Sôi động thị trường trại hè cho trẻ em
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian nghỉ hè của học sinh muộn và ngắn hơn so với những năm trước.
Tuy nhiên, với mong muốn cho con em mình có được kỳ nghỉ hè bổ ích, ý nghĩa, nhiều phụ huynh vẫn đăng ký cho con tham gia các trại hè khiến dịch vụ này trở nên sôi động.
Sinh hoạt trại hè tốt sẽ giúp các em nhỏ rèn luyện và trải nghiệm. Ảnh: Anh Dũng
Những năm gần đây, các trại hè cho học sinh trải nghiệm môi trường mới mẻ và rèn luyện sức khỏe, kỹ năng được các phụ huynh đặc biệt quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu này, mỗi năm đều có một lượng lớn các trại hè xuất hiện với các hình thức tổ chức và nội dung khác nhau, như: Trại hè quân đội, trại hè thể thao, trại hè tham quan, trại hè kỹ năng, trại hè nghệ thuật…
Trong mỗi loại trại hè lại được chia làm các loại ngắn ngày, dài ngày, bán trú, song ngữ… Theo đó, mức chi phí của các chương trình này cũng khác nhau, từ vài trăm nghìn đồng cho các chương trình diễn ra trong ngày đến cả chục triệu đồng đối với các khóa kéo dài 7 – 10 ngày. Bên cạnh trại hè, nhiều phụ huynh còn lựa chọn gửi con em mình vào các khóa tu trong dịp này tại các chùa, thiền viện.
Chị Nguyễn Hạnh Dung ở Văn Quán, Hà Đông vừa đăng ký cho con trai một học kỳ quân đội kéo dài 10 ngày ở thị xã Sơn Tây với tổng chi phí gần 6 triệu đồng. “Tôi mong muốn qua học kỳ này, con tôi được vui chơi sau cả năm học tập và có cơ hội để khám phá bản thân, rèn luyện nhiều kỹ năng sống cơ bản, học cách đối mặt và xử lý tình huống, tự lập khi không có bố mẹ ở bên cạnh” – chị Dung bày tỏ. Tương tự, chị Phạm Ánh Tuyết ở phường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân cũng đang tìm hiểu về các trại hè để cho 2 con trải nghiệm, với mong muốn các con tránh xa ipad, tivi, smartphone…
Tuy nhiên, theo chia sẻ của các bậc phụ huynh đã có con trải nghiệm trước đó, không phải trại hè nào cũng mang lại kết quả như quảng cáo, giới thiệu. Vì vậy các gia đình nên lựa chọn những địa chỉ đào tạo uy tín. Cùng với đó, căn cứ vào điều kiện sức khỏe, sở thích, sở trường của con trẻ để cân nhắc chọn trại hè phù hợp.
Video đang HOT
Cha mẹ hãy là người đồng hành, thay vì lấy mật khẩu của con
Cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của con trẻ. Đó là lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc phụ huynh trong thời đại công nghệ số.
Học sinh Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) tham dự buổi giao lưu, chia sẻ kiến thức an toàn trên không gian mạng.
Buổi tham vấn ý kiến trẻ em cho việc xây dựng Đề án "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng" giai đoạn 2020-2025 do Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức đã diễn ra tại Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) sáng ngày 27/6.
Tại buổi tham vấn, các em học sinh đã hăng hái chia sẻ những băn khoăn, vướng mắc mà các em gặp phải khi sử dụng Internet để học tập, giải trí, đặc biệt là khi tham gia vào các mạng xã hội.
Những kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn cũng được các chuyên gia cung cấp tới các em dưới dạng các câu chuyện gần gũi, các game show vui vẻ, hay phần hỏi đáp sôi nổi.
Một số tình huống quen thuộc trẻ thường gặp trên không gian mạng cũng được đưa ra cùng với các hướng dẫn giải quyết tình huống cụ thể.
Em Tô Hoàng Vi Anh (học sinh lớp 6A1) chia sẻ, buổi giao lưu đã mang lại những thông tin rất hữu ích với bản thân em. "Mỗi ngày em sử dụng Internet từ 15 đến 30 phút, trong đó có cả mạng xã hội. Có rất nhiều mối nguy hiểm trên đó mà chúng em không biết trước được".
Chia sẻ về mục tiêu có một không gian mạng lành mạnh hơn cho trẻ em, Vi Anh bày tỏ mong muốn luật pháp sẽ có những hình phạt mạnh tay, đủ sức răn đe những kẻ xấu có ý định gây tổn hại tới thể chất, tinh thần của trẻ em qua không gian mạng. Bên cạnh đó, nữ sinh lớp 6 cũng mong muốn sẽ có nhiều hơn nữa các công cụ có thể hỗ trợ ngăn chặn các thông tin xấu độc, giúp cảnh báo và phát hiện những thông tin gây hại tới trẻ em.
Các em mạnh dạn chia sẻ ý kiến trong buổi tham vấn.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, đại diện tới từ Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD đã có bài chia sẻ hướng dẫn phụ huynh, thầy cô đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Bà Nguyễn Phương Linh - đại diện MSD chia sẻ, khác hẳn với thế hệ phụ huynh hầu như biết đến Internet khi đã trưởng thành, trẻ em ngày nay là những công dân sinh ra trong thời đại công nghệ số. Internet ngấm vào tất cả các hoạt động hằng ngày tương tác trong cuộc sống của các em. Vì thế, có một thực tế là các em hiểu biết và sử dụng thành thạo Internet hơn cả bố mẹ. Thậm chí, không ít trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng từ khi ở tuổi mầm non.
"Chính vì thế, nếu người lớn cố áp đặt, kiểm soát hay dạy bảo về Internet cho trẻ em, thì đây là việc thực sự khó vì trẻ còn giỏi hơn chúng ta về công nghệ".
Tuy vậy, bà Nguyễn Phương Linh nhắn nhủ tới các em rằng: Chính vì các con đang được tiếp xúc với công nghệ từ rất sớm, khi các con chưa đủ khả năng nhận biết những mối nguy hại trên không gian mạng, nên người lớn vẫn đang cố gắng bảo vệ các con mỗi ngày. Các biện pháp bảo vệ của người lớn không chỉ để giúp các con tránh những rủi ro đáng tiếc mà còn để các con được tận hưởng tối đa các lợi ích của Internet.
"Vì thế mà các con cũng nên tôn trọng sự lo lắng của cha mẹ để cùng nhau hợp tác".
Bà Nguyễn Phương Linh (Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững MSD) chia sẻ hướng dẫn đồng hành cùng con trên môi trường mạng.
Ngược lại, các bậc phụ huynh cần hiểu và làm theo một số nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là cha mẹ cần công nhận và tôn trọng quyền được sử dụng Internet của trẻ.
Thứ hai, bố mẹ/ thầy cô cần đồng hành với con càng sớm càng tốt, thậm chí là từ tuổi mẫu giáo. Ở mỗi độ tuổi, bố mẹ cần hiểu tâm sinh lý và có cách thức đồng hành với con phù hợp.
"Một trong những nguyên tắc quan trọng là bố mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư, quyền tham gia của trẻ - tức là trẻ có thể không cho bố mẹ biết mật khẩu của mình, có thể thoả thuận với bố mẹ về thời gian mình muốn sử dụng Internet".
Cuối cùng, cha mẹ/ thầy cô cần hướng dẫn trẻ nên tìm sự trợ giúp từ đâu khi gặp rắc rối hoặc những tình huống đáng nghi trên không gian mạng.
Để làm được điều đó, bà Linh gợi ý cha mẹ có thể đặt những câu hỏi sau đây với con: Hôm nay con học được gì, có gì thú vị trên Internet?; Con cùng chơi/ dạy bố mẹ... được không?; Mình cũng nghĩ cách giải quyết nhé...
Đặc biệt, bà nhấn mạnh: Cha mẹ tuyệt đối không kiểm soát, theo dõi, giám sát con, mà chỉ là người đồng hành, hỗ trợ con. Đó là yếu tố giúp tạo nên cảm giác tin tưởng của trẻ với bố mẹ, từ đó khiến các em tìm đến cha mẹ khi gặp vấn đề trong cuộc sống riêng.
Tại buổi tham vấn, các em cũng được nghe các câu chuyện, được tư vấn kỹ năng xử lý tình huống trên không gian mạng.
Năm 2019, gần 9.000 trẻ em được dạy bơi an toàn "Chỉ tính riêng trong năm 2019, đã có gần 9.000 trẻ được dạy bơi an toàn và gần 18.000 trẻ em được dạy kỹ năng an toàn trong môi trường nước". Đây là một trong những kết quả tích cực mà Chương trình Phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn từ năm 2018 đến 2022 đạt được sau gần 2 năm can...