Sợ trộm, SV “gửi” tài sản ở… tiệm cầm đồ
Vê quê đon têt không biết gưi đô ơ đâu. Đó là nôi lo lắng của sô đông sinh viên, lao động ngoai tinh trươc ngay rơi TP.HCM vê quê đon têt cung gia đinh.
Ai cũng lo
Hoàng Thanh, sinh viên Đai hoc (ĐH) Ngân hàng TP.HCM, quê ở Bình Định, nhớ lại: “Tết năm ngoái, trước khi về quê, mình trùm mền cho dàn máy vi tính và tivi thật kỹ để tránh bụi. Lúc về quê ăn têt, minh đa đóng chốt va khóa cửa rất cẩn thận, thê ma sau têt vao lai thi chẳng thấy chúng đâu, phòng tro bị lục tung, nhưng gì đáng giá đều mất”.
Không chỉ riêng giới SV, nhiều công nhân cũng không yên tâm về quê đón tết bơi ai cũng sợ mất tài sản, vật dụng cần thiết khi để lại phòng trọ. “Du nôi, chao, bàn ủi hay tivi không đắt giá lắm nhưng lại là những vật dụng cần thiết. Nếu mất thì phải tốn khoản tiên mua lại, trị giá cũng gần bằng môt thang lương chứ không ít”, anh Hoàng, một công nhân may lo lắng noi. Hiện nay có không ít thông tin nhận giữ đồ cho SV, công nhân về quê ăn Tết được đăng tải trên các trang rao vặt, va thâm chi co quang cao con khăng đinh nhận giữ bất cứ tài sản nào. Tuy nhiên, cac ban SV va công nhân cần phải thận trọng tìm hiểu kỹ về người nhận giữ thuê, đề phòng trường hợp đây chỉ là hình thức lừa đảo bơi ho là những người thuê phòng binh thương. Khi co trong tay môt lương đô “giư hô” nhât đinh, ho se chuyển sang chô ơ mơi… thi “khi đo co tim đăng trơi cung không ra”.
Đây là tình huống mà nhiều SV từng gặp phải sau mỗi kỳ về quê ăn tết. Chính vì thế, vào thời điểm này, trên diên đan cua nhiêu trường ĐH, giơi SV xôn xao với nỗi lo như “Sinh viên về tết thi biêt gửi đồ ở đâu?” hay “Về tết, biết gửi xe ở đâu bây giơ?”.
“Năm trước em ở ký túc xá (KTX) dưới làng đại học nên không phải lo nghĩ chuyên mất tài sản cá nhân bởi để lại KTX rât an toàn. Nhưng năm nay, em ra ngoài thuê phòng, lại từng nghe nhiều vụ mất trộm trong nhưng ngày tết nên không thể không lo lắng”, ban Huynh An, SV ĐH Khoa hoc Xã hôi va Nhân văn TP.HCM, tâm sự.
Con theo ban Văn Toàn (ĐH Bách khoa TP.HCM) thì chỉ có những SV ở KTX mới đỡ lo nghĩ về vấn đề này, còn hầu hết SV đều phải đau đầu suy nghĩ, rồi nháo nhác tìm nơi gửi đồ.
“Bình thường, quanh năm các khu trọ đông đúc thế mà vẫn bị trộm bẻ khóa, dùng mọi cách để vào lây trôm thi huông chi la vao nhưng ngay têt khi cac day phong tro thương trông văng. Hơn nữa, các dãy phòng trọ thường nằm riêng biệt với gia đình cua chủ nhà nên không có ai để ý giúp, việc bị trộm lẻn vào nhà đê ăn cắp đô là hoan toan có thể xảy ra”, Toan nhin nhân.
Tuy nhiên, vơi nhưng SV ơ tro chung nha vơi chủ, dip têt nay, môt sô chu nha vân thông bao “SV cùng ở trọ phải tự bảo quản đồ đạc, tài sản cá nhân. Nếu có mất mát sẽ không chịu trách nhiệm…”.
Do đo, co le, nhiêu sinh viên trong hoan canh nay cung đang tìm hỏi mọi người những nơi có thể gửi đồ trươc khi vê quê đon têt.
“Đây cũng là nỗi niềm không của riêng SV nào”, Huỳnh An cho biết.
Video đang HOT
Không nên gửi… tiệm cầm đồ
Thời điểm này, trên nhiều diễn đàn SV, các dịch vụ cầm đồ đã đăng tin “Giúp SV giải quyết được nỗi băn khoăn không thể tìm được nơi gửi xe dài ngày trong khi về quê ăn tết”.
Những thông tin tương tự cung xuất hiện khá nhiều trên những trang rao vặt… và không ít SV quyết định gửi vât dung vào tiêm cầm đồ để có thể yên tâm về tài sản của mình.
Tuy nhiên, theo Vũ Toàn, SV ĐH Công nghiệp TP.HCM thì cực chẳng đã mới chọn cách này chứ theo mình thi không nên, bởi ngoài việc phải trả lãi suất thì nguy cơ bị tráo đồ, luộc đồ là rất cao.
Toàn kể lai, tết năm trước từng gửi xe máy vào tiệm cầm đồ, nhưng sau tết, lúc đi bảo hành mới ngỡ ngàng khi biêt “xe mình của hãng này nhưng nhiều bộ phận lại của hãng khác”.
Ngoài ra, một bất lợi khác mà SV gặp phải là hầu hết tiêm cầm đồ không nhận “giư hô” nhưng vật dụng quan trọng với đời sống SV như xe đap, tivi, may giăt, ban ui…
Cung theo Vũ Toàn, với máy tính xách tay hay những tài sản giá trị nhưng có kích thước nhỏ thi cac ban SV nên mang theo vê nha khi nghi têt.
Đươc biêt, hiên co không it cac ban SV quê ơ Cà Mau, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Bình Thuận… dù đường xa nhưng vân quyết định chạy xe máy về quê trong dip têt nay để khoi âu lo viêc mất mát khi đê nhưng tai san nay lai phong tro.
Theo TNO
Cận Tết, sinh viên đổ xô cắm thẻ, cầm đồ
Càng gần dịp cuối năm, hoạt động của những hiệu cầm đồ vây quanh các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội lại được dịp "nóng" hơn bao giờ hết. Với không ít sinh viên, chuyện cầm đồ dường như đã trở thành "chuyện cơm bữa".
"Cơn lốc" cắm thẻ sinh viên
Ở khu vực gần các trường CĐ, ĐH, ký túc xá, khu trọ sinh viên... luôn có tới không dưới chục quán cầm đồ, cắm thẻ sẵn sàng phục vụ sinh viên. Đủ thứ trên đời từ máy tính, máy ảnh, xe máy, điện thoại đến xe đạp, đồng hồ đeo tay... được đem ra ngã giá. Tình trạng cắm thẻ sinh viên ở đây diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, tùy thuộc vào "đẳng cấp" của từng trường sinh viên theo học mà "hàng" có giá trị khác nhau. Cũng từ đây, các "đại bản doanh" cầm đồ của sinh viên được hình thành.
Cầm đồ - cách vay tiền nhanh chóng với "thủ tục" đơn giản đang "hút" nhiều sinh viên.
Có những quán hoạt động không chuyên, núp bóng dưới hình thức là những quán hàng nước ven cổng trường nhưng "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu" những sinh viên cần tiền. Chiếm đa số là những quán hoạt động chuyên nghiệp với biển hiệu cầm đồ công khai.
"Ở đây chuyện cắm kí là bình thường ấy mà anh, ra khỏi nhà thì quán cầm đồ, cho vay nặng lãi đã đập vào mắt mình rồi. Càng về những phía có nhiều sinh viên thuê trọ thì càng nhiều quán ấy anh ạ". Văn Tùng (sinh viên Đại học Kiến Trúc ) chia sẻ.
Theo chủ một cửa tiệm thì hiệu cầm đồ "vào mùa" ở những thời điểm như sắp kết thúc học kì, mùa bóng đá, Tết nhất nhậu nhẹt vui chơi nhiều và đối tượng đến cầm đồ đông nhất chính là sinh viên. Các hiệu cầm đồ đã tính toán kỹ lưỡng, họ chỉ "ưu tiên" học sinh, sinh viên bởi lẽ những đối tượng này còn có "tóc mà nắm", chứ không chấp nhận cầm giấy tờ cá nhân của những người lao động tự do.
Lãi suất cho mỗi ngày cắm thẻ thường là 1%/ngày. Nếu quá hạn mà không thấy "khổ chủ" đến trả lãi thì sẽ có tên "danh dự" trong sổ đen gửi về phòng đào tạo của trường để nhắc nhở.
Giấy cho vay tiền đã được in sẵn, đóng thành tập và chỉ cần ghi vài dòng cần thiết là xong thủ tục.
Thuyết ( Sinh viên ĐH Mỏ - Địa chất) là một "chuyên gia" "cắm" thẻ cho biết: "Sở dĩ các cửa hàng cầm đồ thích nhận thẻ sinh viên bởi tấm thẻ này rất quan trọng. Không có nó, sinh viên không thể đi thi hoặc xin bất cứ giấy tờ nào của nhà trường. Hơn nữa, nếu quá hạn mà sinh viên vẫn chưa đến trả lãi, người của các hàng cầm đồ sẽ theo tên lớp trên thẻ để đến đòi hoặc báo với Ban Giám hiệu. Nếu đặt xe máy hay ti vi thì còn có thể "bùng", còn nếu đã đặt thẻ, sinh viên chỉ còn có nước nghỉ học khi không "xoay" đủ tiền".
Xung quanh các trường học, KTX, hiệu cầm đồ nhan nhản, nhất là ở khu vực nào có nhiều sinh viên nam thì hiệu cầm đồ càng nhiều. Nhộn nhịp nhất phải kể đến "phố cầm đồ" nơi mà những trí thức trẻ ở đây hay "viếng thăm" khi bị "viêm màng túi" trên đường Láng và Bạch Mai. Tính sơ sơ, dọc hai tuyến phố này có đến hàng chục cửa hiệu trưng biển nhận cầm đồ. Đồ đạc được chuyển đến đây tấp nập không khác gì chuyển đồ đến nhà mới.
Trai đi "cắm" thì gái cũng đi "cắm"
Cứ hết tiền là nghĩ đến chuyện cầm đồ và đây không còn là "đặc quyền" của cánh nam sinh vì nữ sinh vào hiệu cầm đồ cũng "chuyên nghiệp" chẳng kém!
Hằng, sinh viên một trường cao đẳng theo bạn trai vào một hiệu cầm đồ cho biết: "Thẻ sinh viên, chứng minh của em cầm được cao hơn người yêu em, vì em là con gái, dễ gây được lòng tin". Tôi nhìn Hằng ký vào giấy cầm đồ với 2 thứ giấy tờ trên để lấy 500.000đ mà thấy chạnh lòng, thân gái lúc khó khăn cũng phải vào nơi "nhạy cảm" thế này đây. Chủ hiệu cầm đồ cầm một xấp giấy tờ cho chúng tôi xem và nói: "Mới một ngày đã nhận gần trăm cái giấy tờ của sinh viên rồi".
Liệu những tấm biển này có tác dụng....
Chuyện nữ sinh đi cắm đồ giờ đây không còn là chuyện hiếm. Thủy, quê ở Nghệ An, nữ sinh một trường ĐH đã từng kể lể với tôi: "Lúc đầu nghĩ chuyện cầm đồ cũng xấu xa lắm nhưng thấy các đàn chị trong phòng vẫn mang đồ đi cắm như bình thường. Lâu dần, thành ra thiếu tiền lại mang đồ ra hiệu cắm".
"Tết năm ngoái "cháy túi" lại phải mua vé tàu chợ đen về quê nên còn cái di động cũng mang đi cắm nốt"- Thủy cho biết thêm.
Số nữ sinh cắm thẻ không nhiều mà đại đa số họ trở thành nạn nhân "dịch" cắm thẻ của bạn trai. Nga, sinh viên ĐH Thương Mại kể: "Từ ngày đi học đến nay, em chưa lần nào được sử dụng thẻ sinh viên của mình vì 8 lần cho bạn mượn để cầm đồ (4 lần cho ông anh họ và 4 lần cho bạn trai cùng lớp mượn). Không ít lần, do nhà trường kiểm tra đột xuất, em phải bấm bụng lấy tiền của mình đến chuộc thẻ".
Cặp Tùng - Thảo yêu nhau. Thảo yêu cả căn "bệnh cắm thẻ" của người mình yêu. Biết Tùng đánh lô đề hết số tiền cắm thẻ sinh viên, Thảo đã không can ngăn, còn chấp nhận cho người yêu lấy thẻ của mình gửi vào hiệu cầm đồ thế chấp.
Càng thua, càng "khát", Tùng liền nỉ non Thảo mượn thẻ bạn cùng lớp để cắm tiếp. Cho đến khi bị thua quá đậm, Tùng đành bỏ trốn vào Nam, để lại sau lưng sự nghiệp và cô người yêu từng "chia sẻ hoạn nạn".
Thẻ sinh viên hay "thẻ rút tiền"
Mỗi lần đặt thẻ, sinh viên có thể lấy được từ 200 nghìn cho đến 1 triệu đồng. Chỉ có những sinh viên quen biết, đã từng dẫn khách cho cửa hàng mới có thể lấy được nhiều hơn. Sinh viên khi đã đặt thẻ phải thanh toán tiền lãi cho cửa hàng mỗi tháng một lần. Sinh viên phải ghi đầy đủ họ tên, lớp, trường, số điện thoại... vào sổ của cửa hàng. Những "trung tâm đặt thẻ" mà sinh viên Hà Nội biết đến nhiều nhất là các khu: ĐH Mỏ, ĐH Xây dựng, ĐH Giao thông Vận tải... Mỗi cửa hàng cầm đồ ở đây đều có vài ba hộp để phân loại thẻ sinh viên từng trường. Càng là thẻ sinh viên của các trường nổi tiếng thì càng vay được nhiều tiền.
Trung, từng là sinh viên của một trường cao đẳng có tiếng ở Hà Nội. Vì ham mê cờ bạc, đặc biệt là cá độ bóng đá, Trung còn mượn cả thẻ sinh viên, bằng lái xe, chứng minh thư của các bạn trong lớp đem "đặt" lấy tiền. Đến kỳ thi, mọi người đòi thẻ, Trung lại đi mượn thẻ của bạn mình là sinh viên trường khác, đem "cầm" lấy số tiền lớn hơn để chuộc thẻ trả cho mọi người. Cứ như thế, chàng sinh viên này ngập trong cái vòng "cắm", "nhổ" thẻ. Bạn bè xa lánh, số tiền nợ lãi ngày càng nhiều. Cuối cùng, Trung phải bỏ học về quê trốn nợ.
Hầu hết các sinh viên "cắm" thẻ là do cần tiền phục vụ cho các cuộc ăn chơi, lô đề, cá độ bóng đá... Nhiều sinh viên mới vào trường được các đàn anh, đàn chị khóa trên "truyền thụ kinh nghiệm". Khi thiếu thốn, họ đem thẻ ra "cắm" thử. Có được tiền một cách dễ dàng, lâu dần thành quen, cứ thiếu tiền là họ lại đem thẻ sinh viên của mình ra để "cắm".
Chỉ cần đem thẻ sinh viên, bằng tốt nghiệp ra "cắm" là có thể dễ dàng vay được vài triệu đến vài chục triệu đồng, tất nhiên phải chịu mức lãi suất "cắt cổ" nên sinh viên đã sa chân vào cảnh nợ nần, dở dang sự nghiệp học hành...! Họ chỉ còn biết tìm cách mà xoay đủ tiền cả gốc lẫn lãi một cách nhanh nhất để chuộc lại tấm thẻ kia. Nhưng rồi "ngựa quen đường cũ", còn có biết bao nhiêu sinh viên như Trung, vì chơi bời mà "cắm" thẻ sinh viên, nợ nần chồng chất buộc phải trốn nợ hoặc bị nhà trường kỷ luật, đuổi học.
Đối với không ít sinh viên thì việc cắm thẻ lấy tiền ăn chơi đã là chuyện thường ngày ở huyện. Nhiều người còn nói đùa chưa cắm thẻ chưa phải là sinh viên.
Theo VietNamNet
Hai tên cướp bị bắt tại tiệm cầm đồ Thành và Tuấn giật điện thoại của cô gái đi đường, phi ngay xe đến tiệm cầm đồ để tiêu thụ song đã bị cảnh sát ập đến bắt giữ. Ngày 27/7, tại Công an quận Hồng Bàng (Hải Phòng), Trần Ngọc Tuấn và Phan Trọng Thành (cùng 24 tuổi) thừa nhận đã gây ra trên 20 vụ cướp giật tại khu vực...