Sốc nhiễm khuẩn do nghiện rượu
Bệnh nhân, 54 tuổi, nhập Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng sốt, ho ra máu, bác sĩ chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, phải lọc máu.
Người bệnh nghiện rượu rất nhiều năm. Trước khi vào viện hai ngày, ông sốt, ho đờm lẫn máu, đau ngực, mệt mỏi, ăn kém.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực Nội chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng trên nền bệnh đái tháo đường tuýp 2, nghiện rượu.
Bác sĩ Vũ Công Quân cho biết, thông thường, các trường hợp viêm phổi, nhiễm trùng, tế bào bạch cầu trong máu tăng cao để bảo vệ cơ thể. Riêng bệnh nhân này, các tế bào bạch cầu lại giảm rất nhanh, là sự mất khả năng tự bảo vệ của cơ thể.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ sử dụng kháng sinh mạnh nhất, lọc máu liên tục, thở máy và kết hợp với các biện pháp điều trị nội khoa. Bệnh nhân hiện vẫn trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng thời gian điều trị kéo dài và chi phí rất tốn kém.
Video đang HOT
Ảnh chụp X-quang phổi bệnh nhân cho thấy tình trạng viêm nặng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo bác sĩ, người nghiện rượu nhiều năm, đặc biệt đã ở giai đoạn xơ gan, nếu bị viêm phổi thì bệnh thường diễn tiến rất nhanh, tiên lượng nặng. 70-80% bệnh nhân có thể tử vong.
Cứu sống bệnh nhân suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn
Vào viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng do viêm mủ bể thận trên nền bệnh sỏi niệu quản phải, bệnh nhân Vũ Hồng N. (68 tuổi, tại Quang Trung - Uông Bí) tưởng không thể qua khỏi.
Bệnh nhân được cứu sống tại BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho hay, vừa cứu sống một bệnh nhân bị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn.
Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất tiến hành lọc máu liên tục cấp cứu cho người bệnh. Sau 2 ngày lọc liên tục và 3 ngày điều trị hồi sức tích cực: Người bệnh tỉnh táo, chức năng tim, gan được cải thiện, huyết áp tăng.
Sau 2 ngày lọc máu liên tục và 3 ngày điều trị Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã được chuyển khoa Ngoại thận - Tiết niệu để tán sỏi, loại bỏ nguy cơ bị nhiễm khuẩn trở lại.
Theo các chuyên gia, sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn, có thể dẫn tới suy đa tạng, tỷ lệ tử vong là 40 - 60%. Suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn nếu không được điều trị kịp thời và tích cực có thể dẫn tới tử vong.
Một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu là lọc máu cấp cứu. Phương pháp này giúp người bệnh đào thải độc tố của vi khuẩn do nhiễm trùng nặng gây ra. Đây là phương thức lọc máu bằng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể, thực hiện liên tục trong 24 giờ/ngày để đào thải nước và các chất hòa tan dựa trên cơ chế đối lưu và siêu lọc. Phương pháp này có ưu điểm là tỷ lệ thành công trên 95%, giải độc nhanh, an toàn, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe, hạn chế nguy cơ tử vong.
Với những ưu điểm mà phương pháp lọc máu liên tục mang lại, hiện phương pháp này đang được ứng dụng tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí giúp hỗ trợ quá trình điều trị cho người bệnh suy đa tạng. Mang lại hiệu quả cao cho quá trình điều trị.
Theo infonet
Bác sĩ cảnh báo 5 hành vi thường thấy là nguyên nhân gây "phá hủy" thận Ngày nay số người mắc bệnh thận càng gia tăng, thực tế nhiều người không biết rằng chính những thói quen trong cuộc sống hàng ngày là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thận. "Tôi chính là người không coi trọng sức khỏe của bản thân", Trương Quang 32 tuổi, vô cùng hối hận sau khi biết bản thân mắc...