Sôi nổi chương trình giao lưu tiếng Anh “Tiếp bước truyền thống”

Theo dõi VGT trên

Tối 17-12, Học viện Lục quân tổ chức chương trình giao lưu tiếng Anh với chủ đề “Tiếp bước truyền thống” kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944/22-12-2020).

Sôi nổi chương trình giao lưu tiếng Anh Tiếp bước truyền thống - Hình 1

Biểu diễn ca khúc tiếng Anh tại buổi giao lưu.

Ba đội tham gia đã trải qua hai phần thi gồm: Thuyết trình bằng tiếng Anh “Khái quát về những chặng đường lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam” và trả lời câu hỏi “Theo dòng lịch sử”. Bên cạnh đó còn có phần thi tiếng Anh dành cho khán giả và các tiết mục biểu diễn ca khúc tiếng Anh.

Với kỹ năng sử dụng tiếng Anh khá nhuần nhuyễn, kiến thức sâu rộng của các đội tham gia, buổi giao lưu đã góp phần tái hiện chặng đường vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam qua 76 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành; cổ vũ phong trào học ngoại ngữ tại Học viện Lục quân; góp phần nâng cao trình độ tiếng Anh cho cán bộ, giảng viên, học viên; phục vụ cho hoạt động bảo vệ luận văn, luận án bằng tiếng Anh tại học viện trong thời gian tới.

Kết quả, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội Cao học 28, giải Nhì cho đội Cao học 27 và giải Ba cho đội Nghiên cứu sinh.

Xu hướng "phổ cập cao học", đi học chỉ để xóa bằng tại chức, chuẩn hóa chức danh

Trong xã hội hiện nay đang xuất hiện xu hướng "phổ cập cao học" khi mà tỷ lệ người học cao học ngày càng tăng, chương trình các trường mở ra "trăm hoa đua nở".

Thực tế cho thấy, bậc học này ở nhiều nơi được đánh giá đem lại ít kiến thức, học hời hợt, nhiều trường hợp đi học chủ yếu để xóa bằng tại chức, chuẩn hóa chức danh và mở rộng mối quan hệ nhằm mục đích cá nhân.

Video đang HOT

Học cao mà kiến thức giảm

Trong tiếng Hán, chữ "thạc" có nghĩa là danh vọng to lớn và danh hiệu thạc sĩ có nghĩa là người có học thức rộng, biết nhiều điều. Tuy vậy, với việc tuyển sinh cao học dễ dãi và đào tạo hời hợt như hiện nay, với nhiều trường hợp, thạc sĩ gần như chỉ là hư danh. Để đánh giá một người có học thức thật sự hay không, tấm bằng thạc sĩ chỉ mang tính tham khảo.

Xu hướng phổ cập cao học, đi học chỉ để xóa bằng tại chức, chuẩn hóa chức danh - Hình 1

Ảnh minh hoạ

Việc đào tao thạc sĩ tràn lan đến từ 3 nhóm đối tượng chính theo học bậc cao học mà không vì mục tiêu phục vụ công việc hay để nâng cao kiến thức, trình độ, đó là: sinh viên ra trường thất nghiệp, người muốn"xóa" bằng đại học xấu và người muốn học để cho oai.

Ước chừng hiện nay nước ta có khoảng 200.000 cử nhân không có việc làm. Một bộ phận nhóm này học lên cao học để muốn có việc làm, xét về lý thuyết, học lên cao sẽ có nhiều kiến thức và có cơ hội việc làm rộng mở hơn. Tuy vậy hàng năm, số lượng thạc sĩ thất nghiệp hoặc làm trái ngành ở nước ta vẫn ở con số lớn. Như vậy, lãng phí lại chồng lãng phí.

Thứ hai, với một xã hội bằng cấp được thể chế bằng pháp luật thì những người có bằng đại học hệ tại chức luôn cố gắng đi học thạc sĩ để "xóa" bằng xấu. Khi có bằng thạc sĩ ở một trường lớn thì nghiễm nhiên không ai còn quan tâm đến tấm bằng đại học. Bên cạnh đó, không ít người học thạc sĩ để làm đẹp hồ sơ cho các vị trí lãnh đạo, bổ nhiệm hoặc nâng lương. Với nhiều người, thời gian học trên lớp thì ít mà thời gian đi "thực tế", liên hoan, họp lớp nhiều gấp mấy lần.

Tiền quỹ lớp thì như một "ngân hàng thu nhỏ". Điều này khiến cho những người có ý thức học tập thực sự cũng rất khó nếu không theo cùng tập thể. Một học viên cao học chia sẻ: "Học cao học thì ngoài tiền học phí đã nhiều thì tiền quỹ lớp cũng xấp xỉ. Không đóng không được vì cả lớp đều thế để giải quyết các công việc chung".

Thứ ba, với tâm lý sĩ diện, học cho oai, không ít người đăng ký học cao học để thành ông "thạc" bà "sĩ" cho dù biết rằng kiến thức thu nhận được không nhiều. Một số người là con cán bộ cấp cao, không những có bằng thạc sĩ mà có bằng tiến sĩ khi còn rất trẻ. Với tấm bằng hoành tráng đó cùng với tuổi đời trẻ, họ dễ dàng được bổ nhiệm vào một vị trí mà nhiều người có năng lực phấn đấu cả đời chưa chắc đã đạt tới.

Nguyên nhân từ đâu?

Thực tế khách quan cho thấy, thành phần người học cao học phân khúc rất mạnh, trẻ có, già có, doanh nhân có, sinh viên mới tốt nghiệp cũng không ít. Điều này đến từ việc chất lượng đào tạo thạc sĩ ngày càng thấp và mang tính hình thức, việc đi học thạc sĩ trở nên dễ dàng.

Trước tiên, phải nói đến việc tuyển sinh của các trường đại học. Việc trúng tuyển cao học trở thành một điều hiển nhiên với mỗi thí sinh khi đi thi. Nhà trường cần học viên và học viên cần bằng. Kỳ thi tuyển sinh chỉ lo thiếu thí sinh so với chỉ tiêu chứ không lo việc phải loại ai. Một số trường tuyển sinh bậc cao học nhưng lại không thi môn chuyên ngành, không giới hạn ngành gần, tạo điều kiện cho người có bằng cử nhân khác ngành học một ngành mới mà việc bổ sung kiến thức chỉ là hình thức.

Xu hướng phổ cập cao học, đi học chỉ để xóa bằng tại chức, chuẩn hóa chức danh - Hình 2

Trong xã hội hiện nay đang xuất hiện xu hướng "phổ cập cao học" khi mà tỷ lệ người học cao học ngày càng tăng, chương trình các trường mở ra "trăm hoa đua nở".

Bậc học cao học là một nguồn thu quan trọng đối với trường đại học so với bậc đại học. Thậm chí, nhiều trường đại học còn cho ra các chương trình "cao học chất lượng cao", mời một số giảng viên nước ngoài đến nói chuyện để "đánh bóng". Chương trình chất lượng cao nhưng tập trung vào dịch vụ cao như các hoạt động ngoại khóa, tham quan, ăn uống giữa giờ mà ít tập trung vào đào tạo, thực tế, nghiên cứu khoa học...

Ngoài ra, đối tượng học cao học thường là người đi làm đã có thu nhập, có gia đình và quỹ thời gian dành cho việc lên lớp khá hạn hẹp. Cộng với "văn hóa bôi trơn" "văn hóa phong bì" đang tồn tại ở nước ta, họ dễ dàng được đi thi, được qua môn và bảo vệ luận văn một cách dễ dàng. Giảng viên thường lên lớp khá muộn, về sớm, họ thường tới kể chuyện nhiều hơn là giảng dạy. Không hề có một áp lực học tập nào.

Đối với học viên, nhiều người đến lớp nhằm mục đích quen biết những người có chức vụ, kể về công việc hiện tại và tìm cách tháo gỡ bằng những con đường không chính thống mà không hề có ý niệm học tập. Với tâm thế đi học như vậy, chương trình đào tạo cao học đã giảm chất lượng trầm trọng, tạo ra một xã hội bằng cấp nhưng thiếu thực chất.

Để chữ "thạc" về đúng nghĩa

Cần phải có những giải pháp tổng thể để chương trình đào tạo cao học về đúng giá trị thực vốn có, nếu không quyết liệt thì dần dần nạn nhân tiếp theo sẽ là bậc nghiên cứu sinh, "phổ cập tiến sĩ" sẽ chỉ là vấn đề thời gian. Nhiều người học thực sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội học tập ở nước ngoài và giáo dục nước nhà chỉ thấy bề nổi mà không thấy chất lượng.

Trước tiên, đứng về góc độ quản lý, các cơ quan chức năng, trường đại học cần phải có đánh giá chương trình khách quan, khảo sát ý kiến người đã tốt nghiệp về việc làm, lấy ý kiến từ đơn vị sử dụng lao động. Từ đó, cơ sở đào tạo xem xét về chỉ tiêu, tuyển sinh, chương trình đào tạo thay đổi cho phù hợp, đặc biệt phải có quy định rõ ràng về điều kiện đội ngũ giảng viên cơ hữu, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.

Nhìn tổng quan, cơ sở đào tạo cần phải tăng thời lượng môn học chuyên ngành cùng với thời gian thực hành, tránh việc sa lầy vào lý thuyết, các môn đại cương và thực hành "giải ngân" quỹ lớp.

Để người học cao học xác định được tâm thế rõ ràng trước khi đăng ký học, nên xem xét quy định về tuổi, cụ thể người học cao học trước 35 tuổi, người học nghiên cứu sinh trước 45 tuổi sẽ thi những môn gì, cần điều kiện cụ thể nào. Người sau độ tuổi này, nếu muốn đăng ký học phải bổ sung các điều kiện như thời gian công tác thực tế, bài báo khoa học, tham gia hội thảo, hội nghị... để nâng cao chất lượng tuyển sinh, tránh việc đi học lấy bằng cho có danh có vị.

Ngoài ra, trong chương trình đào tạo cao học hiện nay, hầu hết cơ sở đào tạo chưa có môn học định hướng nghề nghiệp. Có khá nhiều người đi học cao học để mong có việc làm nhưng cơ sở đào tạo mặc nhiên cho rằng đây là việc của người học.

Cơ quan quản lý cần phải siết chặt về cơ sở và thời gian đào tạo, bắt buộc đào tạo cao học phải ở cơ sở chính, vào ban ngày (thứ bẩy, chủ nhật hoặc các ngày trong tuần), giám sát việc lên lớp và các chương trình thực tế, điền dã. Làm tốt các nội dung trên, tấm bằng thạc sĩ trong nước sẽ trở về đúng giá trị vốn có.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'
23:39:23 17/11/2024
Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang
23:28:51 17/11/2024
Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt
22:21:47 17/11/2024
Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi
23:43:42 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lên mạng giả gái lừa nạn nhân đến chỗ vắng vây đánh cướp tài sản

Pháp luật

06:46:21 18/11/2024
Nhóm Văn tạo nick giả trên mạng xã hội giả gái nói chuyện dụ anh P. đến chỗ vắng, sau đó vây đánh cướp đi chiếc xe gắn máy...

Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?

Sao việt

06:26:59 18/11/2024
Mới đây, nhóm nghệ sĩ Ngũ Long Du Ký đã tới thăm nhà ca sĩ Tô Thanh Phương. Từ khi biết tin Tô Thanh Phương bệnh nặng, nhóm nghệ sĩ đã nhiều lần thăm hỏi anh.

Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay

Sao châu á

06:20:12 18/11/2024
Trong loạt ảnh cam thường, Ngu Thư Hân gây ấn tượng với làn da trắng sáng, visual xinh đẹp, vóc dáng thon thả và tỷ lệ cơ thể cân đối.

Lầu Năm Góc khẳng định xung đột Ukraine sẽ được giải quyết qua đàm phán

Thế giới

06:14:09 18/11/2024
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15/11, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán trên cơ sở các đề xuất mà ông đã đưa ra tại cuộc họp với Bộ Ngoại giao Nga hồi tháng 6.

Chồng không may qua đời, tôi ở vậy phụng dưỡng bố chồng bệnh tật, ngày giỗ đầu, ông bất ngờ làm một việc khiến tôi bật khóc

Góc tâm tình

05:58:43 18/11/2024
Cho tới hôm trước, sau khi lo giỗ đầu chồng em hoàn tất, trước mặt bao nhiêu họ hàng đằng nhà chồng, bố chồng gọi em vào và bảo thẳng.

Loại rau có thể phòng đến 4 loại ung thư: Được bán quanh năm ở chợ Việt, dễ tìm, dễ nấu

Ẩm thực

05:55:57 18/11/2024
Loại rau đang được nhắc tới có khả năng hỗ trợ phòng ung thư, đó chính là rau họ cải. Rau họ cải được bày bán hầu như quanh năm ở các chợ Việt.

Phim cổ trang Việt hay đến mức chiếm top 1 rating cả nước, nữ chính đẹp đúng chuẩn "khuôn vàng thước ngọc"

Phim việt

05:52:31 18/11/2024
Thời gian gần đây có khá nhiều phim truyền hình hot được khán giả Việt chú ý. Một trong số đó là Tham Vọng Giàu Sang - phim cổ trang hiếm hoi hiện đang ra mắt trên sóng truyền hình Việt.

Cặp đôi tài phiệt bùng nổ visual gây sốt: Nhà trai là tổng tài từ phim đến đời, nhà gái đẹp nhất màn ảnh 2024

Phim châu á

05:51:13 18/11/2024
When The Phone Rings (Tạm dịch: Khi Chuông Điện Thoại Reo) hiện là một trong những dự án truyền hình được trông ngóng nhất màn ảnh Hàn dịp cuối năm.

Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt

Người đẹp

05:35:58 18/11/2024
Hải Tú sinh năm 1997, được khán giả chú ý khi trở thành nữ diễn viên độc quyền thuộc công ty của Sơn Tùng M-TP hồi năm 2020.

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Ảnh hậu 10X của Kim Kê 2024 gây tranh cãi

Hậu trường phim

23:19:05 17/11/2024
Việc nữ diễn viên 10X Lý Canh Hy vượt qua các đàn chị để thắng giải Ảnh hậu Kim Kê 2024 nhận về nhiều ý kiến trái chiều.