Sốc: 5 tỷ người trên toàn cầu bị theo dõi và thu thập thông tin cá nhân
Các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, email, thu nhập, sở thích… của 5 tỷ người trên toàn thế giới đã bị theo dõi và thu thập trái phép.
Khi nhắc đến Oracle, không nhiều người dùng cá nhân biết đến khi hãng phần mềm này chủ yếu tập trung đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Oracle bỏ qua thông tin cá nhân của người dùng Internet, thứ được xem là “mỏ vàng” trong thời đại công nghệ ngày nay.
Theo thông tin được tiết lộ từ một đơn kiện tập thể nhằm vào Oracle, hãng phần mềm này đã xây dựng một công cụ trí tuệ nhân tạo để thu thập và bán thông tin cá nhân của người dùng Internet trên toàn cầu.
Oracle bị “tố” thu thập thông tin cá nhân hàng tỷ người trên thế giới và thu lợi hàng trăm tỷ USD nhờ điều đó (Ảnh: Newsfet).
Cụ thể, một đơn kiện tập thể được đại diện bởi tiến sĩ Johnny Ryan, thành viên cao cấp của Hội đồng Tự do Dân sự Ireland (ICCL), vừa được nộp lên tòa án Quận phía Bắc California (Mỹ), cáo buộc Oracle đã theo dõi và thu thập thông tin cá nhân của hàng tỷ người trên toàn cầu, giúp Oracle thu lợi được 40 tỷ USD mỗi năm.
Đơn kiện cáo buộc Oracle đã vi phạm Đạo luật về Quyền riêng tư của Ủy ban Truyền thông điện tử Liên bang, vi phạm luật về quyền riêng tư của bang California…
Theo đơn kiện, có đến 5 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu bị Oracle thu thập thông tin cá nhân. Một báo cáo của hãng nghiên cứu Cybersecurity Ventures cho biết, năm 2022 có 6 tỷ người dùng Internet trên toàn cầu, đồng nghĩa với việc có đến hơn 83% người dùng Internet trên toàn cầu bị Oracle lấy cắp thông tin cá nhân.
Video đang HOT
Các thông tin cá nhân của người dùng bị Oracle thu thập bao gồm họ tên, địa chỉ nhà riêng, địa chỉ email, các giao dịch trực tuyến, thu nhập, sở thích, quan điểm chính trị, thông tin tài khoản trực tuyến, các hoạt động thể chất ngoài đời thực…
Trong đơn kiện của mình, tiến sĩ Johnny Ryan đã trích dẫn một đoạn video của Larry Ellison, nhà sáng lập và Chủ tịch của Oracle, “khoe” về hệ thống trí tuệ nhân tạo của hãng phần mềm này có thể thu thập và xác nhận thông tin cá nhân của 5 tỷ người trên toàn cầu, sau đó lưu trữ thông tin vào dữ liệu đám mây của Oracle. Tuyên bố của Larry Ellison được đưa ra tại sự kiện Oracle Openworld do Oracle tổ chức vào năm 2016.
“Oracle đã xâm phạm quyền riêng tư của hàng tỷ người trên toàn cầu. Công ty đang thực hiện một sứ mệnh nguy hiểm là theo dõi mọi người trên thế giới đang đi đâu và làm gì. Chúng tôi đang thực hiện hành động để ngăn chặn sự giám sát của Oracle”, tiến sĩ Johnny Ryan tuyên bố.
Hiện Oracle chưa đưa ra bình luận gì về đơn kiện nhằm vào mình.
Được thành lập vào năm 1977, Oracle đang có hơn 143 ngàn nhân viên trên toàn cầu. Hiện Oracle có giá trị vốn hóa thị trường ước tính đạt 203 tỷ USD và nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới.
Năm 2020, khi chính quyền tổng thống Donald Trump tìm mọi cách để cấm cửa TikTok, Oracle đã đạt được thỏa thuận mua lại quyền quản lý TikTok tại Mỹ. Tuy nhiên, đến tháng 2/2021, chính quyền tổng thống Joe Biden đã đảo ngược lệnh cấm nên thương vụ giữa Oracle và TikTok đã không thể diễn ra như dự kiến.
Tài khoản định danh điện tử có thể thay thế những giấy tờ gì?
Tài khoản định danh điện tử sẽ có các thông tin cá nhân của công dân và có thể sử dụng thay thế một số giấy tờ.
Tài khoản định danh điện tử là gì?
Tài khoản định danh điện tử chứa thông tin danh tính điện tử, là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử (hiện nay là Bộ Công an).
Tài khoản định danh điện tử có hai mức:
- Mức 1 gồm các thông tin cá nhân và ảnh chân dung. Người dân được sử dụng một số tính năng cơ bản như phòng chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng), giải quyết dịch vụ công trực tuyến (thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng).
- Mức 2 có thêm thông tin về vân tay. Với tài khoản định danh điện tử ở mức 2, người dân có thể sử dụng tất cả tiện ích được cung cấp như tích hợp các loại giấy tờ (giấy phép lái xe (GPLX), đăng ký xe, bảo hiểm y tế (BHYT)), thanh toán nhiều loại hóa đơn điện tử (điện, nước, đóng BHXH, BHYT, chuyển tiền).
Mọi cá nhân từ đủ 14 tuổi trở lên được đăng ký tài khoản định danh điện tử. Người chưa đủ 14 tuổi thì đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Những thông tin cần khai báo khi đăng ký gồm: Số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (đối với người nước ngoài), họ tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch (đối với người nước ngoài), số điện thoại, email.
Mọi người dân được miễn phí chi phí thực hiện đăng ký định danh điện tử. Tài khoản định danh sẽ có cùng thời hạn với thời hạn của CCCD gắn chip.
Tài khoản định danh điện tử có thể thay thế những giấy tờ gì?
Hiện nay, Bộ Công an đang phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan từng bước triển khai tích hợp các loại giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử. Một số loại giấy tờ được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử như:
- CCCD gắn chip: Tài khoản định danh điện tử có thể sử dụng thay thế thẻ CCCD gắn chip, có thể phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng khi thực hiện nhiều thủ tục hành chính mà không cần xuất trình CCCD.
- Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT): Thay thế thẻ BHYT vật lý. Thông tin hiển thị của thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID (định danh công dân trên môi trường kỹ thuật số) được xác thực và truy xuất từ cơ sở dữ liệu BHYT Việt Nam, sẽ phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng khi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm mà không cần trình thẻ BHYT truyền thống.
- Thông tin đăng ký xe, giấy phép lái xe (GPLX): Các thông tin hiển thị các hạng GPLX, đăng ký xe trên VNeID được liên thông, xác thực với cơ sở dữ liệu về giao thông vận tải. Do đó, người dân và cơ quan chức năng có thể sử dụng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ.
- Thông tin về người phụ thuộc, người giám hộ, khai báo lưu trú mọi lúc mọi nơi, không cần phải liên hệ qua cơ quan công an
Ngoài ra, VNeID cung cấp thêm một kênh chính thống để người dân tố giác tội phạm với cơ quan công an một cách bảo mật, an toàn mà không lộ lọt thông tin.
Theo Bộ Công an, các dữ liệu về định danh điện tử không lưu trữ trên thiết bị di động đã cài đặt ứng dụng VNeID nên hacker khó truy cập vào thiết bị để đánh cắp thông tin. Chỉ khi người dân đăng ký truy cập, dữ liệu mới được hiển thị lên ứng dụng.
Khi cán bộ chức năng yêu cầu kiểm tra thông tin cá nhân, giấy tờ, người dân phải cho phép (cấp quyền kiểm tra) thì cán bộ mới có thể xem được thông tin. Bên thứ ba (ngân hàng, ví điện tử, y tế, bảo hiểm, hệ thống dịch vụ công) muốn sử dụng dữ liệu phải được sự đồng ý của chủ tài khoản.
Brazil phạt nặng Facebook vì làm rò rỉ thông tin người dùng Brazil thông báo phạt mạng xã hội Facebook 6,6 triệu real (khoảng 1,3 triệu USD) vì làm rò rỉ thông tin cá nhân và dữ liệu của 443.000 người dùng tại nước này. Biểu tượng Facebook trên màn hình điện thoại di động. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 23/8, Bộ Tư pháp Brazil thông báo phạt mạng xã hội Facebook 6,6 triệu real (khoảng 1,3...