Sôi động lễ hội đường phố lâu đời nhất châu Âu sau đại dịch COVID-19
Ba năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thị trấn Binche (Bỉ) năm nay đã sôi động trở lại với lễ hội hóa trang mang đậm văn hóa dân gian, thu hút hàng chục nghìn lượt du khách đến đây.
Lễ hội bắt nguồn từ thời trung cổ được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2003 và đây cũng là lễ hội đường phố lâu đời nhất còn tồn tại ở châu Âu.
Người dân tham gia lễ hội đường phố tại thị trấn Binche (Bỉ) ngày 21/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Lễ hội có ý nghĩa xua đuổi những linh hồn xấu vào mùa Đông lạnh giá, do đó mang không khí rộn ràng và ngập tràn màu sắc. Với trang phục đặc trưng gồm chiếc mặt nạ sáp trắng và mũ lông đà điểu, hàng nghìn người biểu diễn sẽ thực hiện điệu nhảy dân gian trên đôi giày gỗ, diễu hành qua những con phố trong thị trấn. Nhân vật chính của lễ diễu hành là Gille, người diện trang phục màu nâu, đỏ, vàng và đeo thêm cặp kính xanh bên ngoài mặt nạ. Điểm nổi bật của bộ trang phục này là chiếc mũ lông đà điểu được làm kỳ công và có thể nặng đến vài kilogram, gây ấn tượng đối với các du khách. Trong lúc diễu hành, những người biểu diễn sẽ tung các quả cam vào những người cổ vũ hai bên đường với lời cầu chúc người bắt được cam sẽ gặp nhiều may mắn. Nghi lễ này khiến nhiều du khách rất thích thú do họ cho rằng việc bắt được cam không hề đơn giản.
Người dân tham gia lễ hội đường phố tại thị trấn Binche (Bỉ) ngày 21/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong 3 ngày lễ hội vừa qua, trung bình mỗi ngày đã ghi nhận khoảng 55.000 lượt khách du lịch đến với Binche, thị trấn cổ kính nằm cách thủ đô Brussels 50 km về phía Tây Nam. Danh sách 2023 người địa phương tham gia diễu hành gồm những người thuộc mọi lứa tuổi, từ 6 đến 70 tuổi. Người phát ngôn của thị trấn Patrick Haumont cho biết, sau 2 năm gián đoạn, lượng khách du lịch năm nay đã vượt mức ghi nhận trước đại dịch COVID-19. Ông Haumant chia sẻ lễ hội mang nhiều cảm xúc, là một dịp đặc biệt đối với người dân thị trấn khi việc tham gia được coi là truyền thống qua nhiều thế hệ.
Trải nghiệm văn hóa uống trà ở Thổ Nhĩ Kỳ
Mỗi quốc gia đều có văn hóa trà riêng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có văn hóa trà độc đáo của riêng mình và văn hóa uống trà của nước này vừa được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 1/12/2022.
Video đang HOT
Uống trà từ sáng tới khi đi ngủ
Người Thổ Nhĩ Kỳ pha trà bằng Caydanlik gồm hai ấm pha xếp chồng lên nhau và uống trà trong ly hình hoa tulip. Ảnh: goturkiye
Trà không chỉ là một loại đồ uống hay một cảm xúc làm bừng tỉnh các giác quan và thần kinh. Uống trà ("ay" trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) là điều mà nhiều người dân nước này bắt đầu ngày mới.
Có thể khẳng định trà là một phần không thể thiếu trong văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ và là thức uống nóng phổ biến nhất. Cũng giống như nhiều quốc gia, mời khách uống trà là một nét văn hóa thể hiện lòng hiếu khách của người Thổ Nhĩ Kỳ. Bạn tới thăm nhà ai, bạn vào cửa hàng nào, bạn tham gia cuộc tụ tập ở bất kỳ đâu, thứ mà bạn được mời thưởng thức nhiều nhất sẽ là trà.
Những người không quen thuộc với đất nước Thổ Nhĩ Kỳ có thể cho rằng cà phê mới là thức uống quốc gia. Nhưng không phải vậy! Người Thổ Nhĩ Kỳ thích nhâm nhi trà từ sáng đến tối, rồi tiếp tục cho tới khi đi ngủ, và ở Thổ Nhĩ Kỳ, không bao giờ có thời điểm nào bị coi là không tốt để uống trà. Mời trà và uống trà là cách thể hiện tình bằng hữu.
Ở mọi nơi làm việc hoặc nhà riêng, bạn sẽ thấy luôn có sẵn một bình trà để uống hoặc mời khách. Khi tới thăm nhà người Thổ Nhĩ Kỳ, mặc định sẽ là khách luôn được mời trà và phải uống hết ly đầu tiên, có thể bỏ dở ly thứ hai. Còn ở nơi làm việc, theo luật, phải có hai lần nghỉ giải lao trong ngày để nhân viên uống trà. Mời khách ly trà là phong tục và từ chối là điều chưa từng có.
Những cánh đồng trồng chè ở thành phố Rize - nơi trồng chè lớn nhất và nổi tiếng nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty Images
Tập quán uống trà đã ăn sâu vào văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành một mẫu mực của trải nghiệm xã hội và lòng hiếu khách. Nhờ đó, khi nói tới thói quen uống trà hàng ngày, chắc chắn rằng người Thổ Nhĩ Kỳ đã bỏ xa người Anh.
Khi bạn lang thang trên những con phố hối hả của Thổ Nhĩ Kỳ, bạn thường bắt gặp hình ảnh một cậu bé mang chiếc khay bạc, vội vã băng qua đám đông để giao cho khách những ly trà đen nhỏ hình hoa tulip. Theo truyền thống, người ta không uống trà với sữa hoặc chanh mà chỉ thêm những viên đường nhỏ để tạo nên một loại đồ uống, đôi khi là rất ngọt.
Khi khách du lịch ghé vào các cửa hàng và chỉ cần nói "có" khi được mời trà, thì họ ngay lập tức hiểu qua về một trong những truyền thống mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ. Truyền thống này mạnh mẽ tới mức nếu bạn từ chối khi được mời trà, người mời sẽ cảm thấy bị xúc phạm vô cùng. Nếu không uống được trà vì lý do nào đó, bạn nên xin nước thay vì không uống gì cả.
Một hình ảnh thường thấy ở hầu hết các thị trấn và làng mạc là một vườn trà Thổ Nhĩ Kỳ có tên là ay Bahcei. Bạn bè và gia đình thường tụ tập ở đây để trò chuyện về cuộc sống, tận hưởng không khí thân mật, ấm áp cùng nhau trong khi nhâm nhi tách trà.
Mặc dù mọi người đều đến vườn trà, nhưng không mấy khi người ta bắt gặp phụ nữ trong quán trà Thổ Nhĩ Kỳ. Quán trà chủ yếu là một môi trường dành cho nam giới. Làng nào cũng có một quán trà vì nó cũng quan trọng như chợ vậy.
Vợ và bạn gái của khách nam không đi cùng vào quán trà vì đây là nơi đàn ông tụ tập để vừa chơi cờ bàn, vừa nhấm nháp nhiều loại trà có hương vị khác nhau.
Lịch sử trà Thổ Nhĩ Kỳ
Một ay Bahcei ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: tripadvisor
So với lịch sử hàng nghìn năm tuổi của trà, đáng ngạc nhiên là trà Thổ Nhĩ Kỳ còn khá mới. Theo một số nguồn tin, người Thổ Nhĩ Kỳ đã buôn bán và tiêu thụ trà từ năm 400 trước Công nguyên. Tuy nhiên, trà chỉ trở nên phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ từ những năm 1900 trở đi.
Cây chè lần đầu tiên được thử trồng trên đất Thổ Nhĩ Kỳ ở Bursa từ năm 1888 đến 1892. Tuy nhiên, nỗ lực này đã thất bại vì vùng này của Thổ Nhĩ Kỳ không đủ điều kiện để trồng chè. Năm 1924, chè được trồng ở phía đông của vùng Biển Đen. Có những vườn chè quyến rũ dọc theo eo biển Bosphorus, những con phố nhỏ thuôn nhọn của Istanbul cổ kính và tại các điểm du lịch dọc theo biển Aegean.
Đáng chú ý, người trồng chè Thổ Nhĩ Kỳ không cần dùng tới thuốc trừ sâu, nhờ vào điều mà họ gọi là phương pháp trị vi khuẩn tự nhiên. Đó là lượng tuyết rơi hàng năm bao phủ các vùng ven Biển Đen. Đặc điểm khí hậu đó khiến khu vực này của Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nơi duy nhất trên thế giới có cây chè chịu được nhiệt độ đóng băng.
Ngày nay, hơn 700 triệu m2 đất được sử dụng để trồng cây chè và trà là thức uống được tiêu thụ nhiều thứ hai sau nước ở Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số 5 quốc gia trồng chè hàng đầu thế giới, sản xuất khoảng 6 đến 10% lượng chè của thế giới. Hầu hết số này được tiêu thụ trong nước.
Để pha một tách trà Thổ Nhĩ Kỳ hoàn hảo, cần có Caydanlik. Đây là hai chiếc ấm pha trà được đặt chồng lên nhau. Nước pha trà được để trong chiếc ấm dưới, trong khi lá chè và một ít nước được đổ vào chiếc ấm bên trên. Khi nước ở ấm dưới sôi, người ta pha nước này với lá chè ở ấm trên. Sau đó, người ta rót trà vào ly hình hoa tulip qua lưới lọc sao cho chỉ đầy một nửa và đổ thêm nước đun sôi từ ấm dưới.
Có thể nói trà Thổ Nhĩ Kỳ là một cách sống. Đó là một loại đồ uống đích thực được thưởng thức tại nhà, nơi làm việc và thậm chí ở các chợ Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đó người bán hàng dùng trà để thu hút khách tới mua hàng. Như dân gian Thổ Nhĩ Kỳ nói: "Trò chuyện mà không có tách trà giống như bầu trời đêm không trăng". Điều này thể hiện cảm giác, bản chất và tình cảm của người Thổ Nhĩ Kỳ gắn liền với trà. Trải qua nhiều năm, trà gắn liền với văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ cũng giống như trăng và sao trên bầu trời đêm. Do đó, người Thổ Nhĩ Kỳ rất coi trọng, dành tình cảm lớn cho loại đồ uống yêu thích này.
Đặc sắc nét văn hóa cổ truyền, phong tục đón Tết của các nước trên thế giới Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ... Người dân chọn mua đồ trang trí đón Tết Nguyên đán tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, ngày...