hóa THPT trong thời gian học nghề có được hay không. Khi đến ngày hội, em được các thầy cô tư vấn tận tình, giúp em hiểu rõ hơn nghề mình muốn theo học”.
Còn em Quách Bửu Huy (học sinh lớp 12A3, Trường THPT Châu Thị Tế, TP. Châu Đốc) cho biết: “Đến ngày hội, em và các bạn được các thầy cô giải đáp hầu hết các thắc mắc, hiểu rõ hơn về ngành sắp chọn, cũng như cơ hội việc làm sau khi ra trường. Em thích nhất là ngành điện dân dụng, nên sẽ đăng ký học ngành này tại Trường Cao đẳng Nghề An Giang, sau khi tốt nghiệp THPT”.
Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề An Giang Nguyễn Ngọc Minh cho biết: Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và việc làm năm 2022, nhằm tạo điều kiện để các học sinh THCS, THPT trực tiếp tham gia vào các hoạt động hướng nghiệp, được tiếp cận với các thiết bị của những ngành, nghề và môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi. Đồng thời, khám phá bản thân, định hướng đúng ngành nghề phù hợp bản thân, điều kiện kinh tế gia đình cũng như nhu cầu xã hội, thông qua tọa đàm, giao lưu và tư vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Qua đó, gắn kết các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh với các trường THCS, THPT trên địa bàn tỉnh trong công tác phân luồng, hướng nghiệp và tuyển sinh cho học sinh…
Hướng nghiệp thông qua dạy học theo dự án
Từ dự án học tập liên môn, Trường THPT Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã kết hợp hướng nghiệp sớm, giới thiệu một số ngành nghề thế mạnh của địa phương.
Học sinh Trường THPT Bình Sơn (Quảng Ngãi) làm đất để thực hiện các dự án học tập liên môn tại Khu hoạt động trải nghiệm.
Những vụ mùa từ vườn trường
Năm học 2021 - 2022, Trường THPT Bình Sơn (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cải tạo lại khu đất trống đối diện trước cổng trường để làm Khu hoạt động trải nghiệm. Khu đất được chia thành từng ô nhỏ để học sinh thực hiện các dự án học tập liên môn.
Mỗi nhóm có khoảng 6-8 học sinh cùng thực hiện một dự án trồng một số loại rau, củ quả... Mỗi nhóm tự lựa chọn giống cây, cách gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm phải lưu lại nhật ký. Ngoài thành phẩm cuối cùng là số lượng rau, củ, quả thu hoạch được và doanh số bán hàng, các dự án còn phải xây dựng video thuyết minh bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để chia sẻ kinh nghiệm.
Nhóm của Nhật Khuyên, lớp 10 A2 (năm học 2021 - 2022) thực hiện dự án trồng dâu tây chịu nhiệt. Ngoài cải tạo đất đủ độ tơi xốp và dinh dưỡng để trồng cây giống, nhóm phải thường xuyên nhổ cỏ. Cỏ dại mọc nhiều và phát triển nhanh, tốt hơn cả cây dâu tây. Các bạn tự lên mạng tìm hiểu cách làm chế phẩm sinh học từ tỏi, sả, ớt, gừng và rượu để xử lý các loại sâu bệnh khi cây bắt đầu kết trái.
Cải tạo đất bằng các loại phân bón hữu cơ tự ủ là cách làm được các nhóm học sinh tham gia dự án học tập của Trường THPT Bình Sơn (Quảng Ngãi) chú trọng.
Trước khi triển khai dự án trồng cây húng quế và bầu hồ lô, nhóm của em Đào Lệ Tuyền học cách làm phân hữu cơ để cải tạo đất. Nhóm cũng phải xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình chăm sóc cây như quả con bị ong chích, cây chậm phát triển. Tuyền cho biết, cả nhóm phải tự chế bẫy côn trùng để bảo vệ quả trong quá trình phát triển.
Sau khi thu hoạch, nhóm học sinh thực hiện các dự án phải nghĩ cách bán những sản phẩm mình làm ra. Như nhóm của Nguyễn Mỹ Ngọc, HS lớp 11B1 đã sử dụng mạng xã hội để bán bầu hồ lô và vào chợ chào hàng với các tiểu thương. Nhờ vậy, nhóm đã bán hết 20 trái bầu hồ lô qua 3 đợt thu hoạch.
Thầy Phạm Thạch Sinh - Hiệu trưởng Trường THPT Bình Sơn cho biết: "Với mô hình dự án học tập tại Khu hoạt động trải nghiệm, nhà trường muốn học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học vào thực tế. Với các dự án này, buộc học sinh phải biết áp dụng kiến thức các môn Công nghệ nông nghiệp, Sinh học, Tin học và ngoại ngữ để có thể chăm sóc cây trồng, giới thiệu quy trình thực hiện dự án bằng clip...".
Trải nghiệm để hướng nghiệp
Từ dự án học tập trồng rau hữu cơ, nhiều học sinh Trường THPT Bình Sơn hiểu thêm được công việc thực tế trên đồng ruộng của người nông dân. "Có rất nhiều gia đình, dù cha mẹ làm nghề nông nhưng hầu như các em không phải tham gia phụ giúp việc đồng áng. Phụ huynh thường có tâm lý ưu tiên thời gian để con tập trung vào việc học. Thế nên đây cũng là cơ hội để các em hiểu thêm những vất vả của cha mẹ" - thầy Sinh kể.
Ngoài trồng các loại rau, củ hữu cơ, một số nhóm học sinh chọn trồng các loại hoa như cúc, thược dược, hướng dương... để thực hiện dự án học tập.
Thùy Châu, học sinh lớp 10A6 cho biết, với dự án trồng mướp hương, chúng em biết thế nào là nông nghiệp sạch. Từ thông tin khảo sát khách hàng để tiêu thụ sản phẩm, em thấy rằng nhu cầu về các sản phẩm rau sạch là rất lớn".
Em Nguyễn Ngọc Hân thì chia sẻ rằng, từ dự án học tập, nhóm của Hân đã định hướng rõ hơn về nghề nghiệp, hiểu hơn về thế mạnh của bản thân, lĩnh vực mà mình thấy phù hợp.
Thông qua các hoạt động trải nghiệm - sáng tạo của một số môn học như Địa lý, Lịch sử, Công nghệ nông nghiệp, Sinh học, Tin học và Ngoại ngữ..., trường THPT Bình Sơn đã kết hợp luôn cả công tác hướng nghiệp sớm.
Theo thầy Phạm Thạch Sinh, hướng nghiệp muốn hiệu quả thực sự phải bắt nguồn từ cuộc sống. Trong đó, lý tưởng nhất là học sinh phải có sự trải nghiệm nhất định với một số ngành nghề cơ bản thì mới biết mình phù hợp nhất với nghề gì.
"Trong khả năng có thể của nhà trường, chúng tôi muốn giúp cho học sinh biết được một số ngành nghề là thế mạnh của địa phương, hoặc những ngành nghề mà địa phương có nhu cầu cao để các em có thể có những lựa chọn phù hợp với sở thích, năng lực của mình" - thầy Sinh chia sẻ.
Bí quyết lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực bản thân Nếu còn băn khoăn không biết chọn ngành học, đừng bỏ qua những điểm mấu chốt sau đây. Hiểu được thế mạnh của bản thân Thế mạnh là một yếu tố quan trọng trong lựa chọn định hướng ngành học cũng như nghề nghiệp sau này. Trước hết việc việc yêu thích, học tốt ở môn học nào đó có thể quyết định...