“Sốc” với dạy học bằng roi tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức
Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đang vào cuộc kiểm tra làm rõ cảnh tượng một người đàn ông trạc tuổi 40 vừa văng tục vừa dạy học sinh bằng…roi tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II, khiến dư luận hết sức bất bình.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Đức Cường – Giám đốc sở Giáo dục vàđạo tạo tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Ngay sau khi tiếp nhận thông tinvề việc một giáo viên tại Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp II của thầyPhạm Minh Tuấn tại TP Thái Nguyên vừa văng tục vừa bắt các học sinhkhông chép bài nằm sấp, dùng roi đánh trước mặt các bạn cùng lớp đượcghi nhận trong một đoạn video trên mạng internet, Sở GD&ĐT đã lập tức vào cuộc kiểm tra”.
Đoạn clip ghi lại cảnh một thầy giáo dùng roi vừa văng tục vừa liên tiếp đánh một loạt học sinh, trong đó có cả các nữ sinh. Mặc dù nhiều học sinh hoảng sợ, kêu đau và cố thanh minh nhưng vẫn bị thầy đánh không nương tay. Lí do các em bị đánh là do điểm kém, nói chuyện riêng hay không chép bài…
Người thầy giáo với cây roi lăm lăm trong tay chuẩn bị…dạy học sinh. (Ảnh: TP)
Ông Cường cho biết, hiện Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã tạm thời đình chỉhoạt động của trung tâm gia sư này đồng thời lập đoàn thanh tra để thanh kiểm tra sự việc. Đây là trung tâm gia sư đăng ký dạy thêm các học sinh bậc THCS trực thuộc, được cấp phép bởi TP Thái Nguyên và phòng giáo dục TP Thái Nguyên.
“Quan điểm của Sở GD&ĐT Thái Nguyên, chúng tôi cũng rất bất bình và phản đối với việc dùng roi đánh học sinh. Đây không phải là một phương pháp dạy học. Các em học sinh bị đánh sẽ bị ảnh hưởng về tâm lý, tình cảm nếu việc bị dạy bằng… roi kéo dài. Hơn nữa, việc đánh học sinh như vậy rất phản cảm, sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh người thầy. Chúng tôi sẽ xử thật nghiêm để sự việc như vậy sẽ không còn tái diễn”, ông Cường khẳng định.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Cưỡng cũng lật lại vấn đề, sự việc xuất phát từ việc một số phụ huynh học sinh đồng tình, ủng hộ cách “dạy” của trung tâm. Một số phụ huynh bất lực trước con hư nên đưa vào trung tâm với suy nghĩ để cho các thày “dạy bảo”. Một số em hư vào học cũng ngoan hơn nhưng một số học sinh bị đánh trở nên sợ hãi.
Sở GD&ĐT Thái Nguyên đang vào cuộc làm rõ giáo viên đánh học sinh. (Ảnh: TP)
“Bước đầu chúng tôi xác định, giáo viên trong đoạn video đánh học sinh là giáo viên hợp đồng của trung tâm. Chúng tôi sẽ làm rõ xem đó là giáo viên của trường nào và sẽ có hình thức xử lý”, ông Cường cho biết.
Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đã làm việc với lãnh đạo Phòng giáo dục TPThái Nguyên để làm rõ việc cấp giấy chứng nhận dạy thêm bậc tiểu học và THCS của trung tâm. Nếu như thủ tục, hồ sơ, giấy phép… của trung tâm có vấn đề, Sở GD&ĐT sẽ đình chỉ và xử phạt theo quy định.
Được biết, chủ trung tâm là ông Phạm Minh Tuấn ở ngõ 300 đường Cáchmạng tháng Tám – TP Thái Nguyên. Trung tâm hoạt động được gần 5 nămnay và có hàng trăm em học sinh theo học.
Tiếp nhận thông tin giáo dục học sinh kiểu “thời trung cổ”, lãnh đạo Công an TP Thái Nguyên vừa cho PV Dân trí biết rằng, vụ việc xảy ra đang trong quá trình xem xét xử lý của Sở GD&ĐT cũng như cơ quan thanh tra, nếu xét thấy có dấu hiệu hình sự, các cơ quan này đề nghị, Công an sẽ vào cuộc để điểu tra, làm rõ
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế – Quốc Đô
Theo dân trí
'Tôi không nhớ nổi mình đã quay cóp bao nhiêu lần'
Con thi nhưng cả nhà vào cuộc, bố mẹ cũng hí hoáy chép lời giải Toán, tiếng Anh rồi bật tường, vượt mương để ném lời giải vào phòng thi.
Hình ảnh trong clip gian lận trong phòng thi tại Bắc Giang.
Sau hàng loạt clip và những hình ảnh phản ánh tiêu cực tại Hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô (Bắc Giang) được đăng tải, các báo nhận được hàng trăm lá thư bày tỏ sự bức xúc, thất vọng vì sự gian dối của chính những người coi thi, sự gian dối của chính những giáo viên - những người luôn tự hào gắn bó với "nghiệp trồng người". Bên cạnh những quan điểm thể hiện sự bất ngờ, hay "sốc" trước những hình ảnh gian lận có tính hệ thống ấy, thì cũng có nhiều độc giả lại cho rằng "đó là chuyện quá đỗi bình thường", vấn đề là ở những hội đồng thi khác không đặt máy quay, còn nếu có thì cũng sẽ phát hiện ra tiêu cực. Xin gửi tới bạn đọc chia sẻ của độc giả Bùi Kim Hà về vấn đề này.
Những vụ gian lận trong thi cử trong quá khứ khiến dư luận "sôi sục" không ít. Mỗi lần như vậy tất cả lại nói về đổi mới giáo dục, hay chí ít là một thay đổi nào đó để làm trong sạch môi trường giáo dục, ấy vậy mà rồi "đâu vẫn đóng đấy". Mở đầu là năm 2006, những bằng chứng về việc giáo viên Trường THPT Phú Xuyên A nhận tiền "bồi dưỡng" thi cử của học sinh, hay năm 2007 hai thanh tra Bộ GD & ĐT phát hiện cán bộ hội đồng nhà trường đang photo lời giải tại phòng y tế của trường THPT Lương Tài, Bắc Ninh... Những chuyện như vậy đã lý giải vì sao hàng năm tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở các trường rất cao, có người bảo đó là chạy theo bệnh thành tích, cũng có người bảo học xong rồi thì cho tốt nghiệp chứ giữ lại làm gì (?).
Con thi nhưng cả nhà vào cuộc, bố mẹ cũng hí hoáy chép lời giải Toán, tiếng Anh rồi bật tường, vượt mương để ném lời giải vào phòng thi. Xã tôi hồi đó, có phải ai cũng giỏi tiếng Anh đâu, chúng tôi "một chữ bẻ đôi không biết". Một người làm, đặt dưới lời giải là hàng chục tờ giấy than (giấy để sao chép - PV). Phao ném loạn xạ, người coi thi bỏ ra ngoài hoặc cố tình làm ngơ để dưới học sinh chép, quay ngược xuôi hỏi nhau. Thậm chí có nhiều bạn chép sai, chữ viết vội chẳng đọc nổi chữ gì... nhưng cứ chép cái đã, vì không chép thì cũng ngồi vậy, có biết gì đâu mà làm. Giờ nghĩ lại, tôi mới thấy thật xót xa!
Trong suốt hơn chục năm học, tôi không nhớ mình mang phao, mang tài liệu hay quay cóp bạn bao nhiêu lần nữa. Lên cấp 3, chuyện mở tài liệu xảy ra như cơm bữa, nhất là đối với những môn phải học thuộc lòng như Văn, Sử, Địa. Buồn nhất là tôi và nhiều bạn khác phải mở tài liệu ngay khi kiểm tra 15 phút với những môn như Giáo dục công dân. Vì thế, khi xem những clip gian lận thi cử tốt nghiệp ở Bắc Giang (những hình ảnh thí sinh hý hoáy mở tài liệu), tôi không thấy bất ngờ hay sốc vì đó là chuyện bình thường. Chỉ có điều, việc nhà trường tổ chức giải đề thi, rồi photo cho học sinh thì... đúng là khó có thể chấp nhận được.
Tất nhiên, thời chúng tôi học ở quê không hề có nhiều máy móc hiện đại như bây giờ, để photo cũng phải đi xa vài cây số, chưa kể đến "công nghệ làm phao", làm "ruột mèo" thì càng không có. Tôi còn nhớ khi tôi học đại học, người bạn của tôi còn chuẩn bị phao, đánh dấu, sắp xếp và ghi nhớ các câu thứ tự theo trình tự túi quần, áo để thuận tiện lấy nhanh nhất. Nhưng giờ, nhiều thủ thuật, chiêu thức quay cóp hiện đại, tinh vi hơn rất nhiều, khiến nhiều giáo viên phải bó tay. Hết "ruột mèo" cho túi quần, túi áo hay dùng điện thoại... thậm chí là chép ra đùi thì khó đỡ được.
Một vấn đề dễ dàng nhận ra là nếu học sinh bị điểm kém, trường không đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao thì sẽ bị "tuyên dương", bị nhắc nhở, khiển trách... Vậy, để có thành tích cao thì đương nhiên họ phải ra sức làm cho tỷ lệ đỗ tốt nghiệp gần đạt 100%. Và tất nhiên, từ trên xuống dưới sẽ buông lỏng cho học sinh quay cóp, gian lận. Có một chuyên gia nhận định rằng do chương trình giảng dạy quá nặng, dẫn đến học sinh có nhiều sức ép, có nên giảm tải đề thi không. Tôi không đồng ý, nếu giảm nữa thì chất lượng giáo dục sẽ đi đến đâu, về đâu?
Tôi nghĩ, để hạn chế tiêu cực trong thi cử, điều quan trọng ở người thầy, người quản lý giáo dục phải nghiêm, không buông lỏng thì làm sao học sinh dám quay cóp? Họ vẫn nhiễm "bệnh thành tích", nó mang tính cố hữu. Thay đổi trước tiên chính là ở ý thức của người học, cái tâm của người thầy, cái tài của người lãnh đạo.
Theo Giáo Dục
Check phản ứng của bạn khi đối mặt với điểm kém Là học sinh, ít nhiều trong đời bạn đã phải có lúc đối mặt với những điểm số không mong muốn. Cùng chúng tớ xem thử biểu hiện của teen với "điều không mong muốn nhất" sẽ như thế nào nhé. Hoảng sợ, không chấp nhận Đối tượng: Các bạn có lực học tốt. Phản ứng: "Tại sao lại thế, tại vì sao,...