Sốc: Phát minh 2.000 tuổi của người Maya có thể cứu chúng ta
Một cuộc khủng hoảng đe dọa người hiện đại có thể được đẩy lùi bởi thứ giúp người Maya sinh tồn hơn 1.000 năm giữa điều kiện vô cùng khắc nghiệt.
Người Maya khiến nhân loại thán phục vì đã phát triển một nền văn minh không tưởng, bao gồm hệ thống nông nghiệp rộng lớn trên những vùng thiếu nước sạch nghiêm trọng nhất.
Để làm được điều đó, từ hơn 2.000 năm trước họ đã phát triển các công trình thủy lợi quy mô lớn, các hệ thống hồ chứa, trữ nước khổng lồ và các công nghệ lọc nước gây sốc vì “vượt thời gian”, bao gồm lọc bằng thạch anh kiểu hiện đại.
Nghiên cứu vừa công bố trên Proceedings of the National Academy of Sciences tập trung vào một loại hệ thống lọc nước trong số đó.
Bản đồ LiDAR thành cổ Tikal của người Maya, với các công trình hạ tầng đáng kinh ngạc bao gồm hệ thống hồ chứa nước- Ảnh: Bryan Lin
GS nhân chủng học Lisa Lucero từ Trường Đại học Illinois Urbana-Champaign và các cộng sự tin rằng một dạng hệ thống lọc nước “công nghệ sinh học” cổ đại của người Maya có thể trở thành nguyên mẫu cho các hệ thống hiện đại.
Video đang HOT
Điều này sẽ giúp đối phó với tình trạng khủng hoảng nước sạch gây lo ngại trên toàn cầu ngày nay, giải quyết nhu cầu nước bền vững cho tương lai.
Công nghệ sinh học thời cổ đại đó đơn giản và thông minh đến kinh ngạc, được phát hiện từ những thành đô cổ của người Maya khắp Trung Mỹ.
Theo SciTech Daily, các thành đô đó chứa mạng lưới những hồ chứa nước khổng lồ, đủ cung cấp nước uống sạch cho hàng ngàn đến hàng chục ngàn dân trong suốt 5 tháng mùa khô mỗi năm và trong cả các thời kỳ hạn hán lâu dài hơn.
Đó là một nỗ lực cực lớn của người Maya, bởi khu vực họ sinh sống nguồn nước thường không sạch, chứa nhiều kim loại nặng và các chất có hại cho sức khỏe khác.
Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng hệ thống hồ chứa, kênh, đập, cống, đê để phân phối nước sạch và xử lý nước thải, người Maya còn đầu tư cho hệ thống lọc nước.
Trong số đó, một số hồ chứa được sử dụng thạch anh, cát zeolit. Một số khác sử dụng chính các thực vật thủy sinh bản địa để làm sạch nước, phổ biến ở những vùng đất không có sẵn thạch anh và các khoáng chất lọc nước khác.
Thành đô Tikai lừng danh (tọa lạc ở Guatemala ngày nay) là một ví dụ.
Để có thạch anh, người ta sẽ phải mua từ nơi rất xa xôi. Do vậy, hoàng gia Maya đã quyết định dùng loại “công nghệ sinh học” cổ đại. Các thực vật thủy sinh được ứng dụng bao gồm cói, sậy, cỏ đuôi mèo (hương bồ, cỏ nến)…
Các thực vật này đã được tìm thấy trong trầm tích ở các hồ nước cổ của người Maya.
Chúng có khả năng giảm độ đục của nước, hấp thụ ni-tơ và phốt pho. Các bằng chứng cho thấy rõ ràng người Maya chủ động trồng chúng bên trong hồ chứa, thay mới định kỳ.
Trong số các thực vật thủy sinh được dùng còn bao gồm loài hoa súng bản địa Nymphaea ampla, chỉ phát triển mạnh trong vùng nước sạch.
Điều này đã giúp giải thích một bí mật lớn: Hoa súng đối với người Maya tượng trưng cho vương quyền. Bởi lẽ, hoàng gia Maya đã có được địa vị chính nhờ công nghệ cung cấp nước sạch “vượt thời gian”.
Phát hiện thành phố cổ đại trong rừng rậm Mexico
Viện nhân chủng học Mexico mới đây thông báo một thành phố cổ đại thuộc nền văn minh Maya đã được phát hiện trong khu rừng rậm ở miền Nam nước này.
Các nhà chức trách Mexico cho biết di tích mới được phát hiện bao gồm các tòa nhà lớn giống như kim tự tháp, các cột đá, 3 quảng trường với "các tòa nhà hùng vĩ" và các cấu trúc khác được sắp xếp theo các vòng tròn gần như đồng tâm.
Thành phố cổ đại này đã được đặt tên là Ocomtun - nghĩa là "cột đá" trong ngôn ngữ Yucatec Maya. Các nhà nghiên cứu cho rằng nơi đây từng là một trung tâm quan trọng tại vùng đất trung tâm của Bán đảo Yucatan từ năm 250 đến năm 1000 sau Công nguyên.
Ocomtun nằm trong khu bảo tồn sinh thái Balamku trên Bán đảo Yucatan và được phát hiện trong quá trình tìm kiếm một khu rừng rộng lớn. Cuộc tìm kiếm diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 bằng công nghệ lập bản đồ laser trên không (LiDAR).
Nền văn minh Maya trải dài ở phía đông nam Mexico và một phần của Trung Mỹ. Sự sụp đổ của các nhà nước Maya trên diện rộng đã dẫn đến sự suy tàn của nền văn mình này trong nhiều thế kỷ trước khi những Tây Ban Nha đầu tiên xuất hiện tại Tân Thế giới.
Nhà khảo cổ học Ivan Sprajc cho biết di tích Ocomtun có một khu vực cốt lõi, nằm trên vùng đất cao được bao quanh bởi vùng đất ngập nước rộng lớn, bao gồm một số cấu trúc giống như kim tự tháp cao tới 15 m và cả một sân bóng.
Ông Sprajc cho biết nhóm nghiên cứu cũng đã tìm thấy các bàn thờ ở khu vực gần sông La Riguena, nơi có thể được thiết kế cho các nghi lễ cộng đồng. Theo nhóm nghiên cứu, thành phố Ocomtun có thể đã suy tàn vào khoảng năm 800 đến 1000 sau Công nguyên dựa trên các vật liệu khai thác từ các tòa nhà, đồng thời cho biết thêm điều này có thể phản ánh "những thay đổi về ý thức hệ và dân số" dẫn đến sự sụp đổ của các xã hội Maya tại Bán đảo Yucatan vào thế kỷ thứ 10.
4 phát minh làm thay đổi thế giới của người Sumer Hầu hết các tri thức và công nghệ mà chúng ta đang có ngày nay đều bắt nguồn từ tận thế giới cổ đại. Một tấm đất sét có chữ hình nêm thuộc niên đại 3100 - 3000 TCN. Ảnh: Thecollector.com Chúng ta tự hào là thế hệ tân tiến nhất trong lịch sử nhân loại, nhưng hầu hết các tri thức và...