Sốc với hình ảnh giáo viên tự sửa đường cheo leo giữa vách núi đi ‘gieo chữ’
Những ngày gần đây, trên mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh về các thầy cô giáo ở Sơn La sửa lại con đường đến trường dạy học sau vụ sạt lở, một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu rất nguy hiểm khiến người xem không khỏi lo sợ.
Các thầy cô giáo tự tay đóng lại các tấm ván gỗ nối đoạn đường hư hỏng và giúp đỡ nhau đi qua con đường hiểm trở bên vách núi. Ảnh: VX.
Theo đó, hình ảnh được ghi lại bởi cô giáo Vũ Xuân của Trường Tiểu học Suối Bau (huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La). Trong clip, con đường vốn đã gian nan khi nằm chênh vênh bên vách núi, nay lại hư hỏng nặng nề bởi sạt lở đất. Các thầy cô giáo phải đóng những tấm ván gỗ, thanh chống để nối lại tuyến đường.
Cô giáo Vũ Xuân chia sẻ: “Đoạn sửa đấy vẫn còn cách trường Suối Bau khoảng 2 cây số. Có đoạn đi qua chỉ sợ nó sập cái chống thì ngã một phát xuống tận chân núi”.
Video đang HOT
Dù thời tiết mưa lũ còn phức tạp nhưng việc sửa lại đoạn đường vẫn được tiến hành khẩn trương bởi ngày khai giảng năm học mới đã cận kề.
Ngày 19.8, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Mùa A Dê – Chủ tịch UBND xã Suối Bau cho biết, đã nắm được thông tin về con đường này nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp nào để khắc phục. Ông Mùa A Dê nói: “Điểm trường đấy đông học sinh và giáo viên nhưng không có cách nào vì phải đi qua quả đồi. Có đường vòng khác thì lại rất xa”.
Ngay sau khi đoạn clip được đăng tải, rất nhiều bình luận thể hiện sự cảm phục trước tinh thần “cõng chữ lên non” của thầy cô Suối Bau. Facebooker Nga Phạm viết: “Thương và trân quý lòng yêu nghề của các giáo viên cắm bản, con đường đến trường sao mà gian nan thế”.
Mặc dù khó khăn, gian khổ là thế, nhưng các thầy cô ở các điểm trường dường như đã quá quen nên chẳng ai kêu khổ nữa, vẫn ngày đêm bám trường, bám lớp để mang con chữ đến với học sinh vùng cao và vùng sâu như xã Suối Bau.
LN – ĐÌNH TRƯỜNG
Theo laodong.vn
Chọn học lớp 10 ở trung tâm GDTX
Không còn cảnh phải mòn mỏi chờ học sinh đến đăng ký như những năm trước, mùa tuyển sinh năm nay, các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) tại TP.HCM đang tuyển được thí sinh.
Phụ huynh và học sinh nộp hồ sơ nhập học tại Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5, TP.HCM) - ẢNH: KHẢ HÒA
Có bao nhiêu học sinh (HS) hay bấy nhiêu và thời gian nhận hồ sơ đăng ký nhập học kéo dài đến sát ngày khai giảng nhưng cũng không đủ chỉ tiêu là tình cảnh của các trung tâm GDTX của những năm trước. Thế nhưng, vào thời điểm này, hầu hết các trung tâm đều tuyển được nhiều hơn và nhanh hơn HS lớp 10.
Ông Huỳnh Tấn Thanh, Giám đốc Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5), cho biết năm 2017, đến ngày khai giảng, trung tâm có tổng số 7 lớp 10. Nhưng năm nay thì khác, hiện tại mới chỉ cách thời điểm công bố điểm chuẩn lớp 10 hơn 10 ngày, trung tâm đã nhận được tổng số 9 lớp, mỗi lớp 45 HS. Ông Thanh nói thêm, từ nay đến thời gian kết thúc việc nộp hồ sơ, ít nhất trung tâm sẽ nhận được số lượng tăng khoảng 30% so với năm trước.
Bà Trần Thị Huyền, Giám đốc Trung tâm GDTX Q.12 cho hay, hiện tại trung tâm đã nhận được 550 HS và số lượng tăng hơn so với năm trước. Tuy nhiên, trung tâm vẫn tiếp tục tổ chức nhận hồ sơ, dự kiến đến ngày 10.8, để đáp ứng nhu cầu về chỗ học cho HS.
Tương tự, lãnh đạo các trung tâm Q.Tân Bình, Q.Phú Nhuận... đều thông tin, tốc độ tuyển sinh năm nay nhanh hơn những năm trước. Những ngày đầu, sau khi Sở công bố điểm chuẩn lớp 10, biết không trúng tuyển, thí sinh đã nhanh chóng đến nộp hồ sơ đăng ký nhập học để ổn định. Ngoài ra, do số lượng HS lớp 9 năm nay tăng cao, dẫn đến tỷ lệ thí sinh không trúng tuyển 3 nguyện vọng lên đến khoảng 20.000 thí sinh cho nên nguồn tuyển vào hệ GDTX khá dồi dào.
Khi tư vấn cho HS về việc lựa chọn mô hình học tập phù hợp nếu không trúng tuyển lớp 10 công lập, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nói rằng việc học ít môn hơn hệ thống phổ thông giúp HS có nhiều thời gian nâng cao trình độ cũng là lợi thế của mô hình GDTX. Còn bà Trần Thị Huyền nói thêm, điều kiện vào học chỉ cần giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS, giấy tạm trú... Chương trình học nhẹ nhàng, không áp lực học thêm và được hưởng các chế độ, chính sách miễn, giảm học phí như HS trường công. Mặt khác, nếu cần, các em có thể vừa học văn hóa buổi tối, vừa làm thêm ban ngày để tăng thu nhập.
Ông Lâm Kế Chí, Giám đốc Trung tâm GDTX Q.1, cho rằng nếu xét về tính thực dụng thì học GDTX, trong chương trình không học một số môn như thể dục, công nghệ... HS có điều kiện tập trung vào ôn thi văn hóa hướng đến mục tiêu mà mình định ra. Nhưng xét về tính toàn diện thì HS có phần thiệt thòi vì không có nhiều hoạt động như trong các trường phổ thông.
Theo thanhnien.vn
Tuổi thơ 'siêu quậy' của nam sinh có điểm thi lịch sử cao nhất TP.HCM Nhìn vào thành tích học tập và hoạt động xã hội của Trần Ngọc Minh Đức, học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), ít ai ngờ nam sinh này từng có một tuổi thơ "siêu quậy" và "khó dạy". Trần Ngọc Minh Đức khi tốt nghiệp THPT - ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP "Ngày nhỏ Đức nghịch kinh khủng, bất cứ...