Sơ tuyển, tuyển sinh riêng, 3 chung…: Thí sinh tẩu hỏa khi làm hồ sơ
Nhiều trường đại học sẽ xét kết quả học tập ở bậc THPT, gồm kết quả các môn văn hóa, kết quả thi tốt nghiệp THPT, các kỹ năng mềm, năng khiếu… Điều này khiến nhiều thí sinh lo lắng và lúng túng khi nộp hồ sơ dự thi.
Năm đầu tiên, Bộ GD&ĐT thí điểm đổi mới phương án tuyển sinh Đại học, cao đẳng, nhưng thông tin về phương án tuyển sinh vẫn còn chưa rõ ràng, khiến cho nhiều thí sinh đến nay vẫn đang lúng túng với việc chọn trường, đăng ký hồ sơ dự thi.
Bạn Đào Trọng Mạnh, một thí sinh tự do, khi cầm hồ sơ tuyển sinh trên tay không biết điền thông tin như thế nào phù hợp. Theo Mạnh, năm trước có thi vào trường Đại học Bách Khoa nhưng không đậu, năm nay tiếp tục ôn thi vào trường này. Tuy nhiên, Mạnh đang rất lo lắng vì nghe tin trường tổ chức thi sơ tuyển, xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng, kết hợp thi “3 chung”…
Nhiều thí sinh còn lo lắng, lúng túng khi làm hồ sơ dự thi đại học
Mạnh cho biết: “Năm ngoái, em làm hồ sơ rất đơn giản, chỉ cần điền thông tin theo hướng dẫn rồi thay tên trường, mã ngành… rồi đem đi đến địa điểm nộp hồ sơ. Tuy nhiên, năm nay tra khảo trên mạng, hỏi han bạn bè nhưng vẫn không thể nào hiểu thi riêng là thế nào, làm hồ sơ ra sao cho phù hợp với yêu cầu của trường nữa.”
Còn bạn Phạm Thị Ngọc Tình, học sinh trường THPT Hai Bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay, em dự thi đại học khối A. Bên cạnh những trường thi theo phương thức “3 chung”, còn nhiều trường chọn phương án tuyển sinh riêng, có quy định riêng thi tuyển, thi kết hợp xét tuyển, phỏng vấn… khiến chúng em chưa biết chọn ra sao, điền hồ sơ thế nào… Điều này, khiến các thí sinh lo lắng và rất mất thời gian, vừa phải chọn trường, khối thi, vừa tìm hiểu xem trường này trường kia định dự thi, tuyển sinh theo cách nào để đăng ký”
Theo bạn Tình, nếu xem cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2014″, thì sẽ chưa đủ thông tin cho các thí sinh, do cuốn sách mới chỉ cập nhật đến ngày 6/3/2014, trong khi một số nội dung còn sai sót. Thông tin trên trang điện tử có trường cập nhật đầy đủ, có trường rất sơ sài, vì vậy khiến học sinh vô cùng lo lắng và lúng túng.
Với xu hướng tuyển sinh như năm nay, nhiều trường đại học sẽ xét kết quả học tập ở bậc THPT, gồm kết quả các môn văn hóa, kết quả thi tốt nghiệp THPT, các kỹ năng mềm, năng khiếu… sẽ có tính quyết định trong đợt thi tuyển, xét tuyển vào các trường đại học cao đẳng. Đây cũng là tâm lý lo lắng chung của rất nhiều học sinh hiện nay khi đăng ký dự thi và nộp hồ sơ vào các trường.
Video đang HOT
Thực hiện phương án đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, cả nước có 62 trường được Bộ GD&ĐT cho phép tuyển sinh riêng. Trong đó, có nhiều trường chọn phương án xét tuyển từ kết quả học tập THPT của thí sinh. Ngược lại có những trường lại chọn phương án xét tuyển kết hợp thi tuyển, phỏng vấn… phương án tuyển sinh mới, khiến nhiều học sinh lúng túng.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT lưu ý: “Các trường đại học vùng như: Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên, Đại học Đồng Tháp, Đại học Vinh… đăng ký tuyển sinh theo phương án “3 chung”, nhưng có một số ngành tuyển sinh riêng. Những trường khác đã đăng ký tuyển sinh riêng với Bộ hoặc có trường tới 75% chỉ tiêu tuyển sinh “3 chung”, còn lại là xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT hay xét kết quả thi tốt nghiệp”.
Theo ông Trinh, năm nay với những đổi mới trong tuyển sinh, đặc biệt là các trường tuyển sinh riêng, thí sinh cũng cần cân nhắc hơn, nhiều thí sinh nộp hồ sơ mà vẫn chưa nắm vững thông tin trường mình định thi, nên thầy cô giáo, cán bộ thu hồ sơ phải hướng dẫn các em về tìm hiểu kỹ thông tin về trường dự định thi.
Trên thực tế, thí sinh khá bối rối khi làm hồ sơ đăng ký dự thi. Do đó, thí sinh cần tìm hiểu về trường, ngành học mình ứng thí, ngành xét tuyển, ngành thi theo phương án “3 chung”. Các em cần cập nhật thông tin thường xuyên trên website của trường định dự thi.
Theo TNO
Thi ĐH CĐ: Chọn ngành sao cho đúng
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, trước khi đặt bút đăng ký hồ sơ thi ĐH - CĐ, thí sinh cần có sự hiểu biết kỹ lưỡng về ngành học của mình cũng như nhu cầu nhân lực của thị trường lao động
Tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm 60%
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TP.HCM, hiện nay "hầu hết các em học sinh, khi chọn ngành học cho mình đều hết sức cảm tính, có em thì chọn theo sở thích chứ không chú ý đến năng lực bản thân, một số nghe theo cha mẹ, một số chọn bừa, thậm chí có em còn đăng ký thi theo bạn để nếu thi đậu thì học cùng cho vui".
Theo nhiều khảo sát của trung tâm, hiện tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học chiếm khoảng 60% tổng số sinh viên, học viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề. Chỉ có 5% sinh viên, học viên có hiểu biết, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề mà bản thân mình chọn học.
Tại Tp.HCM có khoảng 80% sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm. 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc. Trong tổng số tìm được việc làm chỉ có 50% là có việc làm phù hợp với năng lực và phát triển. Đây có thể xem là một hệ quả tất yếu của việc chọn ngành nghề để học không phù hợp với năng lực bản thân cũng như bắt kịp xu hướng lao động của thị trường.
Thí sinh tham dự kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 (Ảnh: Hồng Phú)
Theo kết quả dự báo nguồn nhân lực có trình độ tại TP.HCM trong giai đoạn 2014 - 2015, xu hướng đến 2020 -2025, mỗi năm, TP.HCM có thêm khoảng 270.000 chỗ làm mới. Trong đó, lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 31%, tương đương với 89.000 lao động.
Cụ thể: Nhóm 4 ngành công nghiệp trọng điểm của TP như: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất... cần khoảng 45.900 lao động mỗi năm.
Nhóm 9 ngành dịch vụ như: tài chính - ngân hàng, giáo dục, du lịch, bưu chính viễn thông ... có thêm 97.200 việc làm mới mỗi năm.
Các ngành nghề khác như: Marketing, dịch vụ - phục vụ, quản lý hành chính, khoa học xã hội & nhân văn cần thêm 126.900 lao động mỗi năm.
Về nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo phân theo nhóm ngành, đứng đầu vẫn là các ngành về kỹ thuật công nghệ với 70.875 chỗ làm mới/ năm. Tiếp theo là nhóm ngành về kinh tế - tài chính - ngân hàng - pháp luật - hành chính với 66.825 chỗ làm mới/ năm. Đứng thứ 3 với 16.200 chỗ làm mới/ năm là nhóm ngành về khoa học xã hội - nhân văn - du lịch.
Cần lựa chọn đúng
Ông Tuấn cho rằng, trên thực tế, lựa chọn nghề nghiệp là một quá trình mà học sinh THPT cần sớm chuẩn bị. Chọn nghề để học là một quá trình gồm nhiều bước, liên quan đến khả năng học tập, sở trường, sở thích của bản thân...
Để tránh sự định hướng sai trong việc chọn nghề, theo các chuyên gia hướng nghiệp, học sinh phải xác định được sở thích và thế mạnh của mình, hãy tự đặt và trả lời hai câu hỏi sau:
Trong cuộc sống, những công việc nào mà bạn thích làm nhất?
Và bạn thường làm những công việc nào tốt hơn người khác?
Hãy liệt kê càng nhiều việc càng tốt, dù đó có thể là những công việc nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày. Sau khi chọn ra đáp án chung cho cả hai câu hỏi trên, học sinh đã xác định được mình thích và làm tốt được việc gì.
Để không phải lúng túng và có sự đầu tư tốt cho nghề nghiệp trong tương lai, học sinh cũng cần tìm hiểu để có những hiểu biết nhất định về thị trường lao động, về nhu cầu, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo, tuyển dụng....
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chia sẻ thêm: "Nếu các bạn vẫn còn cảm thấy mơ hồ về ngành học mình lựa chọn, thì nên tìm đến các chuyên gia tư vấn, tổ chức hỗ trợ học sinh sinh viên, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm... để có thêm thông tin. Tuy nhiên, những tư vấn từ các nguồn trên chỉ là kênh tham khảo, chính học sinh phải xác định sở thích, năng lực, sở trường và tâm huyết của bản thân mình".
Theo 24h
Địa lý là ngành học thú vị nhất Một số người cho rằng học địa lý chỉ là xem bản đồ, đồi núi, sông ngòi... chỉ cần học qua để biết. Nhưng thực tế là, không môn nào thú vị bằng địa lý. Ngay cả danh hài nổi tiếng Michael Palin cũng nói rằng: "Sinh viên ngành địa lý là những người nắm giữ chìa khóa về mọi vấn đề trên...