Số trẻ mắc hô hấp tăng: Ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục
Số lượng trẻ nhập viện do các bệnh lý hô hấp tăng, ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân, các cơ sở giáo dục chủ động trong công tác phòng, chống.
Ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân, các cơ sở giáo dục chủ động trong công tác phòng, chống bệnh.
Theo ghi nhận tại một số bệnh viện nhi trên địa bàn TPHCM, số lượng trẻ nhập viện do các bệnh lý hô hấp tăng trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12, ngành y tế TPHCM khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục chủ động trong công tác phòng, chống bệnh cho trẻ.
Gia tăng mắc bệnh hô hấp phổ biến hàng năm
Theo thống kê từ Bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy số lượng trẻ em nhập viện do các bệnh lý hô hấp trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm đều có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các siêu vi thông thường như Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp (RSV), Adeno, cúm mùa… Các bệnh hô hấp thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút và vi khuẩn phát triển.
Theo số liệu thống kê, năm 2024, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận số lượng bệnh nhân mắc bệnh hô hấp tương đương với cùng kỳ năm 2023 và các năm trước đó. Cụ thể, tính đến ngày 6/10/2024, số bệnh nhân viêm tiểu phế quản ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 1 là 4.693 ca (tương đương 129% so với cùng kỳ năm 2023), số bệnh nhân viêm phổi là 8.176 ca (tương đương 90,8% so với cùng kỳ năm 2023). So sánh trong vòng 5 năm từ 2019 – 2024, số lượng bệnh nhân hô hấp năm 2024 vẫn duy trì ở mức ổn định, với số ca viêm tiểu phế quản dao động khoảng 5.000 ca/năm và viêm phổi dao động khoảng 10.000 ca/năm.
Hàng năm, các bệnh lý hô hấp tăng trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12.
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh nhi chủ yếu nhập viện ở ở mức độ trung bình nặng với các triệu chứng như ho, sốt, khó thở… Phần lớn các bệnh nhi bị viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
BS.CKII Nguyễn Hoàng Phong – Trưởng khoa Hô hấp 1 – Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết, hiện tượng tăng số ca bệnh viêm hô hấp trong những tháng gần đây tại các bệnh viện nhi của TPHCM là hiện tượng tăng theo chu kỳ hàng năm của các bệnh phổ biến ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh chủ yếu vẫn là các loại vi-rút thường gặp, trong đó vi-rút cúm – là một loại vi-rút đã có vắc xin dự phòng. Nhiều phụ huynh thường bỏ qua những triệu chứng ban đầu cảnh báo bệnh như sổ mũi, ho, chảy mũi… khiến trẻ nhập viện muộn, gây khó khăn cho quá trình điều trị, nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm.
“Khi trẻ xuất hiện những triệu chứng như ho, sổ mũi, sốt, ho đàm, nghẹt mũi… phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được các bác sĩ thăm khám. Đặc biệt, khi trẻ có những dấu hiệu: Khó thở, thở nhanh, sốt cao khó hạ… cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được hỗ trợ kịp thời”, BS Phong nhấn mạnh.
Tăng cường phòng chống lây lan ở môi trường giáo dục
Video đang HOT
Vào thời điểm giao mùa và đặc biệt là khi bước vào mùa tựu trường, tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em thường có xu hướng tăng cao do các yếu tố thời tiết biến động và sự lây lan của bệnh trong môi trường lớp học. Để phòng ngừa và hạn chế sự gia tăng của các bệnh lý hô hấp trong giai đoạn này, ngành y tế khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học: Các cơ sở giáo dục, trường học, nhà trẻ, mẫu giáo cần thường xuyên vệ sinh lớp học và giữ thông thoáng lớp.
Đồng thời, tăng cường theo dõi sức khỏe của trẻ: Các cơ sở giáo dục cần theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện sớm các trường hợp có triệu chứng sốt, ho, sổ mũi để thông báo kịp thời cho cơ sở y tế. Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để phòng chống dịch bệnh.
Phần lớn các bệnh nhi bị viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt: Trẻ cần được rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch. Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Tiêm chủng đầy đủ: Phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế. Việc tiêm chủng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Để giải quyết tình trạng quá tải, ngành y tế TPHCM tăng cường công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đồng thời rà soát đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, thiết bị, nhân lực… đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch, sẵn sàng điều trị cho các bệnh nhân hô hấp gia tăng sắp tới.
Hệ thống giám sát ca bệnh viêm hô hấp của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố cũng ghi nhận: trung bình mỗi tuần toàn Thành phố có khoảng 17.000 ca bệnh viêm hô hấp cấp tính; diễn tiến dao động theo mùa, những tuần có số ca viêm hô hấp thấp nhất trong khoảng thời gian tháng 2 – tháng 3 và tuần số ca bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 với hơn 20.000 ca/tuần. Số ca bệnh là trẻ em chiếm khoảng 60% tổng số ca mắc toàn thành phố và có diễn tiến tương tự.
Nhập viện ngay nếu có biểu hiện này của cúm mùa
Tôi và con gái 5 tuổi đang mắc cúm mùa. Xin hỏi tôi cần theo dõi dấu hiệu nào để biết bệnh chuyển nặng và nhập viện kịp thời?
Tôi và con gái 5 tuổi đang mắc cúm mùa. Xin hỏi tôi cần theo dõi dấu hiệu nào để biết bệnh chuyển nặng và nhập viện kịp thời?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Bất cứ ai cũng có thể bị cúm mùa, ngay cả những người khỏe mạnh và các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cúm có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ thể và mệt mỏi.
Hầu hết người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới 2 tuần, nhưng một số người sẽ bị các biến chứng (chẳng hạn viêm phổi) do cúm, một số biến chứng có thể đe dọa tính mạng và dẫn đến tử vong. Những trường hợp này bao gồm:
Người từ 65 tuổi trở lên
Người ở mọi lứa tuổi mắc một số bệnh mạn tính (như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim)
Phụ nữ mang thai
Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi.
Những người bị cúm mùa gặp phải những dấu hiệu cảnh báo nặng dưới đây nên được chăm sóc y tế ngay lập tức:
- Trẻ nhỏ:
Thở nhanh hoặc khó thở
Môi hoặc mặt tái xanh
Vùng xương sườn co lại theo từng nhịp thở
Đau ngực
Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi)
Có dấu hiệu mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc)
Không tỉnh táo hoặc tương tác khi thức
Co giật
Sốt cao trên 40 độ C không hạ
Trẻ dưới 12 tuần bị sốt, dù nhẹ
Sốt hoặc ho thuyên giảm nhưng sau đó tái phát hoặc nặng hơn
Tình trạng bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn
- Người trưởng thành:
Khó thở hoặc hụt hơi
Đau dai dẳng hoặc áp lực ở ngực hoặc bụng
Chóng mặt dai dẳng, lú lẫn, không thể tỉnh táo
Co giật
Không đi tiểu
Đau cơ nghiêm trọng
Sốt hoặc ho thuyên giảm nhưng sau đó tái phát hoặc nặng hơn
Tình trạng bệnh mạn tính trở nên trầm trọng hơn.
Ngày 3/10, Hải Dương ghi nhận 2 ổ dịch sốt xuất huyết mới, hàng nghìn người đau mắt đỏ Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, ngày 3/10, Hải Dương ghi nhận thêm 18 ca mắc sốt xuất huyết mới và xuất hiện thêm 2 ổ dịch mới tại khu Nhân Đào (thị trấn Nam Sách) và thôn Ngọc Trại, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ). Phun thuốc diệt muỗi để phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở xã An Sơn (Nam...