Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Tại buổi lễ, cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo; chia sẻ định hướng phát triển trường.
Kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 20-11, đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Cần Thơ, đến thăm và chúc mừng các nhà giáo nguyên là lãnh đạo ngành giáo dục TP Cần Thơ: Nhà giáo Ưu tú Trần Đăng và Nhà giáo Huỳnh Thị Ngô Minh. Đồng chí Phạm Văn Hiểu tặng hoa và chúc sức khỏe các nhà giáo, đồng thời cảm ơn các thầy cô đã đóng góp công sức, trí tuệ, tình cảm cho ngành giáo dục. Đồng chí Phạm Văn Hiểu mong muốn các thầy cô tiếp tục góp ý và động viên thế hệ trẻ phấn đấu trong sự nghiệp trồng người, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố và đất nước.
Đồng chí Phạm Văn Hiểu tặng hoa chúc mừng Nhà giáo Huỳnh Thị Ngô Minh. Ảnh: Nguyễn Minh
* Trường Đại học Cần Thơ tổ chức kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam; khởi công xây dựng Khu phức hợp Phòng thí nghiệm nghiên cứu và Phòng thí nghiệm công nghệ cao.
Tại buổi lễ, cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo; chia sẻ định hướng phát triển trường. Dịp này, 26 nhà giáo vinh dự nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 39 nhà giáo nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục. Nhiều thầy cô được trao các phần thưởng cao quý.
Tại buổi lễ, Trường Đại học Cần Thơ khởi công xây dựng công trình Khu phức hợp Phòng thí nghiệm nghiên cứu (trị giá tương đương 470 tỉ đồng) và Phòng thí nghiệm công nghệ cao (trị giá tương đương 346 tỉ đồng) trong khuôn viên khu II, đường 3-2. Đây là 2 công trình thuộc Dự án “Nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ” từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, có tổng kinh phí tương đương 105,9 triêu USD.
Video đang HOT
* Cùng ngày, Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ tổ chức lễ tôn vinh nhà giáo. Hiện nay, trường có 1 tiến sĩ, 4 nghiên cứu sinh, 52 thạc sĩ, 22 học viên cao học. 39 giáo viên, cán bộ quản lý được đi đào tạo kỹ năng nghề và công tác ở các nước: Australia, Malaysia, Anh, Hàn Quốc và Đức. Tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp TP Cần Thơ lần thứ VIII năm 2019, giáo viên của trường đạt 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 1 giải Ba, 1 giải Khuyến khích. Trường được tham gia 2 dự án “Xây dựng đảm bảo chất lượng” do Trường West College Cotland hướng dẫn và năm 2018 được chọn là 1 trong 4 trường có Đoàn chuyên gia Anh Quốc đến kiểm định theo chuẩn quốc tế. Trong 55 năm hoạt động, trường đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh sinh viên có kiến thức, tay nghề vững vàng.
Giáo viên của Trường Cao đẳng Nghề Cần Thơ được khen thưởng vì có thành tích tốt tại Hội thi Thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc năm 2019. Ảh: Lệ Thu
* Trường Phổ thông Năng khiếu Thể dục thể thao (PTNK TDTT) TP Cần Thơ tổ chức họp mặt kỷ niệm 10 năm thành lập trường, mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. 10 năm qua, trường đã tuyển và đào tạo 2.545 lượt VĐV năng khiếu chính thức ở 21 môn thể thao; chăm lo đời sống, chỗ ăn, ở, sinh hoạt, học văn hóa cho VĐV, đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định.
* Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng (quận Cái Răng) tổ chức họp mặt kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy và trò nhà trường ôn lại truyền thống, sự ra đời Ngày Nhà giáo Việt Nam. Noi gương các thế hệ nhà giáo lão thành, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
* Lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Việt Hồng (quận Ninh Kiều), với sự tham gia của các thế hệ thầy cô giáo đã về hưu, đang giảng dạy, giáo sinh thực tập, cựu học sinh và học sinh. Các thầy cô và học sinh đã ôn lại truyến thống học tốt – dạy tốt của nhà trường, biểu diễn các tiết mục văn nghệ. Học sinh nhà trường cài hoa tri ân đến tất cả thầy cô, giáo sinh.
Nhóm PV
Theo baocantho
Tôn vinh và hy vọng
Hôm nay (20/11) Ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ trong lịch sử cha ông đã răn dạy: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" và "Tôn sư trọng đạo" đã trở thành một trong những giá trị văn hóa Việt.
Ảnh minh họa
Cũng nên nhắc lại: Theo Quyết định số 167, ngày 4/7/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký), mục đích của việc lấy ngày 20/11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam là để "thể hiện đầy đủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ giáo viên; để nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; để phát huy truyền thống của nhân dân ta luôn luôn tôn trọng, quý mến thầy giáo và cô giáo".
Dù còn rất nhiều vấn đề đáng phải bàn, tuy nhiên, những thành quả mà ngành Giáo dục và đào tạo có được trong những năm qua là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của toàn Ngành; sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đặc biệt là sự đóng góp lớn lao của gần 1,4 triệu thầy, cô giáo - những người đang ngày đêm miệt mài chăm lo cho sự nghiệp trồng người cao quý và trực tiếp tạo ra "sản phẩm đặc biệt"của giáo dục là con người có văn hóa và tri thức.
Rất, rất nhiều tấm gương nhà giáo đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; hy sinh cả tuổi thanh xuân, hết lòng vì học sinh thân yêu, mang hết tâm sức, trí tuệ của mình để cống hiến cho sự nghiệp "trồng người" cao cả.
Đất nước hội nhập, trong môi trường cách mạng công nghệ 4.0 đang đòi hỏi mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, dù ở cương vị nào nêu cao tấm gương đạo đức trong sáng của người thầy. Từ các nhà lãnh đạo đến các bậc phụ huynh không ai không mong muốn, các thầy cô giáo tiếp tục cố gắng khắc phục khó khăn, tâm huyết, sáng tạo, phấn đấu để trở thành những nhà giáo tốt, những người "anh hùng vô danh", hoàn thành nhiệm vụ cao quý là đào tạo thế hệ trẻ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xã hội luôn mong mỏi các nhà giáo Việt Nam ngày càng "đổi mới và sáng tạo trong dạy và học", hết lòng thương yêu, chăm sóc học sinh, sinh viên; gương mẫu đi đầu trong nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Năm 2019 này ngành Giáo dục và đào tạo có sáng kiến lần đầu tiên tổ chức tôn vinh danh hiệu "Nhà giáo của năm". Điều đó thể hiện sự trân trọng, tri ân của ngành Giáo dục đối với đội ngũ thầy, cô giáo; đồng thời tin tưởng đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để khẳng định vị thế, vai trò, hình ảnh của nhà giáo trong xã hội. Đây cũng là hy vọng mà xã hội gửi gắm.
Tôn vinh đội ngũ nhà giáo trong ngày 20/11 luôn là một thông điệp của hy vọng; rằng, người thầy phải thật sự mẫu mực trong dạy người, dạy chữ./.
Ngô Đức Hành
Theo baophapluat
Ngày "Tôn sư trọng đạo" Dù cuộc sống và thời đại có thay đổi, nhưng truyền thống tốt đẹp "Tôn sư trọng đạo" đã được ông cha ta tạo dựng, bồi đắp qua bao thế hệ vẫn giữ nguyên được giá trị cốt lõi. Kính yêu thầy, ở thời nào cũng vậy, điều đó thể hiện tình yêu con chữ, ước và mong ngày 20/11 mãi mãi là...