Soi lại khẩu hiệu ngành giáo dục
Ngành Giáo dục có rất nhiều khẩu hiệu ai cũng nhớ, nhưng khi “soi” vào đó, chúng ta đã làm đúng chưa? Đơn cử như khẩu hiệu “tất cả vì học sinh thân yêu”, nhưng thực tế chúng ta có vì học sinh không, khi các em phải ngồi “đội nắng” trong ngày khai giảng?
Học sinh THCS trong giờ làm bài thi. ảnh: ngọc châu
Chiều 26/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016 – 2021. Cùng với các nhà quản lý, cuộc họp này có rất nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành giáo dục tham dự.
Soi lại khẩu hiệu ngành giáo dục
Đề cập đến công tác giáo dục, đạo đức, lối sống cho học sinh, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược trong phát triển giáo dục. Trên tinh thần đó, Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học nhằm phát huy phẩm chất, năng lực của người học; đồng thời đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thẳng thắn nhìn nhận, nội dung giáo dục đạo đức chưa thiết thực, mục tiêu dạy chữ được chú trọng nhiều, trong khi dạy người vẫn còn bị xem nhẹ; việc phân bổ nội dung, thời lượng giáo dục đạo đức chưa phù hợp; càng lên lớp cao hơn, nội dung giáo dục đạo đức càng giảm trong chương trình chính khóa. Bên cạnh đó, một bộ phận cha mẹ học sinh vẫn còn tâm lý “khoán trắng” cho thầy cô và nhà trường.
Video đang HOT
Để khắc phục Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống trên cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy, lấy học sinh làm trung tâm. Đồng thời phải biên soạn nội dung giáo dục địa phương theo hướng chú trọng giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử và các tấm gương anh hùng để giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh…
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chỉ rõ: Suy thoái đạo đức lối sống của học sinh có lỗi chủ quan của ngành Giáo dục. Các chuyên gia trong và ngoài nước đều có chung nhận định, chúng ta đào tạo lý thuyết tốt, nhưng lại thiếu kỹ năng mềm, chưa chú ý đến đạo đức, lối sống và dạy người. Ngành Giáo dục có rất nhiều khẩu hiệu ai cũng nhớ, nhưng khi “soi” vào đó, chúng ta đã làm đúng chưa? Đơn cử như khẩu hiệu “tất cả vì học sinh thân yêu”, nhưng thực tế chúng ta có vì học sinh không, khi các em phải ngồi “đội nắng” trong ngày khai giảng?
Thầy giỏi phải biết truyền cảm hứng
GS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cho rằng, muốn rèn người trước tiên phải rèn đức cho học sinh. Đức phải có trước, tài có sau và cần coi trọng chữ “thiện”, bởi mọi sai lầm đều từ cái ác mà ra cả. Đặc biệt, muốn giáo dục thành công thì “trường phải ra trường, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò”. Nếu thầy yếu kém thì không nên dạy học sinh.
Đồng tình việc hướng đến cái thiện trước tiên, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng, đó là cái ban đầu con người phải có, rồi mới hướng đến những thứ khác. GS. Nguyễn Minh Thuyết thì nêu thực trạng, học sinh xưa nay biết nhiều nhưng không làm được mấy, nói hay nhưng lại không làm giỏi. Bây giờ phải khắc phục được điều này, làm sao để thế hệ mới nói được và làm được. Muốn vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Ngoài vấn đề nêu gương từ người lớn, ông đề nghị xử lý nghiêm tình trạng bạo lực học đường đang rất nhức nhối hiện nay.
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, bản chất và mục tiêu của giáo dục không bao giờ thay đổi, nhưng phương pháp, cách làm phải thay đổi theo sự vận động, đổi thay của xã hội. Ông Hùng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của việc áp dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Thay vì chỉ dạy vài chục người, nếu áp dụng công nghệ, người thầy giỏi có thể truyền cảm hứng cho hàng triệu người. Đồng thời, ông cảnh báo, không gian mạng đang có rất nhiều “rác”, các em phải có bộ lọc và được rèn luyện kỹ năng.
Thay vì chỉ dạy vài chục người, nếu áp dụng công nghệ, người thầy giỏi có thể truyền cảm hứng cho hàng triệu người. Đồng thời, ông cảnh báo, không gian mạng đang có rất nhiều “rác”, các em phải có bộ lọc và được rèn luyện kỹ năng.
THÀNH NAM
Theo Tiền phong
Có vì học sinh không khi các em phải ngồi 'đội nắng' trong ngày khai giảng?
Tại cuộc họp của Uỷ ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016 - 2021, chiều 26/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, ngành Giáo dục có rất nhiều khẩu hiệu ai cũng nhớ, nhưng khi "soi" vào đó, chúng ta đã làm đúng chưa?
Đơn cử như khẩu hiệu "tất cả vì học sinh thân yêu", nhưng thực tế chúng ta có vì học sinh không, khi các em phải ngồi "đội nắng" trong ngày khai giảng?
Cuộc họp của Uỷ ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2021, chiều 26/7. Ảnh Xuân Phú
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam thẳng thắn cho rằng, suy thoái đạo đức lối sống của học sinh có lỗi chủ quan của ngành Giáo dục. Các chuyên gia trong ngoài nước đều có chung nhận định, chúng ta đào tạo lý thuyết tốt, nhưng lại thiếu kỹ năng mềm, chưa chú ý đến đạo đức, lối sống và dạy người.
Ngành Giáo dục có rất nhiều khẩu hiệu ai cũng nhớ, nhưng khi "soi" vào đó, chúng ta đã làm đúng chưa? Đơn cử như khẩu hiệu "tất cả vì học sinh thân yêu", nhưng thực tế chúng ta có vì học sinh không, khi các em phải ngồi "đội nắng" trong ngày khai giảng?.
GS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội khuyến học Việt Namcho rằng,muốn rèn người trước tiên phải rèn đức cho học sinh. Đức phải có trước, tài có sau và cần coi trọng chữ "thiện", bởi mọi sai lầm đều từ cái ác mà ra cả. Đặc biệt, muốn giáo dục thành công thì "trường phải ra trường, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò". Nếu thầy yếu kém thì không nên dạy học sinh.
GS. Nguyễn Minh Thuyết thì chỉ ra thực trạng, học sinh xưa nay biết nhiều nhưng không làm được mấy, nói hay nhưng lại không làm được. Bây giờ phải khắc phục được điều này, làm sao để thế hệ mới nói được và làm được. Muốn vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Ngoài vấn đề nêu gương từ người lớn, ông cũng đề nghị xử lý nghiêm tình trạng bạo lực học đường, vấn đề đang rất nhức nhối hiện nay.
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, bản chất và mục tiêu của giáo dục thì không bao giờ thay đổi, nhưng phương pháp, cách làm phải thay đổi theo sự vận động, đổi thay của xã hội. Từ đó, ông nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của việc áp dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Thay vì chỉ dạy vài chục người, nếu áp dụng công nghệ, người thầy giỏi có thể truyền cảm hứng cho hàng triệu người.
GS. Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội đồng tình với nhận định, giáo dục là một thành tố, thành quả của xã hội và không thể tách rời. Trước sự thay đổi không ngừng từ ngoài xã hội, ông cũng nhấn mạnh đến việc phải hướng tới giáo dục con người. Về phương pháp, cần để các em có sự trải nghiệm, hướng đến kỹ năng chứ không phải bằng cấp, kiến thức.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, một ưu tiên hàng đầu trong môi trường giáo dục tới đây là giáo dục làm người, giáo dục đạo đức lối sống hơn là chuyên môn. Ông đồng tình với đánh giá mục tiêu, bản chất trong giáo dục không bao giờ thay đổi, nhưng phương thức thì phải khác, nên phải có sự tích hợp trong giảng dạy. Đặc biệt, để "trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò", thì mỗi nhà trường phải sạch sẽ khang trang, học sinh, giáo viên phải đổi mới, tự ý thức rèn luyện bản thân.
LUÂN DŨNG
Theo Tiền phong
Quán triệt lại tinh thần 'dạy người' trong trường học Đây là ý kiến được các thành viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đồng tình trong phiên họp chiều 26/7 về công tác dạy đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải duy trì, phát huy các khẩu hiệu, phong trào, nếp sinh hoạt truyền thống như "Năm điều...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Động đất như bom nguyên tử ở Myanmar: Số người chết tăng vọt lên 1.644
Thế giới
2 giờ trước
Chuyển Cơ quan điều tra vụ Trường quốc tế Mỹ bị "vỡ nợ" sau khi đã huy động vài nghìn tỷ đồng
Pháp luật
3 giờ trước
Động đất 7,7 độ có sức phá hủy như thế nào?
Tin nổi bật
3 giờ trước
Sang tháng 4, có 4 con giáp may mắn vượt bậc, thu hút tài lộc, dễ "hái" ra tiền còn dễ gặp quý nhân
Trắc nghiệm
4 giờ trước
Stranger Things, One Piece và những bộ phim "tốn kém" nhất trên Netflix
Hậu trường phim
4 giờ trước
Visual của "ông hoàng" G-Dragon làm MXH náo loạn, khẳng định ngôi vương bằng vương miện bạc tỷ!
Nhạc quốc tế
4 giờ trước
Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt và cho khán giả tuyệt tác hay nhất 2025
Phim châu á
5 giờ trước
'Lưỡi hái tử thần: Huyết thống': Tử thần đã quay trở lại, hứa hẹn gieo rắc nỗi khiếp sợ mới vào mùa hè này
Phim âu mỹ
5 giờ trước
Phía "nữ ca sĩ Hàn Quốc" bị ViruSs từ chối không cho lên livestream nói gì sau ồn ào tối qua?
Sao việt
5 giờ trước
Chương trinh truyền hình thực tế Hàn Quốc bị hủy bỏ vì bóc lột trẻ em
Tv show
5 giờ trước