Sôi động cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Âu
Từ hệ thống tên lửa Buk-MB2 của Belarus đến tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga và UAV tấn công tầm xa của Ukraine, mỗi quốc gia đều đang tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự để đáp ứng những thách thức an ninh mới.
Một hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Nga khai hoả. Ảnh: TASS
Cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Âu đang trở nên sôi động khi các quốc gia trong khu vực tăng cường phát triển và sản xuất vũ khí. Các hoạt động thử nghiệm tên lửa mới, như tên lửa Buk-MB2 ở Belarus hay Oreshnik của Nga, đã gây chú ý lớn đối với các nước láng giềng và cả thế giới. Cuộc đua này không chỉ liên quan đến xung đột Ukraine mà còn phản ánh đến những căng thẳng gia tăng trong khu vực.
Hình ảnh tên lửa Buk-MB2 9M318 được thử nghiệm gần biên giới Ukraine vào giữa tuần này cho thấy Belarus đang tích cực tăng cường năng lực quân sự. Cuộc thử nghiệm diễn ra tại Olmanskoye – một khu vực tổ chức nhiều cuộc tập trận tên lửa trong quá khứ.
Tên lửa Buk-MB2 được thiết kế để tấn công các mục tiêu như thiết bị bay không người lái (UAV), tên lửa chiến thuật và trực thăng. Với tầm bắn 70 km, hệ thống này tăng cường đáng kể năng phòng thủ của Belarus, nhất là trong bối cảnh các cuộc đối đầu vũ trang gia tăng.
Trong khi đó, Nga đang tái khẳng định vị thế quân sự của mình bằng việc phát triển các loại vũ khí tiên tiến như tên lửa siêu vượt âm Oreshnik. Tên lửa này, đặc biệt với khả năng mang nhiều đầu đạn và tấn công hầu hết các thủ đô châu Âu với thời gian bay rất ngắn, trong khoảng 20 phút, đã gây chú ý lớn. Việc sử dụng Oreshnik là để đáp trả quyết định của Tổng thống Mỹ Joe Biden cấp phép sử dụng tên lửa do NATO cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga.
Dù Nga hiện chỉ có số lượng hạn chế Oreshnik, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định rằng loại vũ khí này sẽ sớm được sản xuất hàng loạt, đồng thời tuyên bố phương Tây không có hệ thống phòng thủ nào đủ mạnh để đối phó với các tên lửa siêu vượt âm này.
Về phía Ukraine, việc tăng cường năng lực sản xuất vũ khí trong nước đang được chú trọng hàng đầu. Ngày 11/12, Ukraine đã thử nghiệm tên lửa tầm xa Ruta. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng tuyên bố rằng tên lửa tầm xa Palyanytsia mới do nước này tự phát triển đang được sản xuất hàng loạt.
Video đang HOT
Ukraine hiện đang đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp quốc phòng của riêng mình khi chuẩn bị thoát khỏi việc phụ thuộc vào nguồn cung cấp của NATO và tự sản xuất nhiều vũ khí hơn – một chính sách đang được EU tích cực hỗ trợ. Chính phủ Ukraine đang sẵn sàng cho việc bị cắt giảm viện trợ quân sự của phương Tây vào năm tới và đang cố gắng tăng năng lực sản xuất vũ khí trong nước.
Ukraine đã đầu tư rất nhiều vào sản xuất UAV và hiện đang vượt qua Nga về sản lượng, mặc dù UAV Ukraine có tầm bay và tải trọng hạn chế hơn. Theo các quan chức Ukraine, hướng phát triển vũ khí chính là UAV tấn công tầm xa. UAV có ưu điểm là dễ chế tạo và nhanh hơn nhưng không đủ mạnh để xoay chuyển cục diện chiến tranh. Trong 11 tháng đầu năm 2024, hơn 1,2 triệu UAV đã được bàn giao cho Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU), gồm các loại UAV trinh sát và tấn công hiện đại.
Tổng thống Zelensky cũng vừa giới thiệu UAV Hell mới, gần đây đã vượt qua các cuộc thử nghiệm chiến đấu đầu tiên. UAV Hell có tầm hoạt động 700 km, đủ để tấn công khu vực Moskva của Nga.
Việc sản xuất tên lửa chống hạm tầm xa Neptune do Ukraine phát triển cũng đang được đẩy mạnh, điều này đã thực sự đẩy hạm đội
Biển Đen của Nga ra khỏi các căn cứ tại Crimea. Tên lửa này cũng đã được điều chỉnh để sử dụng trên đất liền chống lại các mục tiêu trên đất liền.
Hạn chế
Dù các nỗ lực đầu tư vũ khí là rõ rệt, cả Nga và Ukraine đều đối mặt với thách thức về nguồn lực như tài chính và thiết bị để sản xuất.
Nga gặp khó khăn trong việc tìm kiếm vi mạch do các lệnh trừng phạt công nghệ từ phương Tây. Trong khi đó, Ukraine đang cạn ngân sách để duy trì sản xuất vũ khí.
Các nhà sản xuất vũ khí tư nhân Ukraine phàn nàn trong tuần này rằng không có đủ đơn đặt hàng của chính phủ cho năm 2025 để cho phép các nhà sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Tại Ukraine, 75% trong số 31 công ty tư nhân trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng cho biết họ không đàm phán để ký kết bất kỳ hợp đồng vũ khí nào của chính phủ cho năm 2025. Chỉ có 19% nhà sản xuất có hợp đồng chuyển tiếp được gia hạn cho năm tới.
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào Ukraine năm 2022, phòng không vẫn là một phần quan trọng của cuộc xung đột, vốn đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao khi cả hai bên tiếp tục pháo kích và ném bom lực lượng của nhau.
Tuần này, Tổng thống Zelensky đã kêu gọi viện trợ 10 – 12 khẩu đội tên lửa Patriot mới để bảo vệ các thành phố của Ukraine trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga. Là một phần của gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD được thống nhất vào tháng 4 năm nay, Mỹ đã đồng ý viện trợ cho Ukraine nhiều tên lửa Patriot hơn, nhưng từ chối cung cấp chúng từ kho dự trữ của Washington, thay vào đó, đặt hàng với các nhà sản xuất Mỹ, vốn cần khoảng 6 tháng để sản xuất chúng.
NATO gấp rút chuyển vũ khí cho Ukraine: Liệu Kiev có trụ vững trước đàm phán ngừng bắn?
Trước áp lực từ chiến trường do tốc độ tiến công của Nga và lo ngại đóng băng xung đột, NATO đang tăng tốc chuyển giao vũ khí để hỗ trợ Ukraine củng cố vị thế trong các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng với Nga.
Liệu bước đi này có giúp Kiev giữ được thế trận?
Binh sĩ Nga trong một cuộc giao tranh với các lực lượng Ukraine. TASS
NATO đang gấp rút chuyển giao vũ khí cho Ukraine nhằm hỗ trợ Kiev trước khả năng đàm phán ngừng bắn. Theo thông tin từ Bloomberg ngày 5/12, các đồng minh và đối tác của Ukraine đã chuyển trọng tâm từ việc tìm kiếm chiến thắng quân sự sang việc củng cố vị thế của Tổng thống Volodymyr Zelensky trong bối cảnh xung đột đang diễn ra.
Điều này diễn ra khi lực lượng Ukraine đang dần mất thế trận, làm dấy lên lo ngại rằng một lệnh ngừng bắn có thể dẫn đến việc đóng băng cuộc xung đột, với nhiều vùng lãnh thổ của Ukraine bị quân đội Nga chiếm giữ.
Hiện tại, NATO đang tăng cường nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraine. Lý do chính cho sự khẩn trương này là để đảm bảo rằng Ukraine có thể đứng vững trước các bước tiến của Nga. Cùng với đó, sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào Nhà Trắng đã khiến các đồng minh NATO cảm thấy cần phải củng cố ý chí chính trị để duy trì cuộc chiến kéo dài gần ba năm.
Trong tuần này, các bộ trưởng ngoại giao NATO đã họp tại Brussels để thảo luận về cách thức cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Các thành viên cũng đang xem xét nhiều kịch bản đàm phán khác nhau nhằm chấm dứt xung đột, bao gồm việc tạo ra một khu vực phi quân sự. Một nhà ngoại giao cấp cao của NATO cho biết nếu có ngừng bắn, quân đội châu Âu có thể sẽ đảm nhận vai trò bảo vệ và tuần tra khu vực này.
Các cuộc thảo luận trên diễn ra trong bối cảnh nhận thức rằng tình hình ở Ukraine là không bền vững và các cuộc đàm phán sẽ sớm bắt đầu. Các đồng minh NATO ở châu Âu cũng đang tìm kiếm cơ hội để chứng minh rằng họ vẫn có thể duy trì vai trò quan trọng trong bối cảnh chính trị toàn cầu.
Trước tình hình đó, Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhấn mạnh rằng liên minh cần phải làm nhiều hơn nhằm giúp Ukraine duy trì được thế trận trong cuộc chiến. Ông cho rằng việc cung cấp đủ sự hỗ trợ quân sự là cần thiết để sẵn sàng thay đổi quỹ đạo của cuộc chiến này một cách quyết định. Trong bài phát biểu bế mạc tại cuộc họp NATO, ông Rutte nêu rõ: "Chúng ta phải đảm bảo rằng Ukraine đang ở vị thế mạnh mẽ" khi nói đến các cuộc đàm phán tiềm năng.
Cùng lúc đó, Tổng thống Zelensky cũng đã ám chỉ về khả năng chấp nhận một giải pháp ngoại giao, mặc dù điều này có thể bao gồm việc nhượng bộ một số khu vực miền Đông Ukraine hiện bị Nga kiểm soát. Theo các cuộc thăm dò gần đây, phần lớn người dân Ukraine có thể chấp nhận những nhượng bộ này để đạt được hòa bình.
Nhận định về vấn đề này, Lucian Kim, nhà phân tích từ Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), cho rằng việc Tổng thống Zelensky thừa nhận rằng Ukraine không thể giải phóng toàn bộ lãnh thổ bằng quân sự là một thực tế cần được nhìn nhận. Điều đó mở đường cho những nỗ lực hòa bình trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh chính quyền Trump thứ hai có thể sẽ tìm kiếm các giải pháp hòa bình.
Yêu cầu của ông Zelensky đối với NATO là cung cấp bảo đảm an ninh cho các khu vực mà Kiev vẫn kiểm soát. Tuy nhiên, điều này đặt ra những thách thức lớn đối với NATO và đòi hỏi liên minh phải cân nhắc kỹ lưỡng cách thức bảo vệ Ukraine mà không khiêu khích Nga.
Trong khi đó, theo một quan chức NATO, tốc độ tiến công của Nga đang gia tăng, gây thêm áp lực lên tiền tuyến của Ukraine. Mặc dù Nga chịu thương vong nhất định, họ vẫn có khả năng tuyển dụng khoảng 30.000 nhân sự mới mỗi tháng, giúp củng cố lợi thế nhân lực của Nga trong cuộc xung đột. Chính quyền của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đang lo ngại rằng chiến thắng của Nga có thể tiếp thêm động lực cho các đối tác như Trung Quốc và Iran.
Theo Samuel Charap, nhà khoa học chính trị cấp cao tại Rand, ngay cả khi không có sự thay đổi từ chính quyền Trump sắp tới, thì việc nhân lực và vũ khí suy giảm của Ukraine có nghĩa là các cuộc đàm phán vẫn phải bắt đầu vào năm tới. Chuyên gia Charap lưu ý: "Ukraine không đủ nhân lực để ngăn chặn cuộc tấn công của Nga, và phương Tây cũng không còn nhiều vũ khí để cung cấp".
Liên hợp quốc ủng hộ chấm dứt xung đột tại Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) khẳng định tổ chức này ủng hộ việc chấm dứt xung đột ở Ukraine và không khuyến khích các bên tham gia xung đột leo thang căng thẳng. Pháo UKraine khai hỏa trong giao tranh với các lực lượng Nga. Ảnh: UNIAN Tuyên bố ngày...