SoftBank đầu tư vào NFT bóng đá
Tập đoàn viễn thông Nhật Bản vừa rót 680 triệu USD, dẫn đầu trong vòng gọi vốn của công ty game bóng đá Sorare.
Thẻ cầu thủ bóng đá
Theo Reuters, ra mắt từ năm 2018, Sorare là game bóng đá trực tuyến cho phép người chơi mua các thẻ cầu thủ và xây dựng đội hình cạnh tranh với nhau, kết quả sẽ dựa trên thành tích của cầu thủ trong những trận đấu ngoài đời thật. Các thẻ cầu thủ sẽ được giao dịch dưới dạng NFT (token độc nhất), giúp ghi lại quyền sở hữu của người mua trên blockchain.
Nhờ những khoản đầu tư gần đây, công ty đứng sau trò Sorare hiện được định giá 4,3 tỉ USD.
Thị trường NFT tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2021. Bên cạnh token nghệ thuật, những loại token liên quan đến thể thao cũng ngày càng được giới sưu tầm quan tâm.
Michel Combes – Chủ tịch SoftBank Group International nêu quan điểm về NFT: “Chúng đại diện cho một mô hình sưu tầm, tính khả dụng và sự gắn kết đối với tài sản. Quá trình tiến triển từ tài sản vật lý sang tài sản số đang rất mạnh mẽ, tạo ra nhiều mô hình kinh doanh tiềm năng, thú vị”.
Video đang HOT
Dữ liệu trên NonFungible.com cho thấy Sorare hiện là nền tảng NFT thể thao lớn nhất tính theo khối lượng giao dịch. Công ty có kế hoạch mở một văn phòng ở Mỹ và lan rộng sang các môn thể thao khác ngoài bóng đá. CEO Nicolas Julia cho rằng blockchain và NFT sẽ giúp các câu lạc bộ bóng đá, cầu thủ và người hâm mộ kết nối với nhau một cách sâu sắc hơn.
Từ tháng 1.2021 đến nay, tổng số giao dịch trên Sorare đã chạm mốc 150 triệu USD. Nền tảng này chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng lẫn thanh toán bằng đồng Ether. Tấm thẻ đắt giá nhất là thẻ của Cristiano Ronaldo, được mua với giá 287.420 USD vào ngày 13.3.
Đây là lần đầu tiên tập đoàn SoftBank Nhật Bản đầu tư vào Sorare thông qua quỹ SoftBank Vision 2.
Quỹ của SoftBank ở Mỹ Latin cũng đóng góp vào vòng gọi vốn lần này, nhờ đó SoftBank có thể tăng lượng người dùng của Sorare bằng cách tận dụng mối quan hệ với các giải bóng đá Mỹ và Mỹ Latin, cũng như khoản đầu tư của công ty vào đài truyền hình Televisa-Univision tại khu vực này.
Trước đây, SoftBank cũng từng chi mạnh tay vào chợ NFT OpenSea, sau đó tiếp tục đầu tư vào nền tảng DeFi (tài chính phi tập trung) Juggernaut.
Những nhà đầu tư tham gia đợt gọi vốn của Sorare gồm có loạt công ty đầu tư mạo hiểm thuộc liên doanh Accel – Bessemer và các cầu thủ như Rio Ferdinand, Gerard Pique, Antoine Griezmann và Cesar Azpilicueta.
9X Việt sở hữu công ty game blockchain trị giá tỉ USD
Sky Mavis - công ty phát triển tựa game Axie Infinity trên nền tảng blockchain có giá trị vốn hóa lên tới 2,5 tỉ USD.
CEO 9X của Sky Mavis
Trung Nguyễn (1992) là sáng lập viên kiêm CEO của Sky Mavis - công ty công nghệ có trụ sở tại TP.HCM đang là cái tên "nổi" trên mạng xã hội thời gian gần đây. Công ty Sky Mavis do anh sáng lập năm 2017 cùng Aleksander Leonard và Jeffrey Zirlin được tỉ phú Mark Cuban và một số nhà đầu tư khác rót vốn 7,5 triệu USD hồi tháng 5 vừa qua.
Nhưng đó không phải lý do khiến Trung Nguyễn hay Sky Mavis bỗng nhiên nổi tiếng. Công ty này phát triển và phát hành Axie Infinity - tựa game dựa trên nền tảng blockchain, vừa để giải trí vừa cho phép người chơi kiếm tiền thông qua giao dịch mua bán, đầu tư tiền điện tử AXS. Với giá trị giao dịch chiều 25.7 là 41 USDT/AXS, tựa game đã giúp vốn hóa của Sky Mavis đạt gần 2,5 tỉ USD.
Hiện nay Axie Infinity có khoảng 350.000 người chơi hằng ngày và con số này vẫn không ngừng tăng trường, càng tạo điều kiện để đồng AXS tăng giá trị. Game được phát triển dựa trên ý tưởng từ trò chơi CryptoKitties (cũng trên nền tảng blockchain), xoay quanh các loại thú cưng có tên chung là Axie. Trong thế giới đó, người chơi có nhiệm vụ thu thập, nuôi dưỡng và để Axie chiến đấu với nhau, xây dựng vương quốc thú cưng của riêng mình (có nhiều nét tương đồng với tựa game Pokémon đình đám).
Quá trình chiến đấu, lai tạo nhân vật trong game sẽ mang về cho người chơi một khoản tiền ảo để đầu tư và mua bán lại với người chơi khác. Hiện nay, Axie Infinity được xem là game blockchain có doanh thu cao nhất thế giới. Tính tới đầu tháng 7.2021, tựa game đã thu về 386 triệu USD (theo báo cáo của Crytoslam) và doanh thu trong 30 ngày qua là 90 triệu USD (theo Token Terminal).
Để tham gia, người chơi phải mua tối thiểu 3 Axies để "làm vốn". Với giá trị mỗi Axie hiện tại tối thiểu 345 USD, người chơi sẽ phải mất tầm 1.000 USD để bắt đầu tham gia thế giới Axies Infinity. Đó là chưa kể tới những Axies được chào giá lên tới cả nghìn USD.
Lý do các Axies có giá bán khác nhau và cao bởi Axie Infinity sử dụng công nghệ NFT (Non-fungible Token), có nghĩa mỗi vật phẩm ảo trong game, từ phụ kiện cho tới Axie là độc nhất vô nhị, không thể bị trùng, thao túng hay làm nhái.
Người chơi sẽ nuôi, lai tạo và cho các Axie chiến đấu trong game
Sky Mavis từng khẳng định NFT sẽ thay đổi cách thiết kế game, khi hình thức truyền thống là người chơi trả tiền để trải nghiệm, còn NFT sẽ cho phép họ dùng tiền đó để sở hữu vật phẩm độc nhất, có thể giao dịch như một khoản đầu tư.
NFT đang gây sốt trên thị trường internet từ đầu năm 2021, trong đó vật phẩm giao dịch chủ yếu là các bức ảnh, bài nhạc, video... với giá trị lên tới nhiều triệu USD. Hồi tháng 3, Jack Dorsey - CEO Twitter đăng bán dòng tweet (tương tự bài đăng trên Facebook) đầu tiên của anh trên sàn NFT với giá gần 3 triệu USD. Đổi lại, người mua sẽ nhận được giấy chứng nhận có chữ ký của Dorsey và siêu dữ liệu gốc (metadata) của dòng tweet này (để xác thực tính độc nhất).
Trở lại với CEO Trung Nguyễn, anh là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Toán - Tin (thuộc ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội), từng theo học ngành Kỹ sư phần mềm tại Đại học FPT. Trong thời gian học tại đây, Trung bỏ học để khởi nghiệp dự án đầu tiên là Lozi cùng bạn bè. Sau 3 năm, anh rời công ty và chuyển vào TP HCM, học nốt chương trình còn dang dở tại Đại học FPT.
Anh từng chia sẻ đã đầu tư khoảng 600 USD để chơi CryptoKitties và bị trò chơi này cuốn hút. Khi đó, Trung nhận ra mình cũng có thể tạo ra trò chơi tương tự, kết hợp đặc điểm giữa CryptoKitties, lối chơi của Pokémon hoặc Neopets. Với sự giúp đỡ từ nhóm bạn, Axie Infinity bắt đầu quá trình phát triển và tung bản beta vào giữa năm 2018.
Sau 18 tháng kể từ ngày có những người chơi đầu tiên, Sky Mavis ước tính mỗi người dùng chi trung bình 400 USD cho tựa game của họ.
Cùng LG kết nối không ngừng với 'thế giới song song' Metaverse đa sắc màu Bằng các thiết bị điện tử tiên tiến nhất, LG đang biến ước mơ ngồi một chỗ chạm tay ra thế giới của bạn trở thành hiện thực. Được ghép thành bởi Meta (siêu việt) và Verse (viết tắt của Universe - vũ trụ), Metaverse có thể hiểu là một thế giới hoàn hảo, đa sắc đa diện với muôn vàn điều mới...