Sóc Trăng: Không thu các khoản của học sinh cùng một thời điểm
Sở GD&ĐT Sóc Trăng hướng dẫn thu, chi học phí cấp bù miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập và các hoạt động thu, chi dịch vụ khác năm học 2018-2019.
Ảnh có tính chất minh họa/internet
Theo đó, mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, THCS, THPT công lập được thực hiện theo Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 06/2018/NQ-HĐND ngày 10/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng, các trường trên địa bàn thành thị là 60.000 đồng/tháng/học sinh; các trường tại khu vực nông thôn 30.000 đồng/tháng/học sinh.
Mức thu học phí năm học 2018-2019 tại cơ sở giáo dục thường xuyên được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của các trường phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn.
Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh tự nguyện, cơ sở giáo dục có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm.
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tô chức thu học phí và nộp vào tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đúng theo quy định. Hóa đơn thu học phí do ngành thuế phát hành thực hiện theo Công văn số 1108/CT-KK ngày 27/10/2017 của Cục thuế tỉnh Sóc Trăng về việc hướng dẫn thực hiện kê khai, sử dụng chứng từ đối với khoản thu học phí.
Thu, chi học phí phải được phản ánh sổ sách kế toán quyết toán hàng năm theo quy định hiện hành. Nguồn thu, chi học phí (dịch vụ giáo dục) nộp vào tài khoản tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
Nội dung chi từ nguồn thu học phí (dịch vụ giáo dục) được trích 40% thực hiện cải cách tiền lương; thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định; kinh phí còn lại bô sung hoạt động sự nghiệp. Nội dung chi và mức chi kinh phí hoạt động được thực hiện theo định mức chi quy định tại các văn bản quy định hiện hành.
Video đang HOT
Về thời điểm thu học phí đề nghị các đơn vị trường thực hiện dãn thời gian thu, thời điểm thu, tránh thu cùng một thời điểm trên cùng một địa bàn nhằm đế hạn chế tối đa tác động học phí đến chỉ số giá tiêu dùng của địa phương.
Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên cam kết và nghiêm túc không thu các khoản thu ngoài học phí trái quy định trong các trường học. Các đơn vị tự chịu trách nhiệm và các hình thức xử lý kỷ luật nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý vi phạm.
Theo giaoducthoidai.vn
Bỏ chính sách miễn học phí, sinh viên sư phạm mừng hay lo?
SV sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí trong toàn khóa học; được hưởng chính sách học bổng khuyến khích học tập, các chế độ miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội quy định. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng nói trên.
PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng. Ảnh: VGP/Gia Mỹ
Đó là một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục vừa được Bộ GD&ĐT trình Quốc hội nhằm thay thế chính sách miễn học phí đối với học sinh, sinh viên (HS, SV) sư phạm như hiện nay.
Nhiều ý kiến tán thành đề xuất đổi mới này vì cho rằng ít nhiều sẽ giúp người học có trách nhiệm hơn để phấn đấu học tập tốt hơn.
Là người công tác trong môi trường giáo dục sư phạm từ những ngày đầu triển khai chính sách miễn học phí cho SV đến nay, PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TPHCM đã có một số ý kiến trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ về vấn đề này.
Thưa ông Nguyễn Kim Hồng, quan điểm của ông như thế nào về đề xuất thay chính sách miễn học phí cho SV sư phạm bằng chính sách tín dụng học phí mà Bộ GD&ĐT vừa đề xuất trong tờ trình Quốc hội?
PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng: Không thể ngay lập tức nói chính sách nào hay hơn chính sách nào nhưng theo tôi, đây là sự thay đổi hợp lý, ít nhất là trong thời điểm này. Chính sách miễn học phí dành cho SV sư phạm ra đời khoảng 20 năm nay. Trong 5 năm đầu, nhờ chính sách ấy mà nhiều trường sư phạm đã thu hút được nhiều SV khá, giỏi và kết quả là chúng ta có một thế hệ "giáo viên vàng" với chất lượng giáo dục ổn định.
Tuy nhiên, càng về sau chính sách này càng thể hiện nhiều điểm bất cập. Để được vào học miễn phí tại trường sư phạm, SV phải cam kết sau khi ra trường sẽ phục vụ trong ngành giáo dục. Nhưng thực tế cho thấy đâu phải SV sư phạm nào tốt nghiệp cũng có thể làm giáo viên (GV) hoặc phụ vụ cho ngành giáo dục.
Có nhiều lý do dẫn đến điều này như việc tuyển dụng chẳng hạn. Đơn vị tuyển dụng GV lại không phải thuộc ngành giáo dục và chính sách tuyển dụng cũng khác, có nơi còn phát sinh tiêu cực nên gây khó cho SV sư phạm mới ra trưởng.
Vì vậy nhiều SV vì hoàn cảnh khó khăn vẫn cố vào sư phạm nhưng ra trường lại làm ngành khác và lúc này, chính sách đâu còn đúng mục đích nữa. Theo tôi việc thay đổi chính sách như đề xuất của Bộ GD&ĐT, trước tiên sẽ hạn chế được một lượng không nhỏ SV vào học sư phạm nhưng không muốn làm trong ngành giáo dục.
Vậy đây có phải là chìa khóa để giải quyết mọi bất cập đang tồn tại hiện nay, thưa ông?
PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng: Chính sách tín dụng học phí cho SV sư phạm là cần thiết nhưng không phải là giải pháp cho bài toán giải quyết chất lượng người thầy, chất lượng giáo dục phổ thông. Nếu chúng ta không có HS phổ thông loại khá, giỏi ham thích ngành giáo dục thì chắc chắn sẽ không có thế hệ GV giỏi như mong đợi. Khi đó có thu hút nhiều cũng chưa chắc có được người tài.
Do vậy, muốn đào tạo được đội ngũ GV chất lượng cao trong thời gian tới, cùng với những hỗ trợ trong trường sư phạm thì ngành GD&ĐT cần có những chính sách đi kèm như: Chính sách về thu nhập cho GV, chính sách về việc nâng cao vị thế cho người thầy. Bên cạnh đó, việc triển khai chính sách mới cần có lộ trình chứ không thể nói là làm ngay. Đối với SV đang theo học sư phạm, chúng ta cần giữ chính sách cũ nhằm tránh xáo trộn không đáng có.
SV sư phạm sẽ chịu tác động như thế nào từ việc thay đổi chính sách học phí, thưa ông?
PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng: Việc đi học theo hình thức vay tín dụng học phí sẽ buộc SV ngành sư phạm phải nâng cao trách nhiệm bản thân. Từ trước đến nay nếu vào học trường sư phạm là xong và không phải lo gì cả. Vì học xong không phục vụ cho ngành giáo dục cũng chẳng sao vì tiền học Nhà nước đã chịu rồi.
Nếu áp dụng chính sách tín dụng học phí, Nhà nước sẽ trả nợ thay trong điều kiện SV học tốt và có được việc làm trong ngành giáo dục. Khi vay học phí chắc chắn SV sẽ phấn đấu nhiều hơn so với hiện nay. Các trường sư phạm cũng phải tính suất đào tạo khác đi để nâng cao chất lượng đầu ra.
Thế nhưng, giải quyết được đầu ra cho SV học tốt mới là điều cần bàn. Nếu vẫn để xảy ra tiêu cực trong khâu tuyển dụng GV như hiện nay thì không được. Chất lượng đầu vào, đầu ra bảo đảm thì phải tính đến việc tạo việc làm cho SV sư phạm ngay sau khi họ tốt nghiệp.
Còn những khó khăn mà SV cũng như các trường sư phạm phải đối mặt nếu loại bỏ chính sách miễn học phí là gì?
PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng: Theo tôi, có khó nhất hiện nay chính là tỉ lệ rủi ro của SV sư phạm sau khi ra trường, đặc biệt là SV sống tại khu vực nông thôn.
Cả nước hiện nay có tới 62% người sống tại khu vực nông thôn với mức thu nhập thấp. Nhu cầu về nguồn lực GV tại nông thôn lại cao hơn đô thị. Vì điều kiện kinh tế và nhu cầu thị trường lao động nên từ trước đến nay nhiều HS phổ thông khu vực nông thôn chọn vào trường sư phạm để học.
Nay thay đổi chính sách, nếu sức học không thuộc loại khá, giỏi, ra trường không kiếm được việc làm thì rủi ro với nhóm SV này là rất cao bởi chi phí học tập 4 năm liền không hề nhỏ.
Bản thân các trường sư phạm cũng sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi chính sách học phí. Trước mắt sẽ khó tuyển sinh trong vài năm. Thế nhưng đây là điều không đáng lo vì cùng với việc không tuyển sinh ồ ạt và siết chất lượng đào tạo, đầu ra của SV sư phạm sẽ cải thiện hơn nhiều. Chỉ tiêu thấp hơn, SV ra trường ít hơn thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
Xin cảm ơn ông
Theo Baochinhphu.vn
Nhiều chính sách miễn, giảm học phí tại trường đại học Trong năm học 2018 - 2019, một số trường đại học tại TP.HCM sẽ áp dụng nhiều chính sách giảm, miễn học phí với mức giảm lên đến 50%. ảnh minh họa Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM miễn 50% học phí đối với đối tượng là con em cán bộ, giáo viên, nhân viên của các Sở GD&ĐT, đơn vị...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ngắm sắc hoa xuân tại thị trấn Interlaken, Thụy Sĩ
Du lịch
09:26:29 17/04/2025
Gia đình xin về lo hậu sự, bệnh nhân bất ngờ có phản xạ và hồi sinh
Thế giới
09:22:57 17/04/2025
Cảnh báo bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng cao tại Đồng Nai
Sức khỏe
09:21:12 17/04/2025
Choáng ngợp trước tiệc sinh nhật 18 tuổi của Công chúa châu Âu: Không khí cổ tích tràn ngập từ đầu đến chân
Netizen
09:03:22 17/04/2025
Mẹ vợ 40 tuổi ôm tiền bỏ trốn cùng con rể tương lai kém 20 tuổi
Lạ vui
09:00:58 17/04/2025
Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường mặt mộc của Yến Xuân, vóc dáng thật sau sinh mới gây chú ý
Sao thể thao
08:54:41 17/04/2025
Lịch thi đấu LCP 2025 Mid Season mới nhất: Nóng bỏng đại chiến VCS ngay tuần mở màn
Mọt game
08:31:40 17/04/2025
"Minh tinh bi thảm nhất showbiz" hé lộ tình trạng gia đình Từ Hy Viên: Chồng và em gái ra sao sau 2 tháng mất mát?
Sao châu á
08:25:15 17/04/2025
Johnny Depp gây xôn xao với hình ảnh khác lạ
Hậu trường phim
08:19:27 17/04/2025
Sau "Nấu ăn cho em", PiaLinh thay đổi phong cách
Nhạc việt
08:17:37 17/04/2025