Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau nhiều ngày thi sôi nổi và hấp dẫn, tối 17/5, tại Trường Đại học Vinh (TP Vinh, Nghệ An) đã diễn ra đêm chung kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau vòng sơ khảo, Ban Giám khảo đã chọn 4/8 đội tham gia vòng chung kết gồm: khoa Sư phạm Ngữ văn, khoa Sinh học, khoa Giáo dục quốc phòng, khoa Giáo dục chính trị.
Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và Phong trào thanh niên năm học 2013 – 2014; hướng tới kỷ niệm 124 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2014), Trường Đại học Vinh đã tổ chức Cuộc thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cuộc thi lần này có 8 đội bốc thăm chia thành 2 bảng và tổ chức thi đấu vòng bảng. Các đội phải trải qua 4 phần thi: Trắc nghiệm kiến thức, hiểu biết, nhìn tranh đoán sự kiện, kể chuyện. Nội dung các phần thi đều gắn với cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ và liên hệ với việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng của Bác trong đoàn viên, thanh niên, sinh viên hiện nay.
Sau vòng sơ khảo, Ban Giám khảo đã chọn 4/8 đội tham gia vòng chung kết gồm: khoa Sư phạm Ngữ văn, khoa Sinh học, khoa Giáo dục quốc phòng, khoa Giáo dục chính trị.
Các đội phải trải qua 4 phần thi: Trắc nghiệm kiến thức, hiểu biết, nhìn tranh đoán sự kiện, kể chuyện. Nội dung các phần thi đều gắn với cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Bác Hồ và liên hệ với việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng của Bác trong đoàn viên, thanh niên, sinh viên hiện nay. Kết quả có 4 đội vào chung kết gồm Khoa Giáo dục quốc phòng, khoa Giáo dục chính trị, Sư phạm ngữ văn và khoa Sinh học.
Video đang HOT
Đêm chung kết, BTC đã trao giải Nhất cho đội Khoa giáo dục quốc phòng.
Trong đêm chung kết, BTC đã trao giải Nhất cho đội khoa Giáo dục quốc phòng. Giải Nhì thuộc về khoa Sinh học. Hai đội còn lại đồng giải Ba.
PGS.TS Đinh Xuân Khoa – Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh chia sẻ: Qua cuộc thi này, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về sự nghiệp cách mạng, những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước; hiểu rõ hơn về tư tưởng của Người trên tất cả các lĩnh vực, cũng như vận dụng có hiệu quả những tư tưởng đó đối với việc học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên của mỗi một học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng ĐH Vinh thành trường đại học trọng điểm quốc gia, xứng đáng là “Ngọn cờ hồng trên quê hương Xô Viết”.
Theo Dantri
"Điện Biên Phủ là trận Stalingrad của Việt Nam"
Những ngày này, Moskva ngập tràn ánh nắng của một mùa hè đến sớm. Những tia nắng ban mai rọi vào cửa sổ mỗi sớm mai làm lòng người phấn chấn.
Nhận nhiệm vụ làm phóng viên thường trú tại địa bàn nước Nga, tôi được đặt chân tới những miền đất mới, tiếp xúc với những con người mới... Và trong số những người bạn Nga đôn hậu, trọng nghĩa trọng tình ấy, tôi đã được gặp ông, một vị tướng của Quân đội Nga.
Thượng tướng Khiupenhen Anatoli Ivanovich.
Ông là Thượng tướng Khiupenhen Anatoli Ivanovich, giáo sư, tiến sĩ khoa học quân sự, thành viên Đoàn chuyên gia quân sự cấp cao Xô viết làm việc tại Việt Nam giai đoạn 1972-1975. Và tôi không thể hình dung vị tướng già có nụ cười nhân hậu ấy lại là người đã từng vào sinh ra tử trong những trận chiến, sống mái với quân thù. Ông cũng từng sát cánh bên những người lính Bộ đội Cụ Hồ, được làm bạn với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người con của dân tộc Việt Nam.
Trong những ngày Việt Nam tiến tới kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi lại nhớ tới lần được đến thăm ông sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời.
Tôi nhớ đó là một buổi sáng tháng Mười, chỉ một ngày sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp trút hơi thở cuối cùng. Chia sẻ với chúng tôi, sau giây phút bùi ngùi xúc động vì vừa mất đi một người bạn, giọng vị tướng già Khiupenhen Anatoli Ivanovich đã dần dần trở nên hào hứng. Ông cho biết khi nhắc đến tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông không thể nào không nhắc đến trận chiến Điện Biên Phủ. Và những ký ức về trận chiến lẫy lừng thế giới, chấn động địa cầu ấy đã dần xua tan cảm xúc ảm đạm. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi, song chiến thắng mà ông cùng nhân dân Việt Nam viết lên thì còn mãi trường tồn với thời gian.
Thượng tướng cùng phu nhân chụp ảnh kỷ niệm cùng phóng viên TTXVN.
Trong buổi sáng tháng Mười ấy, Thượng tướng Khiupenhen Anatoli Ivanovich, giáo sư, tiến sĩ khoa học quân sự, thành viên Đoàn chuyên gia quân sự cấp cao Xô viết làm việc tại Việt Nam giai đoạn 1972-1975, đã khẳng định: "Có thể xem chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam giống như trận Stalingrad của dân tộc Nga và ông Võ Nguyên Giáp là vị chỉ huy tài tình cùng Quân đội và nhân dân Việt Nam làm nên chiến thắng ấy". Dòng ký ức về người bạn cùng chung chiến tuyến của những người lính yêu Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc, tuy rằng đó là hai dân tộc Nga và Việt Nam, cứ ào ạt ùa về. Và chúng tôi chỉ còn biết lắng nghe ông kể.
Vị tướng Nga nói: "Ông Võ Nguyên Giáp không chỉ là một con người mà nhân cách xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, mà trong con mắt của chúng tôi, con mắt những người lính, ông là một người yêu nước. Ông là một trong những người đã thành lập ra Quân đội nhân dân Việt Nam". Ngày 22/12/1944, thực hiện mệnh lệnh trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, nòng cốt hình thành nên Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chỉ trong một thời gian ngắn, tới tháng 8/1945, các chiến sĩ của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã có mặt ở Hà Nội, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam ngày nay.
Thượng tướng Khiupenhen Anatoli Ivanovich khẳng định Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thực hiện một vai trò quân sự lớn. Có thể coi Đại tướng là "cánh tay phải của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng 'Bộ đội Cụ Hồ'- lực lượng mà sau đó đã giành được chiến thắng lẫy lừng trước người Pháp trong trận chiến Điện Biên Phủ".
Giáo sư, tiến sĩ khoa học quân sự Nga Khiupenhen Anatoli Ivanovich nêu rõ: "Chiến thắng Điện Biên Phủ có được là nhờ vào Nhà chỉ huy quân sự đại tài Võ Nguyên Giáp". Theo ông, thực dân Pháp, cho dù nhận được sự hậu thuẫn của Mỹ, song vẫn thất bại thảm hại trong trận Điện Biên Phủ. Ông hồi tưởng lại khi các chuyên gia quân sự Liên Xô tới Bảo tàng Quân đội Việt Nam xem lại trận chiến Điện Biên Phủ, các nhà quân sự Nga đều thán phục trí tuệ quân sự đại tài của một vị tướng chưa từng được đào tạo qua bất cứ trường lớp quân sự chính quy nào. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi thực sự cảm thấy rất thú vị và hiểu rằng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, có công rất lớn của vị Tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Võ Nguyên Giáp". Ông Khiupenhen Anatoli Ivanovich chia sẻ, thế chân thực dân Pháp là quân xâm lược Mỹ đã gây nên cuộc chiến tranh tàn khốc ở Việt Nam. Có tới 500.000 quân Mỹ hiện diện tại miền Nam Việt Nam và vai trò của người chỉ huy Bộ Quốc phòng Việt Nam đương nhiên rất to lớn để làm nên Chiến thắng lịch sử 30/4/1975.
Thượng tướng Khiupenhen Anatoli Ivanovich bồi hồi nhớ lại kỷ niệm lần đầu tiên gặp mặt Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vào ngày 18/12/1972, khi ông là một thành viên trong Đoàn chuyên gia quân sự cấp cao Xô Viết làm việc tại Việt Nam và được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong cuộc trò chuyện khi đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá cao các chuyên gia quân sự Xô Viết. Sau đó, Thượng tướng Khiupenhen Anatoli Ivanovich còn được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp 3 lần nữa tại Việt Nam và tại Nga. Vị tướng Nga chia sẻ đã được chụp ảnh chung với Tướng Giáp và được Tướng Giáp tặng cuốn sách mà ông là tác giả.
Dòng ký ức về những trận đánh, trong đó đặc biệt là trận chiến Điện Biên Phủ, được vị tướng Nga mệnh danh là trận Stalingrad của Việt Nam cứ dào dạt mãi không ngừng. Chia tay với chúng tôi, Thượng tướng Khiupenhen Anatoli Ivanovich một lần nữa nhấn mạnh: "Tướng Giáp không chỉ được các sĩ quan Xô viết đánh giá cao. Tôi có một cuốn sách về chiến tranh tại Việt Nam, trong đó một Trung Tướng Mỹ đã đánh giá rất cao chiến lược và chiến thuật của Tướng Giáp". Ông khẳng định trận Điện Biên Phủ cũng như Người lính cụ Hồ ấy sẽ còn sống mãi trong lòng nhân loại, bạn bè thế giới và trong ký ức của những người lính như ông.
Theo Quế Anh (P/v TTXVN tại Nga)
Baotintuc.vn
Chạy chốt 141, đâm gẫy chân cảnh sát cơ động Đi giao bánh không đội mũ bảo hiểm, nam thanh niên bị "141" tuýt còi, tuy nhiên, đối tượng đã bỏ chạy và đâm trực diện vào một đồng chí cảnh sát cơ động... Sáng 18/5, tổ công tác Y2/141 - CATP HN do Trung tá Lưu Mạnh Tuyến chỉ huy, phối hợp với CAP Ngọc Khánh - quận Ba Đình làm nhiệm...