Số trẻ em phải di tản trên thế giới tăng cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai
Trong báo cáo công bố ngày 17/6, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết tính đến cuối năm 2021 có 36,5 triệu trẻ em trên thế giới đã phải di dời do xung đột, bạo lực và các cuộc khủng hoảng, con số cao nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Người dân chạy khỏi Irpin, phía tây bắc Kiev, Ukraine ngày 8/3/2022 do chiến sự. Ảnh: Getty Images
Theo UNICEF, trong số những trẻ em phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn có 13,7 triệu trẻ em đã được cấp quy chế tị nạn hoặc đang xin tị nạn và gần 22,8 triệu trẻ em phải di tản trong nước do xung đột và bạo lực. Trẻ em phải di dời do thiên tai, khí hậu khắc nghiệt và ô nhiễm môi trường, cũng như những trẻ em phải di dời từ đầu năm 2022 do nhiều nguyên nhân – trong đó có tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, không được đưa vào báo cáo.
UNICEF nhận định, số trẻ em phải di tản gia tăng kỷ lục là hệ quả trực tiếp của các cuộc khủng hoảng đa tầng, bao gồm các cuộc xung đột nghiêm trọng kéo dài ở Afghanistan, CHDC Congo hay Yemen… Tất cả các cuộc xung đột này đều trở nên trầm trọng hơn do tác động tàn phá của tình trạng biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành UNICEF Catherine Russell kêu gọi các chính phủ hành động để ngăn chặn tình trạng trẻ em phải di dời và đảm bảo trẻ em được quyền tiếp cận những dịch vụ quan trọng như giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Bà Russell đồng thời cảnh báo rằng những trẻ em không có người lớn đi cùng hoặc bị tách khỏi người thân đang đối mặt với nguy cơ cao bị buôn bán, bóc lột, bạo lực và lạm dụng. Theo UNICEF, khoảng 28% nạn nhân buôn người trên toàn thế giới là trẻ em.
Nga kiểm soát một căn cứ của Ukraine, phá hủy 158 mục tiêu quân sự
Trong khi Ukraine nói rằng đà tiến công của Nga đang chậm lại đáng kể, Moscow tiếp tục thông báo phá hủy hàng loạt mục tiêu quân sự ở nước này.
Một căn cứ quân sự của Ukraine ở vùng Sumy bị không kích tuần trước (Ảnh: Reuters).
Hãng tin Sputnik dẫn nguồn thạo tin cho biết, quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát một căn cứ mà lực lượng an ninh Ukraine bỏ lại cùng với các trang thiết bị quân sự, xe bọc thép, các tổ hợp pháo, các kho nhiên liệu ở ngoại ô Berdyansk, Đông Nam Ukraine.
Giới chức Ukraine hiện chưa bình luận về thông tin trên. Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, trong vòng 24h qua, lực lượng không quân của Nga đã phá hủy 158 cơ sở quân sự trên lãnh thổ Ukraine.
"Căn cứ không quân Ozerne của Ukraine ở Zhitomir đã bị khống chế vào hôm 7/3 bằng vũ khí chính xác tầm xa. Các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã bắn rơi 2 máy bay chiến đấu MiG-29 và một máy bay Sukhoi Su-27 của Không quân Ukraine", ông Konashenkov nói.
Nga tuyên bố đã phá hủy hầu hết phi đội máy bay chiến đấu của Ukraine. Trong khi đó, Ukraine cho biết, quân đội của nước này đã gây thiệt hại đáng kể cho lực lượng của Nga sau hơn 12 ngày xung đột. Hãng tin Ukrinform dẫn thông báo của Bộ tư lệnh không quân Ukraine cho biết, lực lượng phòng không Ukraine đã bắn rơi tổng cộng 52 máy bay quân sự và 69 trực thăng của Nga kể từ khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự hôm 24/2.
"Chiến sự bước sang ngày thứ 12 và lực lượng phòng không Ukraine vẫn đang đối phó hiệu quả với lực lượng Nga từ trên không. Nhiều tên lửa hành trình do Nga phóng từ nhiều hướng đã không thể đánh trúng mục tiêu vì vấp phải lực lượng phòng không của chúng ta", thông báo cho biết.
Kiev cũng cho biết, mặc dù Nga tiếp tục tấn công vào các mục tiêu khác nhau trên lãnh thổ Ukraine, nhưng đà tiến công của Nga đã giảm đáng kể. Theo Guardian, trong một bài viết đăng tải trên Facebook sáng nay 8/3, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, quân đội Ukraine tiếp tục đáp trả các đợt tấn công của Nga trên khắp đất nước. "Đối phương (Nga) tiếp tục chiến dịch tấn công, nhưng tốc độ tiến công đã giảm đáng kể. Tinh thần của binh sĩ đang đi xuống", thông báo cho hay.
Nga hiện chưa bình luận về những thông tin này mặc dù trước đó giới tình báo phương Tây cho rằng, trong khi đà tiến công của Nga ở miền Nam Ukraine có bước tiến đáng kể, thì có dấu hiệu chững lại ở phía Bắc do vấp phải những thách thức về hậu cần cũng như sự kháng cự của quân đội Ukraine. Các nguồn tin này đánh giá, Nga có thể chuẩn bị cho một đợt tấn công quy mô lớn hơn sau một thời gian bị chững lại và các vòng đàm phán giữa Nga và Ukraine đến nay chưa đạt được tiến triển đáng kể.
Sau vòng đàm phán lần 3 diễn ra hôm 7/3, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lệnh ngừng bắn và mở thêm các hành lang nhân đạo cho phép người dân ở Ukraine sơ tán khỏi Kiev, Chernihiv, Sumy, Kharkov, Mariupol từ 10h sáng nay theo giờ Moscow.
Nga trở thành nước hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt nhất thế giới Nga trở thành quốc gia bị nhận nhiều lệnh trừng phạt nhất thế giới, với 2.778 lệnh mới chỉ trong 2 tuần, do chiến dịch quân sự ở Ukraine. Một góc thủ đô Moscow (Ảnh minh họa: Reuters). Bloomberg đưa tin, Nga trở thành quốc gia bị nhận nhiều lệnh trừng phạt nhiều nhất thế giới, chỉ 2 tuần sau khi Moscow công...