Xe tăng chiến đấu chủ lực mới của Đức có thể vượt mọi đối thủ trên thế giới
Công ty vũ khí Rheinmetall của Đức vừa trình làng một loại xe tăng thế hệ mới, dành cho chiến trường hiện đại.
Đức đã trình làng chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực mới – loại xe tăng mới đầu tiên sau hơn 40 năm. Panther bổ sung một khẩu súng lớn hơn, máy bay không người lái tự sát và một hệ thống mới để đánh bại vũ khí chống tăng tấn công hàng đầu. Ảnh: Getty Images
Hôm 14/6, công ty sản xuất vũ khí có trụ sở tại Dsseldorf, Rheinmetall, đã công bố KF51 Panther tại triển lãm vũ khí Eurosatory của Pháp. Triển lãm được tổ chức hai năm một lần, là nơi giới thiệu các nhà sản xuất vũ khí của Châu Âu quảng cáo thiết bị mới nhất của họ. Rheinmetall đã tiết lộ Panther có họa tiết ngụy trang kỹ thuật số màu xám, đen và vàng neon.
Cái tên Panther đã quá quen thuộc. Xe tăng Panzerkampfwagen V, còn được gọi là “Panther”, được thiết kế vào năm 1942 để đối đầu với xe tăng Nga, bao gồm cả tăng hạng trung T-34. Panther từng là một trong những xe tăng tốt nhất trong chiến tranh, nhưng đã gặp khó khăn nghiêm trọng bởi các vấn đề về cơ khí và độ tin cậy. Panther xuất hiện lần đầu trong Trận Kursk năm 1943, và phục vụ trên cả mặt trận phía Đông và phía Tây, trong đó có trận chiến D-Day và Bulge.
Xe tăng Panther của Đức thời Thế chiến thứ hai.
KF51 là sự kế thừa của Leopard 2, một loại xe tăng cùng thời với M1 Abrams của Mỹ. Leopard 2 ra mắt vào đầu những năm 1980 và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay trong nhiều quân đội trên thế giới. Leopard II đã được nâng cấp đều đặn trong nhiều thập kỷ, với phiên bản mới nhất là Leopard 2A7 của Quân đội Đức. Nhưng đáng tiếc là, giống như nhiều hệ thống được nâng cấp, cuối cùng cũng đến lúc việc tiếp tục thêm những thứ mới vào hệ thống cũ trở nên không hiệu quả Cách duy nhất là phải thiết kế một thứ gì đó hoàn toàn mới.
Panther là loại xe tăng mới đó. Nó dường như sử dụng thiết kế thân cơ bản của Leopard 2, mặc dù hình dạng cho thấy lớp giáp mới dày hơn dọc theo mặt trước và hai bên. Panther vẫn giữ các đường nét của Leopard 2 trên khoang động cơ, nhưng có phần lồi lên rõ rệt. Mặc dù vậy, Panther được cho là vẫn trang bị động cơ 1.100 kilowatt / 1.500 mã lực, cùng công suất của Leopard 2.
Tháp pháo của Panther lớn hơn với các góc nhọn hơn và phần nhô ra lớn hơn nhiều so với khoang động cơ, tháp pháo này vừa để chứa đạn pháo lớn hơn, nặng hơn, vừa đóng vai trò đối trọng với khẩu pháo 130 mm mới. KF51 là xe tăng sản xuất đầu tiên được trang bị pháo chính 130 mm, phá vỡ tiêu chuẩn 120 mm hiện tại. Mặc dù các nước NATO – đặc biệt là Mỹ, Đức và Pháp – đã thử nghiệm khẩu pháo cỡ nòng 130 mm lớn hơn vào những năm 1990, nhưng việc Chiến tranh Lạnh kết thúc và mối quan hệ tương đối tốt đẹp với Nga khiến cỡ đó trở nên không cần thiết.
Loại pháo mới, được đặt tên là Hệ thống súng tương lai (FGS), chủ yếu là để đáp lại xe tăng T-14 Armata mới của Nga, ra mắt lần đầu tiên vào năm 2015.
Rheinmetall tuyên bố FGS có “tầm tiêu diệt xa hơn 50%” so với loại 120 mm cũ. Loại pháo mới này là có chiều dài nòng gấp 52 lần đường kính nòng. Nó dài tới 6.760 mm. Nòng súng cũng được lắp một lớp vỏ kiểu thuyết vị lai, nhưng không rõ nó đóng góp như thế nào vào hiệu suất hay hiệu quả của xe tăng.
KF51, giống như Leopard 2, sử dụng bộ nạp đạn tự động cho pháo chính. Điều này đòi hỏi một kíp lái ba người bao gồm chỉ huy xe tăng, pháo thủ và lái xe. (xe tăng M1 Abrams của Mỹ sử dụng người để nạp đạn, thay vì tự động, nên kíp lái gồm 4 người). Tuy nhiên, KF51 vẫn có chỗ cho người lính thứ tư, hoạt động như một chỉ huy hoặc người điều khiển máy bay không người lái.
Xe tăng “Báo đen” mới trang bị máy bay không người lái tấn công tự sát. Ảnh: Getty Images
KF51 được trang bị một súng máy đồng trục 12,7 mm gắn bên cạnh pháo chính. Đây là loại súng lớn hơn và nặng hơn so với súng máy đồng trục trên các xe tăng cũ, thường gắn súng máy 7,62 mm. Súng máy lớn hơn mang lại cho xạ thủ khả năng tấn công các mục tiêu nhẹ nhàng hơn, ít được bảo vệ hơn như xe tải, xe bọc thép hạng nhẹ, pháo binh và bộ binh mà không lãng phí đạn pháo 130 mm vào những mục tiêu bọc thép nhẹ.
Video đang HOT
Panther còn được trang bị một số tính năng mới khác. Xe tăng này bao gồm các camera kỹ thuật số hướng ra bên ngoài, giúp kíp lái có thể quan sát 360 độ mà không để lộ mình trước hỏa lực đối phương. Một khẩu súng máy 7,62 mm thứ hai có thể điều khiển từ xa từ bên trong xe tăng để nhắm mục tiêu máy bay không người lái và mục tiêu mặt đất.
KF51 có thể phóng 4 chiếc drone trinh sát từ tháp pháo, cho phép xe tăng tiến hành trinh sát cục bộ. Một bệ phóng máy bay không người lái được tích hợp trong tháp pháo.
Chiếc KF51 Panther cùng tên với loại xe tăng khét tiếng Đức thời Thế chiến thứ hai. Ảnh: Getty Images
Các vũ khí tấn công xe tăng hàng đầu như NLAW của Thụy Điển và Javelin của Mỹ đã chứng minh được hiệu quả tàn phá khủng khiếp ở Ukraine với vô số xác xe tăng và xe bọc thép bỏ lại. Hầu hết các xe tăng của phương Tây cũng đều dễ bị tổn thương tương tự và hệ thống phòng thủ tấn công hàng đầu của Panther là hệ thống có tiếng đầu tiên dùng để giải quyết các loại vũ khí tấn công hàng đầu. Không rõ hệ thống phòng thủ mới hoạt động như thế nào, trong khi có những tin đồn rằng nó có thể liên quan đến các máy bay không người lái di chuyển để đánh chặn tên lửa và rocket đang bay tới.
Một trong những điều thú vị nhất về KF51 là nó chỉ nặng 59 tấn. Xe tăng này tương đối mảnh mai theo tiêu chuẩn hiện đại và hứa hẹn sẽ nhanh nhẹn, linh hoạt. Phiên bản mới nhất của M1 Abrams nặng 73,6 tấn nhưng không có các tính năng như súng lớn hơn, đạn dược và máy bay không người lái.
Rheinmetall tuyên bố rằng xe tăng Panther sử dụng hệ thống phòng thủ chủ động (hệ thống bảo vệ chủ động bắn hạ tên lửa bay tới), phòng thủ phản ứng và phòng thủ thụ động (lớp giáp bằng thép composite) để bảo vệ chiếc xe tăng. KF51 có thể dựa nhiều hơn vào hệ thống phòng thủ chủ động và phòng thủ phản ứng nhẹ thay vì trang bị phòng thủ thụ động hạng nặng hơn.
Bài học ở Ukraine giúp châu Âu phác thảo thế hệ xe tăng mới
Những xác xe tăng bị thiêu rụi ở Ukraine đã khiến cả thế giới một lần nữa suy ngẫm về phương tiện chiến đấu oai hùng một thời này.
Xác xe tăng và phương tiện quân sự bị phá huỷ ở Bucha, Ukraine ngày 16/5/2022. Ảnh: Reuters
Theo trang Defensenews, màn thể hiện của những chiếc xe tăng Nga ở Ukraine có thể chứng tỏ với thế giới rằng biểu tượng của các cuộc chiến tranh trong quá khứ không còn phù hợp nữa.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo rằng còn quá sớm để loại bỏ xe tăng, chỉ ra rằng Nga đã sử dụng sai mục đích các phương tiện bánh xích của mình và cho rằng chiến tranh cường độ cao trên bộ vẫn đòi hỏi xe tăng cung cấp thiết giáp và hỏa lực.
Giờ đây, một số người đang lo lắng kế hoạch của châu Âu về một loại xe tăng chiến đấu chủ lực chung, có tên Hệ thống Chiến đấu Mặt đất Chủ lực Pháp-Đức với chi phí phát triển ước tính là 1,5 tỷ euro (1,6 tỷ USD), có thể sẽ tiêu tan.
Yohann Michel, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Berlin, cho rằng: "Khi chiến tranh cường độ cao đang diễn ra ở châu Âu, chúng ta không thể đánh mất một chương trình được thiết kế để hỗ trợ sự tồn tại của nền quốc phòng châu Âu".
Thất bại của xe tăng Nga?
Theo những báo cáo của phương Tây, Nga đã mất hơn 600 xe tăng ở Ukraine, sau chưa đầy 3 tháng xung đột.
Một đoạn video do quân đội Ukraine công bố từ tháng 3 cho thấy súng cối và pháo bắn nát một đoàn xe tăng chạy qua Brovary, ngoại ô thủ đô Kiev. Đoạn video có vẻ như thể hiện sự kém hiệu quả của xe tăng, nhưng các chuyên gia quân sự lại đưa ra một kết luận khác. Họ nói rằng đoạn video chỉ cho thấy các xe tăng rõ ràng sẽ dễ bị tổn thương nếu không được bộ binh hỗ trợ để tránh bị phục kích.
"Nếu ở Brovary, một lực lượng bọc thép được huấn luyện tốt của NATO sẽ được hỗ trợ bởi bộ binh để ngăn chặn một cuộc phục kích", Chuẩn tướng quân đội Anh đã nghỉ hưu Ben Barry cho biết. "Xe tăng phải là một phần của đội quân vũ khí phối hợp. Nhưng thay vào đó, xe tăng Nga đã phải chịu tổn thất lớn từ vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo, tên lửa Javelin và thậm chí cả vũ khí chống tăng từ thời Liên Xô".
Ảnh vệ tinh chụp một đoàn xe quân sự Nga ở miền nam Ivankiv, Ukraine, vào ngày 28/2/2022. Nguồn: Maxar Technologies
Nhà phân tích người Mỹ Michael Kofman cho biết hỗ trợ bộ binh đặc biệt cần thiết trong môi trường chiến tranh đô thị. "Quân đội Nga dường như đã cắt giảm đáng kể bộ binh khỏi các đơn vị [xe tăng] của mình, thường chỉ còn 2-3 binh sĩ xuống từ các xe chiến đấu bộ binh. Đây là những vấn đề mang tính cấu trúc", ông Kofman, giám đốc Chương trình Nghiên cứu Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ, cho biết.
Về độ bền của xe tăng, Chuẩn tướng Barry cho rằng xe tăng Nga có lớp giáp mỏng hơn so với các loại xe tăng của phương Tây, và lớp giáp phản ứng nổ của chúng dường như không mang lại nhiều khả năng bảo vệ ở Ukraine.
Sidharth Kaushal, nhà nghiên cứu tại Viện Các lực lượng thống nhất Hoàng gia ở London, giải thích, người Nga có thói quen đặt một hệ thống xử lý đạn tự động, được gọi là máy nạp băng chuyền, ngay bên dưới tháp pháo của xe tăng để tiết kiệm không gian bên trong thân xe. Tuy nhiên, điều này cuối cùng lại gây ra vấn đề.
Ông nói: "Nó cho phép tháp pháo thấp hơn, làm giảm sự cồng kềnh, nhưng điều đó ít có lợi hơn khi bị máy bay không người lái nhắm mục tiêu từ trên cao. Và trong trường hợp đó, vị trí của đạn ở đó đồng nghĩa chúng dễ bắt lửa. Đó là lý do tại sao chúng ta thấy tháp pháo bị nổ tung".
Việc Ukraine sử dụng rộng rãi các máy bay không người lái giá rẻ của Thổ Nhĩ Kỳ đã là một yếu tố thay đổi cuộc chơi, nhưng điều đó không loại bỏ được xe tăng - theo ông Kaushal. "Các đội liên hợp bảo vệ xe tăng phải cung cấp khả năng giám sát, tấn công điện tử và chống lại UAV."
Pierluigi Barberini, một nhà phân tích quốc phòng và an ninh tại tổ chức tư vấn CeSI, cho biết, ngoài việc đối phó với máy bay không người lái, xe tăng Nga cần có khả năng tình báo, giám sát và trinh sát tốt hơn. "Họ dường như thiếu nhận biết về tình huống và không biết kẻ thù đang ở đâu", ông nhận xét.
Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia phương Tây đưa ra dự đoán về sự kết thúc sớm của xe bọc thép. Một số người đã loại bỏ vai trò của xe tăng kể từ khi có tên lửa dẫn đường chống tăng, chẳng hạn như tên lửa Sagger trong Chiến tranh Yom Kippur của giữa khối Arab và Israel năm 1973.
Nhưng ông Kofman tin rằng xe tăng vẫn là nhu cầu thiết yếu của chiến trường. "Chúng rất cần thiết trong chiến tranh đô thị; xe tăng vẫn cung cấp sự kết hợp tốt nhất giữa bảo vệ, hỏa lực và cơ động trên chiến trường", ông nói, "Xe tăng bị coi là lỗi thời sau mỗi cuộc chiến, nhưng bất kỳ phương tiện nào cũng phải đối mặt với những vấn đề mà chúng phải đối mặt".
Xác một chiếc xe tăng nằm bên đường ở Ukraine. Ảnh: Getty Images
Bài học cho châu Âu về thế hệ xe tăng mới
Tướng Barry nhận xét rằng, cuộc chiến Ukraine đã mang lại những bài học mới mẻ cho các nhà thiết kế xe tăng, mà châu Âu có thể đang cân nhắc trong dự án xe tăng chủ lực của mình.
Ông nói: "Bây giờ bạn thực sự cần máy bay không người lái cho tất cả xe tăng và phương cách để ngăn chặn máy bay không người lái của kẻ thù. Vẫn chưa có viên đạn bạc, nhưng việc gây nhiễu - vốn đã chứng tỏ hiệu quả chống lại các thiết bị nổ ngẫu hứng - là một trong những giải pháp, kết hợp với bắn hạ drone. Các nhà thiết kế xe tăng cần tỉnh giấc và nhận ra một thực tế mới".
Ông Barry cũng lưu ý rằng Nga đã không trang bị cho xe tăng của mình hệ thống bảo vệ tích cực - hệ thống có thể bắn vào tên lửa đang bay tới. "Chúng ta cần chú ý hơn đến việc bảo vệ tích cực, như Trophy [do Israel sản xuất], nhưng cũng có các phiên bản nhẹ hơn vì Trophy không thể được sử dụng trên một phương tiện như xe chiến đấu Bradley", viên tướng nói.
ADVERTISING
00:00
Một nhà điều hành ngành công nghiệp vũ khí tác chiến trên bộ của châu Âu cho biết nhiều nhà thầu quốc phòng hiện đang xem xét công nghệ xe tăng không người lái. "Mọi người đều đang làm việc đó, có thể là sử dụng công nghệ ô tô không người lái của Tesla", vị này nói trong điều kiện giấu tên.
Nhưng các nhà phân tích cũng đã cảnh báo rằng sự phức tạp của chiến tranh xe tăng đô thị vẫn cần sự hiện diện của con người do các chướng ngại vật trên mặt đất và khi đối phó với những hành động áp sát của kẻ thù khó hơn nhiều, sẽ rất thách thức với một phương tiện không người lái".
"Ukraine dạy chúng tôi rằng vũ khí hạng nặng là cần thiết trong chiến tranh, và điều đó có nghĩa là xe tăng sẽ đóng một vai trò nào đó", Jean-Pierre Maulny, Phó giám đốc Viện Chiến lược và quan hệ quốc tế (IRIS) của Pháp, đồng thời là điều phối viên khoa học tại Nhóm nghiên cứu châu Âu về ngành công nghiệp vũ khí, cho biết.
Xác xe thiết giáp chở quân và các phương tiện quân sự khác của Nga gần Kiev trong ảnh chụp ngày 29/3. Ảnh: Reuters
Sáng kiến Hệ thống Chiến đấu Mặt đất chủ lực (MGCS) của châu Âu được thiết kế để kết nối các chương trình xe tăng còn lẻ tẻ trên lục địa già. Ra mắt vào năm 2012, chương trình MGCS còn non trẻ đã nhờ tới tập đoàn Rheinmetall của Đức và KNDS, người khổng lồ về chiến tranh trên bộ của châu Âu được thành lập vào năm 2015 khi hợp nhất công ty Đức Krauss-Maffei Wegmann và Nexter của Pháp.
Liên doanh KNDS của Pháp-Đức đã trưng bày một mẫu xe ý tưởng cho Xe tăng Chiến đấu chủ lực mới của châu Âu tại triển lãm Eurosatory 2018 ở Paris. Chương trình này là câu trả lời cho những phàn nàn thường xuyên từ các chính trị gia và giới lãnh đạo ngành rằng châu Âu có 17 chương trình xe tăng - một ví dụ điển hình về cách lãng phí tiền bạc. Hầu như tất cả các quốc gia châu Âu đều vận hành xe tăng. Trong những năm gần đây, Anh đã triển khai các xe tăng Challenger của mình ở Balkan và Iraq.
Vào đầu năm 2020, ngay khi đại dịch COVID-19 bắt đầu quét qua châu Âu, chính phủ Pháp và Đức đã công bố giai đoạn nghiên cứu kéo dài 20 tháng đối với kiến trúc hệ thống của nền tảng xe tăng MGCS. Chương trình là "dự án hàng đầu cho hợp tác Pháp-Đức về bộ binh," theo một tuyên bố của Quân đội Pháp cung cấp cho Defense News.
Nhưng chương trình dường như không được tăng tốc. Điều trớ trêu là nó có thể ngừng hoạt động vì cuộc chiến ở Ukraine, chứ thay vì được xúc tiến bất chấp cuộc xung đột này. Lý do là các quốc gia cảm nhận tình hình bất ổn sẽ tìm cách mua hàng có sẵn nhanh chóng thay vì chờ đợi đến khi các chương trình phát triển chung kéo dài có kết quả.
Hai nguyên nhân khiến ảnh hưởng của Đức bị suy giảm Vai trò của Đức đang suy giảm do bà Angela Merkel nghỉ hưu và thất vọng về các chính sách liên quan đến xung đột tại Ukraine. Thủ tướng Đức. Ảnh: Politico.eu Trong nhiều năm, Đức là nhà lãnh đạo của EU, đặc biệt có tiếng nói và sức ảnh ảnh hưởng với các quốc gia Trung và Đông Âu trong EU, những...