Sốc với bữa ăn “thời thượng” 4.000 năm tuổi ở Syria
Dấu vết thực phẩm cổ đại từ một phế tích ở Syria giống đến kinh ngạc chế độ ăn đang được giới y học lẫn người dân từ khắp thế giới theo đuổi.
Theo Heritage Daily, một nghiên cứu về thực hành nông nghiệp và chế độ ăn của những người sống ở Syria cổ đại đã đem về kết quả bất ngờ, cho thấy một số người đang ăn kiêng theo phương pháp rất “hot” có thể chỉ đơn giản là ăn theo kiểu… thời đại đồ đồng.
Một nhà khảo cổ đang tiến hành công việc từ di tích Tell Tweini – Ảnh: PLOS ONE
Bài công bố trên tạp chí PLOS One cho biết các nhà khảo cổ từ Đại học Leuven (Bỉ) và Đại học Tübingen (Đức) đã kiểm tra các dấu vết thực phẩm từ Tell Tweini, một khu định cư cổ xưa gần thành phố ven biển Jableh của Syria.
Kết quả cho thấy vào giai đoạn giữa thời đại đồ đồng trong khu vực (năm 2000 đến 1600 trước Công nguyên), người dân ở đây đã ăn theo kiểu Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Điều này được thể hiện qua dấu vết phổ biến của ngũ cốc, nho, ô liu, một lượng nhỏ thịt và sữa, cũng như các món khác liên quan đến chế độ ăn Địa Trung Hải.
Chế độ ăn Địa Trung Hải được ca ngợi là chìa khóa giúp người dân Tây Ban Nha, Ý… có tuổi thọ hàng đầu thế giới và vài năm gần đây được các nghiên cứu y học khuyến nghị như một kiểu ăn kiêng ngon, rất tốt cho sức khỏe.
Dần dần, kiểu ăn này ngày một trở nên “hot”, được nhiều người áp dụng như cách ăn kiêng thời thượng nhằm giữ dáng, cải thiện chuyển hóa…
Thế nhưng, phát hiện bất ngờ từ Syria cho thấy kiểu ăn này dường như đã là một truyền thống lâu đời của người dân trên cả một khu vực rộng lớn, chứ không chỉ các quốc gia phương Tây ven bờ Địa Trung Hải như ngày nay.
Dấu vết của các bữa ăn cổ đại đã được xác định thông qua đồng vị ổn định trong di tích của con người, động vật và thực vật.
Cũng như thời hiện đại, chế độ ăn này làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, một số bệnh ung thư, trầm cảm và mang lại chức năng thể chất và tinh thần tốt hơn, có thể góp phần không nhỏ vào một nền văn minh từng rất rực rỡ trong khu vực.
Ngoài chế độ ăn, phương pháp này còn giúp hiểu rõ hơn về sự xuất hiện của các truyền thống văn hóa và cách mà các truyền thống này gắn kết với môi trường, xã hội thời kỳ đó.
Pháo đài ma 3.000 năm tuổi 'trỗi dậy' dưới lớp rong biển
Khảo sát đúng lúc có một người đàn ông đang cắt rong biển trong khu vực, các nhà khảo cổ Ireland đã phát hiện 'pháo đài ma' hết sức tình cờ.
Theo Heritage Daily, một pháo đài bí ẩn có niên đại lên tới 3.000 năm tuổi đã được tìm thấy trong cuộc khảo sát Vịnh Clew trên bờ biển phía Tây Ireland.
Khu vực bờ biển nơi pháo đài ma lộ diện - Ảnh: Mariusz Z
Phát hiện ban đầu được thực hiện bởi nhà khảo cổ tự do Michael Gibbons, người đã xác định được phần tường đôi lớn cắt ngang một eo đất khi chìm khi nổi theo thủy triều, nối đảo Collanmore với đất liền.
Cho đến nay, thành lũy này vẫn chưa được khám phá vì chúng chìm trong nước khi thủy triều lên và được che phủ bởi rong biển khi thủy triều xuống.
Nhóm của ông Gibbons và một nhóm khảo cổ khác đã tình cờ thực hiện chuyến khảo sát khu vực khi có một người đàn ông đang cắt rong biển tại đó, nhờ vậy mà vô tình phát hiện dấu vết pháo đài.
Các phần của tường thành được đắp bằng đá vôi, tọa lạc trên trong một khu vực có đường kính 200-300 m và được xây từ thời đại đồ đồng trong khu vực - từ năm 1100 đến 900 trước Công nguyên.
Vị trí này có thể đã mang lại cho cư dân thời đại đồ đồng một lợi thế chiến lược.
Các công sự tương tự từng tìm thấy tại một số pháo đài ven biển và vùng hồ trên bờ biển phía tây của Ireland.
Ông Gibbons đã báo cáo việc phát hiện pháo đài cho Cơ quan Di tích Quốc gia, cùng với một ngôi mộ lót đá mà ông tìm thấy ở bờ biển đối diện đảo Omey.
Ngôi mộ này đã lộ diện đợt sóng mạnh dọc bờ biển đã hút cát ra khỏi khu vực, làm lộ các cấu trúc cổ đại hình dạng gần như một hình chữ nhật.
Đức: Phát hiện thành viên chưa từng biết của họ Người Buronius manfredschmidi lang thang trên Trái Đất 11,6 triệu năm trước là loài bé nhỏ nhất từng được biết đến trong họ Người. Theo Sci-News, dấu vết hóa thạch của một loài linh trưởng họ Người (họ Hominidae) chưa từng được biết đến vừa được phát hiện tại di chỉ Hammerschmiede ở bang Bavaria - Đức. Nó được đặt tên là Buronius manfredschmidi,...