Sôi động vòng chung kết Bách khoa Innovation 2020
Ngày 28/6, vòng chung kết cuộc thi Bách Khoa Innovation 2020 chính thức diễn ra tại hội trường B6, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM với sự tranh tài của 20 đội thi.
Các đội đạt giải cùng chụp hình lưu niệm với Ban tổ chức .
Hòa trong không khí sôi động của Vòng Chung kết Bách khoa Innovation 2020 làphần trưng bày, giới thiệu của các mô hình từ các dự án tham gia cuộc thi tạiSân B6.
Cuộc thi được khởi động từ tháng 12/2019, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi đánh giá các dự án sáng tạo, khởi nghiệp không chỉ đơn thuần là ở tính mới mẻ, sáng tạo mà hơn hết là tính thiết thực, đưa ra một giải pháp hữu hiệu cho một vấn đề trong xã hội…
PGS.TS Lê Minh Phương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM phát biểu tại Vòng chung kết (Ảnh: NTCC)
Vòng chung kết Bách khoa Innovation 2020 diễn ra sôi nổi với các hoạtđộng phần trình bày ý tưởng sinh động và đa dạng trước BGK. Vòng thi này có sựgóp mặt của 20 đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mỗi đội có 10 phút đểtrình bày bằng tiếng Anh về đề tài của mình để thuyết phục Ban giám khảovề: Ý tưởng, nội dung đề án, tính khả thi, kỹ năng trình bày, trả lơìphản biện… Sau mỗi phần trình bày, các đội nhận được lời góp ý, nhận xét trựctiếp cũng như trả lời những câu hỏi do ban giám khảo đặt ra để bảo vệ ý tưởngcủa mình.
Mùa giải năm nay thu hút trên 200 lượt sinh viên các trường khu vực TP. HCM với 52 đề tài tham gia
Video đang HOT
Sau những giờ phút hồi hộp, căng thẳng, Bantổ chức cuộc thi đã chọn ra 5 đề tài xuất sắc để trao giải, gồm: Giảinhất (nhóm Air Mask), đồng giải Nhì (nhóm UST và nhóm WOW), đồng giải Ba(nhóm EAD và BIO GOLD).
Bạn Trương Quang Tiến (nhóm Air Mask- sinh viên ngànhKT Ô tô trường ĐH Bách khoa) cho biết: Nhóm của chúng em chọn đề tài hệthống lọc không khí vì trong thời điểm dịch Covid – 19 diễn ra, việc cần lọcđược không khí sạch rất quan trọng.
Nhóm Air Mask -Hệ thống lọc không khí đang thuyết trình trước Ban giám khảo.
Hệ thống của nhóm em lọc không khí sử dụngTiO2 để khử các loại khói bụi ô nhiễm xả thải từ xe buýt và các loại phươngtiện khác, sản phẩm còn xử lý các loại mùi khó chịu trong không gian xe, phòngnhư mùi thức ăn, mùi cơ thể, mùi xăng xe, mùi lông chó mèo, khói và mùi thuốclá, các loại bụi vi khuẩn đặc biệt là bụi mịn PM2.5… Thông qua đó, góp phầngiảm áp lực vào các hệ thống đường bộ vào giờ cao điểm, hạn chế các tác nhângây dị ứng, phòng chống say xe, giúp người sử dụng có thể thoải mái sử phươngtiện công cộng hơn”.
Sau cuộc thi, nếu được hỗ trợ từ doanh nghiệp, nhóm AirMask sẽ tiến hành thương mại hóa sản phẩm ra thị trường đồng thời tiếp tục thamgia các cuộc thi khác để ngày càng hoàn thiện sản phẩm.
Nhóm Air Mask trình bày sản phẩm hệ thống lọc không khí sử dụng TiO2.
Mùagiải năm nay, thu hút rất nhiều đề tài mới lạ, ý nghĩa và mang tính nhân văn,khả năng thương mại hóa mở rộng, như đề tài Yechai của nhóm Wow, nhóm UST vơíđề tài Application of phenolic compounds from bio-oil in preservingcellulose-based products (đồng giải Nhì); nhóm BIO GOLD với đề tàiNanocellulose From Paper Waste, nhóm EAD đề tài Emergency Alert Device (đồnggiải Ba).
Nhóm Con Hải cẩu trình bày sản phẩm tại khu triển lãm
Ngoài các đề tài đạt giải, các đề tài tham gia cũng được Ban giámkhảo và các doanh nghiệp đánh giá cao. Đánh giá chung về các dự án tham gia, TSTrương Quang Vinh – Phó trưởng Văn phòng Đào tạo Quốc tế cho cho hay, các đôịthi năm nay rất năng động, trù liệu ý tưởng tốt và đặc biệt là đam mêchính những ý tưởng, dự án của chính mình. Nhiều dự án mới lạ, độc đáo, mặc dùchưa hoàn thiện nhưng cũng giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm sau này.
Chung cuộc Nhóm Air Mask vinh dự nhận giải Nhất cuộc thi Bách Khoa Innovation 2020.
Bách khoa Innovation là sân chơi để sinhviên hiện thực hóa các ý tưởng, mô hình sáng tạo khởi nghiệp, và các nghiên cưúkhoa học, qua đó giải quyết các nhu cầu thực tế của xã hội bằng các giải phápkỹ thuật, công nghệ và quản trị. Đây là năm thứ ba cuộc thi được tổ chức, đãthu hút trên 200 lượt sinh viên của trường ĐH Bách khoa và các trường đại họckhu vực TP.HCM như: ĐH FPT, ĐH Ngân hàng, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Sư phạm TP.HCM… với 52 dự án cùng các sản ph ẩm thực tế, sáng tạo đáp ứng nhu cầu của xã hôịgồm đa dạng lĩnh vực: khoa học máy tính, điện – điện tử, cơ khí – cơ điện tử,hóa học, xây dựng, môi trường, dầu khí, vật liệu, khoa học ứng dụng, và quản lýcông nghiệp.
Các đội nhận giải thưởng Best video.
Mùa giải năm nay thu hút rất nhiều doanh nghiệp vàtrường đại học tham gia, tài trợ đến từ các công ty đa quốc gia của Việt Nam vàtrường đại học danh tiếng trên thế giới như: Công ty Fashion Garments, Đại họcAdelaide (Úc), Mai Trần ITC , TMA Solutions, Robert Bosch Engineering andBusiness Solutions Vietnam… Ngoài trị giá giải thưởng cuộc thi và tài trợhơn 300 triệu đồng, sinh viên tham gia còn nhận được rất nhiều ưu đãi khácnhư những buổi tư vấn, hướng dẫn và truyền đạt bí quyết thuyết trình thu hútbằng tiếng Anh, hướng dẫn cách phát triển ý tưởng thành dự án, cơ hội thươngmại hóa sản phẩm…
Vòng chung kết – cuộc thi Bách Khoa Innovation 2020 vinh dự tiếp đón đại diện các đơn vị đồng hành, doanh nghiệp và các trường đối tác tham dự.
Cuộc thi sẽ giúp giới thiệu, kết nối cácsản phẩm, dự án của sinh viên TP. HCM đến với cộng đồng doanh nghiệp cũng nhưnâng cao tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của sinh viên. PGS.TS Lê MinhPhương, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường ĐH Bách khoa đang trong quátrình xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, đồng thời xây dựng vàphát triển nền văn hóa đổi mới, sáng tạo trong sinh viên, cán bộ giảngviên theo định hướng trở thành một đại học tự chủ, đóng góp hiệu quả vàosự phát triển khoa học công nghệ của thành phố.
Trường ĐH Bách khoa chế tạo thành công buồng khử khuẩn di động
Trung tâm Nghiên cứu thiết bị và công nghệ cơ khí, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa chế tạo thành công hệ thống khử khuẩn di động chỉ trong 30 giây và thải khí sạch ra bên ngoài.
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết Trung tâm Nghiên cứu thiết bị và công nghệ cơ khí của trường vừa chế tạo thành công hệ thống khử khuẩn di động chỉ trong 30 giây và thải khí sạch ra bên ngoài.
Theo đó, hệ thống có các bộ lọc khí đầu vào và đầu ra để đảm bảo không khí sạch trước khi vào hệ thống và sau khi thải ra khỏi hệ thống. Công nghệ này đã và đang được ứng dụng tại các phòng thí nghiệm về thiết bị bán dẫn và y học, sử dụng không khí sạch, khí ozone (theo ngưỡng cho phép cho người sử dụng, ion âm).
Buồng khử khuẩn của Trường ĐH Bách khoa.
Nhóm nghiên cứu và chế tạo ra buồng khử khuẩn. Ảnh: NTCC
PGS-TS Võ Tường Quân, Giám đốc trung tâm, cho biết điểm đặc biệt của hệ thống là dùng không khí sạch, khí ozone và ion âm để diệt vi khuẩn bám trên bề mặt vật chủ. Công nghệ sử dụng kết hợp giữa nguyên lý hệ thống tắm khí (Air-shower) và kết hợp với các khí có chức năng diệt khuẩn. Hệ thống được vận hành hoàn toàn tự động, hoàn toàn không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người (cửa tự động đóng mở theo hướng vào ra khác nhau).
Ngoài ra, nguồn ion âm trong hệ thống sẽ diệt khuẩn lần 2, hút bụi bẩn sau khi thoát khỏi cơ thể vật chủ nhằm tăng khả năng diệt khuẩn bề mặt. Đầu vào là không khí được cho qua màng lọc trước khi đi vào quạt thổi cao áp. Hệ thống các ống gió, lưu lượng gió được tính toán thiết kế sao cho khí ozone không tác dụng trực tiếp vào mũi người.
Sản phẩm đã được kiểm khuẩn tại Phòng thí nghiệm nhiên liệu sinh học và Biomass (Laboratory of Biofuel and Biomass Research) của ĐH Quốc gia TP.HCM và cho thấy có những hiệu quả tin cậy. Do đó, hiện hệ thống đang được chuyển giao thương mại hóa cho các doanh nghiệp liên quan và các đơn vị có nhu cầu, sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt.
Đèn tảo lọc không khí và bụi mịn Đèn từ cây tảo dùng để đo bụi mịn và lọc không khí - ứng dụng công nghệ IoT, cho kết quả sau 10 giây. Sản phẩm do Nguyễn Tân Lập, Nguyễn Duy Quang, Lê Văn Dương, Phạm Văn Hoàng cùng học Trường ĐH Bách khoa và sinh viên Đoàn Thu Phương (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) chế tạo. Để lọc không...