Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo 5 tuổi không quá 35
Đây là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư ban hành Điều lệ Trường mầm non. Dự thảo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến góp ý của nhân dân.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo, trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo. Đối với nhóm trẻ: Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ.
Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau: Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi 15 trẻ; nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi 20 trẻ; nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi 25 trẻ.
Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau: Lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi 25 trẻ; lớp mẫu giáo 4-5 tuổi 30 trẻ; lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi 35 trẻ.
Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 2 trẻ khuyết tật học hòa nhập. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành.
Về đánh giá kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dự thảo quy định:Kiểm tra sức khỏe trẻ em, tối thiểu một lần trong một năm học.Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em trên các biểu đồ tăng trưởng: Trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên 3 tháng một lần.
Dự thảo quy định trình độ chuẩn được đào tạo và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên như sau: Giáo viên mầm non có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non. Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên được nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định. Hằng năm, giáo viên tự đánh giá và được nhà trường đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
Hành vi, ngôn ngữ, ứng xử, của giáo viên và nhân viên thân thiện, yêu thương, tôn trọng đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.Trang phục của giáo viên và nhân viên phù hợp, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Các hành vi giáo viên không được làm là: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em; xuyên tạc nội dung giáo dục; tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đối xử không công bằng đối với trẻ em; ép buộc trẻ học thêm để thu tiền; bớt xén khẩu phần ăn của trẻ em; làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Phòng GD-ĐT các quận, huyện có quyền quyết định cho học sinh nghỉ học?
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số phòng giáo dục ở TP.HCM đã ra thông báo yêu cầu các trường mầm non ngưng nhận giữ trẻ. Vậy các phòng giáo dục có quyền cho học sinh nghỉ học?
Học sinh mầm non vẫn tiếp tục đi học bình thường, tuy nhiên các em sẽ được kiểm tra thân nhiệt, khử khuẩn tay trước khi vào lớp - NGUYỄN LOAN
Trước thông tin Phòng GD-ĐT quận 7, 8 và Bình Thạnh (TP.HCM) đã ra văn bản yêu cầu các trường mầm non công lập, ngoài công lập, các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tạm ngưng nhận giữ trẻ để phòng bệnh Covid-19, bà Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng các phòng có "hơi nóng vội" khi ra quyết định cho học sinh nghỉ học.
Chỉ có UBND thành phố mới được quyết định
"Hôm qua chúng tôi đã làm việc với trưởng phòng các quận này. Nói chung các thầy, cô cũng lo lắng trước tình hình mới của dịch bệnh, nhưng ở cấp phòng giáo dục thì không có quyền quyết định việc này. Tôi cũng rất thông cảm với các thầy cô và đã yêu cầu các phòng thu hồi văn bản", bà Lương Thị Hồng Điệp nói.
Theo bà Điệp, tất cả các quyết định liên quan đến việc học sinh nghỉ học, hay các trường tạm ngưng hoạt động đều tác động, ảnh hưởng đến rất nhiều người nên Sở GD-ĐT TP.HCM phải cân nhắc rất kỹ để tham mưu cho UBND TP.HCM. Chỉ UBND thành phố mới có quyền ra quyết định, sau đó hướng dẫn, chỉ đạo Sở GD-ĐT và các Ban chỉ đạo quận, huyện thực hiện.
Từ chỉ đạo của UBND thành phố, Sở sẽ có văn bản hướng dẫn các phòng giáo dục thực hiện. Lúc đó, phòng giáo dục mới dựa trên văn bản của Sở và hướng dẫn từ UBND quận để triển khai đến các trường.
"Vì mỗi quyết định nghỉ học, hay tạm đóng cửa trường học liên quan đến rất nhiều đối tượng. Dù đang thời gian nghỉ hè nhưng số lượng học sinh mầm non đi học rất lớn, nhiều gia đình họ vẫn phải mưu sinh và có nhu cầu gửi con nên không thể dễ dàng đưa ra bất kỳ quyết định nào", bà Điệp cho biết thêm.
Hiện Sở GD-ĐT TP.HCM đã có công văn hướng dẫn các trường thực hiện các biện pháp phòng bệnh, đảm bảo an toàn trong môi trường trường học, từ việc đo thân nhiệt, vệ sinh, khai báo y tế, đeo khẩu trang...
Trước đó, trong ngày 30.7, nhiều trường mầm non ở quận 7 nhận được thông báo về việc ngưng nhận giữ trẻ mầm non từ ngày 3.8 từ phía phòng giáo dục. Sau đó, trong ngày 31.7, quận 8 và quận Bình Thạnh cũng ra văn bản tương tự, yêu cầu các trường mầm non, các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tạm ngưng nhận giữa trẻ từ ngày 1.8.
Tuy nhiên, sau đó các văn bản này đều đã được các phòng giáo dục thu hồi lại.
Hiện các cấp học ở TP.HCM từ bậc tiểu học đến THPT đã kết thúc năm học từ ngày 15.7, học sinh đang trong giai đoạn nghỉ hè. Riêng bậc mầm non, hầu hết các trường và nhóm trẻ đang tổ chức hoạt động hè, giữ trẻ theo nhu cầu của phụ huynh từ ngày 16.7 đến ngày 21.8.
Theo bà Lương Thị Hồng Điệp hiện toàn thành phố có hơn 170.000 học sinh mầm non đang học hè.
Tình hình Covid-19 tại Việt Nam sáng 1.8: Thêm 12 bệnh nhân mới ở Đà Nẵng
Đáp ứng yêu cầu đổi mới và phù hợp với Luật Giáo dục năm 2019 Tiểu ban Giáo dục phổ thông của Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực đã tổ chức phiên họp với chủ đề "Định hướng mục tiêu và giải pháp cho giáo dục phổ thông trong chiến lược giáo dục giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045". Theo đó, giáo dục phổ thông những năm qua đã đạt được nhiều...