Sốc với cảnh sống trong những khu ổ chuột ở Anh nửa thế kỷ trước
Những bức ảnh về cuộc sống trong những khu ổ chuột ở Anh vào những năm 1960 – 1970 trong điều kiện tồi tàn, chật chội, đôi khi là không có điện lần đầu tiên được trưng bày đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Đứng trước khuôn hình là một người phụ nữ chỉ được biết đến như bà M với ánh mắt dứt khoát đang bồng đứa con nhỏ, một trong bốn đứa, nhìn thẳng vào ống kính. Ba đứa con còn lại, một bé gái và hai bé trai, dưới tấm áo bẩn không phải của mình cũng đang oằn mình lên chiến đấu với cái giường lò xo kim loại ọp ẹp để ngủ. Ngôi nhà của bà M không có phòng tắm, không có nước nóng và những bức tường phía sau nhớp nháp cùng với không khí ẩm ướt, trong khi bên ngoài là những lớp tuyết dày bao quanh, cùng những con gió mùa đông rít qua lỗ qua cửa sổ bị hỏng.
Đây chỉ là một bức ảnh đau lòng của một gia đình trẻ ở Anh sống dưới cảnh đói nghèo trong một khu ổ chuột, nằm trong bộ sưu tập ảnh lột tả cuộc sống cơ cực của người dân nước này tại đây chỉ 40 năm trước.
Tuyệt vọng – Bà H sống cùng chồng và đứa con trai của mình trong một khu chung cư ở Glasgow bị bỏ hoang. Một buổi sáng, hai vợ chồng thức dậy và thấy khu nhà của mình đang bắt đầu bị phá hoại bởi những băng đảng. Bức ảnh chụp cảnh bà H đẩy đứa con của mình qua đống đổ nát trong thời tiết lạnh ở khu chung cư đã không còn được cấp điện chiếu sáng nữa.
Bị tước đoạt – Bà T và gia đình năm người, sống trong một ngôi nhà mà bậc thang đã mục nát hết cả thuộc sở hữu của một nhà máy thép ở Sheffield vào tháng 5/1969. Ngôi nhà họ ở không có khí đốt, không có điện, không có nước nóng, phòng tắm. bà T phải nấu ăn bằng ngọn lửa được đốt lên để sưởi ấm ngay trong phòng khách
Chật chội – Ba thế hệ gia đình người Ailen sống chung với nhau trong căn tầng hầm duy nhất trong một ngôi nhà đa phòng ở Toxteth, Liverpool. Bức ảnh được chụp vào tháng 10/1969, khi những thành viên trong gia đình này chụp ảnh ngay dưới dây phơi quần áo được tạm giăng qua căn phòng để tận dụng hơi nóng từ lò sưởi.
Những bức ảnh này lần đầu tiên được trưng bày công khai như một phần của cuộc triển lãm mang tên Make Life Worth Living (tạm dịch là Làm cuộc sống đáng sống) miêu tả một cuộc sống khác không quá xa xôi tại viện Bảo tàng Khoa học Anh. Những bức ảnh cho người xem thấy rõ hơn những điều kiện sống khắc nghiệt mà hàng triệu người Anh buộc phải trải qua những năm 1970. Những người nghèo không thể mua được điện, không có nước sinh hoạt hoặc thậm chí ngủ mà không có một mái nhà trên đầu.
Nhiếp ảnh gia Nick Hedges đã mất ba năm để đến thăm các khu vực thiếu thốn trên khắp đất nước Anh trong những năm 1960 – 1970 để lưu giữ lại những bức ảnh của chương trình Tổ chức từ thiện nhà ở Shelter khiến người xem không khỏi xúc động này.
Video đang HOT
Được bắt đầu vào tháng 12/1966, chiến dịch của tổ chức này nhằm xua tan suy nghĩ của đại bộ phận người dân khi nghĩ sống trên đường phố chỉ là những người vô gia cư bằng sức mạnh của nhiếp ảnh.
Cái đói – Một người phụ nữ và đứa con của mình sống trong một căn phòng ở khu ở chuột Balsall Heath, Birmingham với những đường nước luôn rò rỉ chạy quanh nhà. Ảnh được chụp vào tháng 10/1969 tại thành phố Birmingham xinh đẹp ngày nay
Nhìn vào một mảnh gương bị mắc kẹt trên tường, người phụ nữ trẻ đang cố để trang điểm trong một căn hộ tầng hầm ở Glasgow. Kế bên cô là một vòi nước từ từ nhỏ nước và chiếc cửa sổ bị vỡ được che vội bằng tấm bìa cát tông lấy từ hộp ngũ cốc đã qua sử dụng
Bị nhiễm khuẩn – Ông bà Gallagher sống với bốn đứa con của mình trong một căn hộ tầng trệt ở Maryhill, Glasgow. Khi ngủ, gia đình ông vẫn phải bật đèn để xua đuổi lũ chuột – mỗi đêm ông đếm được tới 16 con chuột đang hoành hành trong căn phòng
Đau lòng – Một cô bé đang cố gắng dỗ dành đứa em của mình không khóc bằng cách ôm em mình vào lòng. Những bức tường bong tróc không ẩm ướt được mô tả là một “tài sản đạt tiêu chuẩn” ở Balsall Health, Birmingham vào tháng 6/1969
Bữa tối – Trong ảnh là một người phụ nữ đang nấu bữa tối trong lò sưởi của một ngôi nhà ở Toxteth, thành phố Liverpool. Đây là một trong 100 bức ảnh đang được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học ở thành phố London.
Ảm đạm – Một bé gái đứng trước một dãy nhà liên kế ở Moss Side Manchester. Trong những năm 1960 – 1970, Hội đồng thành phố Manchester đã phá hủy những ngôi nhà này và thay thế bằng những khu dân cư mới
Tưởng tượng – Những bé gái ở Glasgow vào năm 1970 đang sử dụng những chiếc khăn bông bay để chơi trò đám cưới giả trên đường phố.
Ám ảnh – Hình ảnh bé gái đang nhìn cảnh tượng bên ngoài qua ô kính cửa ra vào tại một ngôi nhà ở Toxteth, Liverpool vào tháng 3/1969.
Khu đất hoang – Một người đàn ông, đút tay trong túi, đi xa khỏi những khu nhà liên kế ảm đạm ở Leeds vào tháng 7/1970
Giờ chơi – Những đứa trẻ vui vẻ trên những chiếc xích đu cũ trong một sân chơi của nhà máy đóng tàu tại Govan, Glasgow vào tháng 8/1970
Lê Nhàn
Theo Dantri/DM
Thủ hiến Scotland thừa nhận thất bại
Thủ hiến Scotland Alex Salmond đã thừa nhận đảng của ông đã thất bại trong chiến dịch vận động ly khai khỏi Vương quốc Anh sau khi 31/32 khu vực bỏ phiếu công bố kết quả.
"Điều quan trọng là cuộc trưng cầu dân ý của chúng ta là một tiến trình có sự đồng thuận và vào thời điểm này phần đa Scotland đã quyết định không trở thành một nước độc lập", ông phát biểu trước những người ủng hộ ở Edinburgh.
Trước đó, Phó thủ hiến của Scotland Nicola Sturgeon cũng thừa nhận chiến dịch vận động ly khai khỏi Vương quốc Anh của bà có vẻ như đã thất.
"Có vẻ như chúng tôi không có được lá phiếu "Có" mà chúng tôi hi vọng", bà Nicola Sturgeon cho biết với hãng tin Anh BBC.
Scotland đã từ chối ly khai khỏi Vương Quốc Anh, khi 31/32 khu vực bầu cử công bố kết quả, có tới 27 khu vực phản đối độc lập cho Scotland.
Chiến dịch "Có" đã đặt rất nhiều hi vọng vào khu vực bầu cử lớn nhất là Glasgow, nhưng kết quả chỉ cho chiến thắng rất sát nút, với 54,5% "Có" so với 46,5% "Không".
Dựa vào các kết quả hiện nay, hãng tin BBC của Anh trước đó cũng đã đưa ra dự đoán rằng Scotland sẽ từ chối tách ra khỏi Liên hiệp Anh. Và theo BBC, kết quả cuối cùng có thể là 55% nói "Không" ly khai, trong khi khoảng 45% nói "Có".
Với tỷ lệ tham gia trưng cầu dân ý là hơn 84% đây được xem là con số kỷ lục đối với Vương quốc Anh kể từ thời hậu chiến.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo dantri
Scotland đã nói "Không" ly khai khỏi Vương quốc Anh Scotland đã bỏ phiếu ở lại Vương quốc Anh sau khi hơn 55% cử tri nói "Không" với ly khai trong cuộc trưng cầu dân ý với tỷ lệ đi bỏ phiếu cao nhất trong lịch sử Vương quốc này từ thời hậu chiến. Phần đông cử tri không ủng hộ tách Scotland khỏi Vương quốc Anh. Công tác kiểm phiếu đã bắt...